Căn cứ phương hướng phát triển sự nghiệp bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 97 - 101)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

3.1.1. Căn cứ phương hướng phát triển sự nghiệp bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam

Những năm vừa qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, đây được coi là tiền đề, là cơ sở quan trọng để các ngành văn hóa được phát triển, trong đó có hệ thốn bảo tàng. Những chủ trương, đường lối của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta.

Trước hết là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”đã nêu bốn giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển văn hóa:

+ Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;

+ Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa;

+ Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa;

+ Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa

Nghị quyết đã phát triển toàn diện đường lối cây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thời đại từ quan niệm về văn hóa, vị

thế vai trò của văn hóa đối với sự phát triển để xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển, bền vững đất nước đã chỉ rõ: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị xã hội”. Trong đó, nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, để làm được điều đó cần thiết “tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học- nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người.

Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng”.

Căn cứ vào Chiến lược Văn hóa Đối ngoại đến 2020 tầm nhìn 2030 được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 210 ngày 8/2/2015. Trong đó, xác định mục tiêu chung là chủ động hội nhập Quốc tế về Văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới…

Khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Văn hóa được coi là “sức mạnh mềm” là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới. Xác định nhiệm vụ trọng tâm “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia”…”Thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho phát triển văn hóa nghệ thuật, góp phần thực hiện chính sách xã hội hóa”. Các nhóm giải pháp, trong đó có: Giải pháp về xây dựng sản phẩm văn hóa đối ngoại… “Xây dựng kế hoạch tổ chức các triển lãm giới

thiệu mỹ thuật Việt Nam có chất lượng nghệ thuật cao ra thế giới. Tuyển chọn các bộ sưu tập hội họa, các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam trưng bày ở các nước, kết hợp tổ chức hội thảo giới thiệu về mỹ thuật truyền thống và đương đại Việt Nam”, “trao đổi các trưng bày bảo tàng với các bảo tàng uy tín của các nước trên thế giới để giới thiệu kho tàng di sản văn hóa, lịch sử và nền văn hiến lâu đời của Việt Nam”.

Quyết định số 1755/QĐ-Ttg ngày 08/09/2016, Quyết định Phê duyệt chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nêu ra các quan điểm:

“Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học và công nghệ và bản quyền trí tuệ, khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa” “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm trọng Điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của Kinh tế thị trường, được đặt trong tổng thế phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng” [21].

“Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn liền với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế”. Các lĩnh vực mỹ thuật hay bảo tàng đều được xác định là một trong những mũi nhọn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa [21].

Việc xây dựng “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020” là nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở hoạch định quy hoạch, kế hoạch để từng bước thực hiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tại Hội nghị Quốc tế về lĩnh vực chính sách văn hóa (1982), khái niệm bản sắc văn hóa được đưa vào các chính sách văn hóa toàn cầu, nêu rõ “ sự bình đẳng và chân giá trị của tất cả các nền văn hóa phải được ghi nhận, cũng như quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong quá trình khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa phải được tất cả chúng ta tôn trọng” [16].

Trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo vệ được hiểu là hành động có ý thức nhằm lưu giữ những di sản văn hóa vật chất và phi vật chất. Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO yêu cầu: “ trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, mỗi quốc gia thành viên cần phải nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đã sáng tạo, duy trì và chuyển giao loại hình di sản này và cần phải tích cực lôi kéo họ tham gia vào công tác quản lý” (điều 15, trg 6) [24].

Có thể nói, cộng đồng là người sáng tạo ra giá trị văn hóa, quá trình lưu giữ bảo tồn các giá tri văn hóa cũng phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng, vì vậy quá trình công chúng tham gia vào bảo tàng nhằm lưu giữ bảo tồn các giá trị văn hóa di sản trong bảo tàng và cũng là bảo vệ di sản văn hóa ngay tại cộng đồng.

Quá trình thu hút công chúng đến với bảo tàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao ý thức trách nhiệm của công chúng trong việc bảo vệ các giá trị di sản dân tộc. Muốn làm được điều đó, Bảo tàng cần tạo ra vị trí gắn kết cộng đồng trong bảo tàng. Không gian bảo tàng là địa điểm quan trọng trong việc lưu giữ và quảng bá các giá trị di sản. Bảo tàng đại diện cho nguyện vọng của nhân dân trong vấn đề lưu giữ và quảng bá các giá trị đó. Từ góc độ Bảo tàng học đây được coi là phương pháp tiếp cận dựa vài cộng đồng để phát triển bảo tàng, còn dưới góc độ di sản văn hóa đây được coi là phương pháp bảo tàng hóa di sản văn hóa.

Định hướng phát triển của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong những năm tiếp theo: đã được khẳng định trong kỷ yếu 50 năm Bảo tàng. Trong một loạt các định hướng về công tác chuyên môn như: Nghiên cứu sưu tầm nhằm bổ sung thêm cho các sưu tập của bảo tàng, đổi mới và nâng cấp hệ thống trưng bày, trong đó tập trung xây dựng phương án, giải pháp để giới thiệu sưu tập nghệ thuật tạo hình đương đại thế kỷ 21 tới công chúng; chú trọng công tác kiểm kê bảo quản; đầu tư công tác tu sửa phục chế; triển khai các hoạt động giáo dục; đẩy mạnh các hoạt động trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt, bài viết chú trọng nhấn mạnh đến công tác truyền thông, quảng bá hoạt động bảo tàng [6, tr.25].

Tóm lại, định hướng của Đảng và Nhà nước trong các văn kiện của Hội nghị Trung Ương Đảng khóa VIII, Hội nghị lần 9 của BCH TƯ Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33 - NQ/TW) cũng như các đề án chiến lược, tầm nhìn văn hóa trong giai đoạn 2020 đến 2030 đã là những tiền đề quan trọng định hướng trong việc phát triển văn hóa. Trong các văn kiện quan trọng đó đều khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc phát triển bền vững đất nước.

Với việc định hướng phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước mà cụ thể là cơ chế hoạt động của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có đủ các điều kiện phát huy vai trò và thế mạnh của mình trong việc khẳng định vai trò và vị thế của mình đối với xã hội.

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)