Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
2.2. Các hoạt động phát triển công chúng
2.2.4. Hoạt động truyền thông
Truyền thông có những tác động lớn đến cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Nó đặc biệt có tác dụng hữu hiệu để truyền các thông tin của bảo tàng đến công chúng thông qua các đài phát thanh, báo chí, truyền hình. Quảng cáo trên các radio, trên truyền hình về các hoạt động bảo tàng sẽ nhắc nhở họ về việc đến thăm bảo tàng. Thông qua các chương trình của bảo tàng mà họ được cung cấp, những người bạn bảo tàng hoặc những người muốn tham gia chương trình có thể nắm được thông tin và đăng ký. Các áp phích quảng cáo được treo tại địa điểm quan trọng để từ đó thu hút sự quan tâm của công chúng.
Như đã trình bày thì công tác truyền thông của bảo tàng được manh nha từ năm 2011, nhưng phải đến 2015 mới có quyết định thành lập bộ phận và hiện nay đang trong quá trình xin thành lập phòng truyền thông đối ngoại. Do chưa thành lập phòng độc lập nên cũng là một những điều kiện hạn chế sự phát triển của bộ phận này.
2.2.4.1. Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện truyền thông
Đưa tin trên website Bảo tàng: Bảo tàng hiện nay có website với đại chỉ: www. vnfam.vn. Đây là một trong những kênh truyền thông chính thức của Bảo tàng. Công chúng có thể truy cập các thông tin hoạt động chuyên môn của Bảo tàng như nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, hoạt động giáo dục, công tác tu sửa phục chế, hoạt động đối ngoại…tất cả các sự kiện của bảo tàng đều được cập nhật trên website bảo tàng bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Tại website bảo tàng cũng đưa các thông tin về các bộ sưu tập của bảo tàng cùng một số hình ảnh của các hiện vật tiêu biểu trên hệ thống trưng bày nahừm cung cấp cho khách những hiểu biết ban đầu về bảo tàng. Công chúng còn có thể dễ dàng truy cập giờ mở cửa, giờ đóng cửa, số điện thoại liên hệ, cũng như các thông tin cần thiết khác của bảo tàng. Các trang mạng xã hội hiện bảo tàng cũng có trang Fcaebook nhằm thu hút và dễ dàng quảng bá đến phần lớn số lượng công chúng. Website của Bảo tàng hiện nay là: vnfam.vn.
Bộ phận truyền thông bước đầu thiết lập các quan hệ báo chí, đưa tin các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Bảo tàngtrên website và cung cấp cho các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh của bảo tàng. Các hoạt động đưa tin của Bộ phận truyền thông dựa trên các sự kiện hoạt động của bảo tàng như các trưng bày chuyên đề của Bảo tàng, các sự kiện giáo dục, các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề…Mỗi năm trung bình Bộ phận truyền thông đã cung cấp khoảng gần 30 tin bài xuất hiện trên website bảo tàng và các phương tiện truyền thông khác. Bộ phận cũng đã cung cấp các trang bài và hình ảnh giới thiệu về bảo tàng trên các trang quảng cáo của báo Du lịch và tạp chí Mỹ thuật. Các kênh truyền thông đại chúng của bảo tàng hiện nay khá đa dạng, xuất hiện trên đài phát thanh VOV, đài truyền hình VTV, VTC, báo in và cả báo giấy như báo văn hóa, vnexpress, tạp chí du lịch, tạp chí mỹ thuật, tạp chí Heritage, tạp chí Di sản Văn hóa..v..v. Những nỗ lực đó nhằm quảng bá hình ảnh và hoạt động Bảo tàng đến với công chúng nhiều hơn.
2.2.4.2. Tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động bảo tàng
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Bộ phận Truyền thông.
Và các nhiệm vụ này đã được vào trong trong chiến lược của bảo tàng trong thời gian sắp tới như xây dựng các tờ rơi quảng bá Bảo tàng, xây dựng các nội dung thông tin của Bảo tàng như hệ thống trưng bày, thời gian mở cửa, giá vé, cũng
như các dịch vụ của Bảo tàng nhằm cung cấp cho công ty du lịch lữ hành, các trường học trên địa bàn Hà Nội nhằm tăng thêm lượng khách đến với bảo tàng.
Bảo tàng đang xây dựng các kế hoạch kết nối với các trường học các cấp từ cấp tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; các trường Cao đẳng, đại học.
Đồng thời phối kết hợp với các công ty du lịch xây dựng các sản phẩm tour du lịch hương tới các đối tượng cụ thể để bán sản phẩm.
Bộ phận Truyền thông duy trì các mối quan hệ công chúng, cũng sẽ là đầu mối trong việc liên kết Bảo tàng trong mạng lưới các bảo tàng trong nước, đây cũng là bộ phận được xác định sẽ chịu trách nhiệm làm việc, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, xã hội hóa các hoạt động của bảo tàng.
Quảng bá hình ảnh Bảo tàng thông qua phát tờ rơi, prochue tại các sự kiện như Hội nghị APEC
2.2.4.3. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng
Bộ phận Truyền thông chịu trách nhiệm về việc tổ chức lấy ý kiến của công chúng qua các hình thức như phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát…thu thập các ý kiến của công chúng, tổng hợp và báo cáo lên lãnh đạo bảo tàng nhằm đưa ra và điều chỉnh chiến lược phát triển bảo tàng trong các giai đoạn ngắn hạn trung hạn và dài hạn. Công việc này được thực hiện thường xuyên, liên tục.
2.2.4.4. Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước
Để thu hút công chúng Bộ phận Truyền thông cần phải tìm hiểu, chọn lọc và phân loại các đối tượng công chúng. Xác định công chúng tiềm năng và công chúng mục tiêu của bảo tàng, từ đó có các định hướng, chiến lược và xây dựng các hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Trong mọi hoạt động của bảo tàng cần phải có sự phối hợp liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
nhằm tăng cường và khẳng định vị trí của bảo tàng trong xã hội. Bảo tàng hiện nay có nhiều các đối tác như Viện Goethe, trường Đại học Durham (Vương quốc Anh), các trung tâm văn hóa của Hàn Quốc, Nhật… các Đại sứ quán như Italia, Tây Ban Nha…tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề tại bảo tàng.