Kinh nghiệm phát triển công chúng một số bảo tàng nghệ thuật trên thế giới

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 102 - 105)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

3.1.3. Kinh nghiệm phát triển công chúng một số bảo tàng nghệ thuật trên thế giới

Các Bảo tàng Nghệ thuật trên thế giới muốn thu hút một lượng lớn công chúng đến với bảo tàng thì cũng thường phải đối mặt với nhiều thách thức như:

Bảo tàng làm như thế nào để có thể chào đón và thân thiện với tất cả mọi người cùng với việc nhận được sự tán thành của những tầng lớp xã hội cao và các học giả. Điều này có thể được cân bằng đồng nghĩa với việc bảo tàng cần phải suy nghĩ và tìm ra nhu cầu và sở thích chung của các nhóm người trong việc sáng tạo và quản lý các bộ sưu tập của bảo tàng. Các bảo tàng thể hiện thái độ

“khách hàng trung tâm” họ mong muốn tạo cho khách cảm giác thoải mái và dược chào đón tại Bảo tàng. Khi họ đến Bảo tàng họ được chăm sóc, khuyến khích tham gia các hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng và khi họ về, họ sẽ muốn quay trở lại bảo tàng vào những lần tới. Những câu chuyện điển hình trong việc Bảo tàng sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cách vận hành, các phòng sáng tạo, nâng cấp vé, các dịch vụ hành chính và thúc đẩy đào tạo và lương thưởng cho nhân viên những người đảm nhiệm các công việc này.

Bảo tàng nghệ thuật Cleverland (CMA) tại Wade Park Distric (USA) Giống như nhiều Bảo tàng khác, đưa ra “Khách hàng trung tâm” là một mục tiêu chính của bảo tàng. Tại đây, khách tham quan được chào đón ngay

từ bàn chỉ dẫn với một cán bộ của Bảo tàng cung cấp các thông tin về các sưu tập và trưng bày của bảo tàng.

Ngày nay, Bảo tàng được coi là một trong những bảo tàng thu hút đông khách nhất trên thế giới, đón một số lượng lớn khách tham quan hàng năm, khoảng 598.000 (2014). Theo Charles Castle, Giám đốc Bảo tàng, Mãi đến 1994, thì Bảo tàng cũng chỉ có các cán bộ bán thời gian làm công tác giáo dục và rất ít các chương trình đến trường học do nguồn ngân sách hạn hẹp, bảo tàng chỉ thực hiện một số các trưng bày và chương trình đã được cân đối xem xét. Ông nói “Trước kia, chúng tôi chỉ tập trung vào các chương trình” còn “ phản ứng của công chúng chỉ đứng thứ hai”. Tuy nhiên, ngày nay, các mục tiêu của bảo tàng với sứ mệnh và phục vụ công chúng được cân bằng. Ngoài việc tạo cho các nghệ sĩ đương đại thử nghiệm tác phẩm của họ, bảo tàng giành nhiều thời gian và tiền để mời công chúng đến thưởng htức và trải nghiệm. Kết quả là, Sự tham gia, các thành viên, các nhà tài trợ cho bảo tàng đã tăng lên đáng kể và các chương trình nghệ thuật thì cũng luôn được phát triển.

Tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách tham quan, đó là một trong những cách để họ quay trở lại bảo tàng. Bảo tàng nhận ra rằng, con người có thể học bằng nhiều cách khác nhau, bởi vậy, họ họ tăng cường các công tác diễn giải/thuyết minh cho các sưu tập của mình và các chương trình trải nghiệm thú vị, mang nhiều ý nghĩa cho khách tham quan, những khách truyền thống và cả những khách mới. Tuy nhiên các chương trình trải nghiệm tích cực liên quan đến các chuyên gia về nghệ thuật, các curator, các nhà giáo dục của bảo tàng. Nó liên quan đến tất cả mọi người trong bảo tàng, từ những người làm công tác marketing, quan hệ công chúng, đến các nhân viên hành chính, những người bảo vệ, kiểm soát vé, những người thường xuyên gặp gỡ công chúng. Sự tương tác với các tình nguyện viên, những người bán hàng

trong shop, các nhân viên phục vụ nhà hàngđều liên quan đến chất lượng trải nghiệm của khách, cũng như là việc giữ gìn cho không gian sạch sẽ của nhà vệ sinh, hay các không gian khác đều có vai trò quan trọng. Ông Mag Patridge, Giám đốc quan hệ công chúng của bảo tàng nói “ Chúng tôi chăm sóc khách tham quan trên tất cả mọi phương diện” “Công việc của mọi người ở đây là tạo ra cho khách những giây phút thoải mái”. Thông điệp đó được truyền tải đến tất cả các nhân viên thông qua các khóa tập huấn cán bộ. Tất cả các lãnh đạo tại bảo tàng đều hiểu sự thay đổi này trong thái độ đối với khách.

Kate Sellers, Phó Giám đốc bảo tàng nói “thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới cho tất cả mọi người là sự hiện diện của họ tại bảo tàng chắc chắn họ sẽ có những trải nghiệm tích cực khi họ đến đây”[36, tr.8].

Bảo tàng Nghệ thuật Toledo (Mỹ) cũng đã rất thành công trong việc tiếp cận với những công chúng mới, với chương trình “ Art & the Workplace”

(tạm dịch: nghệ thuật và nơi làm việc) do Quỹ Lila Wallace-Reader’s Digest.

Với chương trình này, bảo tàng đã tiếp cận với công chúng tại những nơi làm việc của họ, các chuyên gia về may mặc được mời đến chương trình tiếp cận với công chúng trong nghề và tại Bảo tàng. Trưng bày cộng đồng mới của Bảo tàng, nơi mà tổ chức trình diễn nghệ thuật, cung cấp một cách tiếp cận ngọt ngào để giới thiệu cho công chúng về Bảo tàng. “Mọi người cảm thấy có sự kết nối với bảo tàng khi họ thấy các đồng nghiệp của họ tại đây” ông Roger Berkowitz, giám đốc Bảo tàng nói [36, tr.8].

Vào đầu năm 1999, Bảo tàng đã tái cấu trúc để phục vụ khách tốt hơn.

Việc này đã được nhìn nhận là một sự thay đổi mang tầm nhìn: “Trong khi cốt lõi của các bảo tàng phải là những bộ sưu tập nghệ thuật tuyệt vời , thì những trải nghiệm của khán giả với các tác phẩm, mang sưu tập đến với cuộc sống và đem lại cho bảo tàng, như một thiết chế mang lại lợi ích cho công chúng, đó là ý nghĩa” [36, tr.9].

Nhân viên Bảo tàng được cơ cấu làm việc theo nhóm: quản lý, người gây quỹ, các dịch vụ khác nhau, quản lý nghệ thuật, maketing, quản lý các thiết bị hỗ trợ và sự tham gia của nghệ thuật. Thêm vào đó, một nhân viên, thành viên từ mỗi nhóm làm việc được chỉ định như một người lãnh đạo của nhóm phục vụ nhu cầu công chúng. Nhóm quá trình bao gồm tiếp cận thông tin, sưu tập nghệ thuật, phát triển khán giả, trải nghiệm của khách và sự sáng tạo. Cấu trúc mới này là định hướng quá trình và những người làm quản lý hy vọng nó sẽ tạo ra sự phối hợp mềm mại giữa các cán bộ trong việc tạo ra trải nghiệm cho khách. Holly Taylor, người phụ trách nhóm tạo trải nghiệm cho khách nói “ Chúng tôi muốn tạo cho khách những ký ức ấn tượng và tham gia vào sự kiện”, “Họ nói với chúng tôi rằng họ muốn có thêm các thông tin về nghệ thuật. Chúng tôi luôn luôn có thể cung cấp cho họ, nhưng chúng tôi làm cho nó vui vẻ hơn. Có vài người thích sử dụng thuyết minh tự động, vài người khác thù muốn có hướng dẫn viên và có những người thì muốn tự mình có thêm thông tin. Có những khách tham quan mới cảm thấy không thoải mái và cần sự giúp đỡ. Cho dù thế nào chúng tối luôn điều chỉnh các nhu cầu này, nó không chỉ là giáo dục mà nó còn là giải trí” [36, tr.9].

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)