CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Thang đo được hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết về các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở này các biến được hình thành. Việc nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu để hoàn thiện, bổ sung cho thang đo ban đầu. Thang đo được điều chỉnh lúc này (gọi là thang đo nháp hai) được sử dụng cho bước định lượng sơ bộ.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành với số mẫu là n = 80. Thang đo này được hiệu chỉnh tiếp tục thông qua kỹ thuật kiểm định: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Các biến quan sát còn lại góp phần hình thành nên bảng câu hỏi cho bước nghiên cứu định lượng chính thức.
Thang đo chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được kiểm định lần nữa bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA và phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Sau kiểm định này, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu có hiệu chỉnh (Nguyễn Đình Thọ, 2014)
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành qua qua hai phương pháp là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ.
+ Nghiên cứu định tính sơ bộ là xem xét sự phù hợp của mô hình, hiệu chỉnh thang đo của các nghiên cứu trước đây cho phù hợp với phạm vi đề tài cũng như tìm ra
(N=6)
(N=80)
(N=350-400)
những biến mới, từ đó xây dựng bảng khảo sát phù hợp với các đối tượng nghiên cứu.
Thực tế, từ mục tiêu ban đầu và cơ sở lý thuyết, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn 06 người bao gồm: 03 người là nhân viên cấp thấp có thâm niên trên 5 năm tại 03 doanh nghiệp tư nhân tại TPHCM và 03 người là nhân viên cấp thấp có thâm niên trên 5 năm tại 02 doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Samut Prakarn – Thái Lan. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi tiếng Việt và tiếng Thái gồm 24 biến trình bày riêng với từng người kể trên để kiểm tra sự thống nhất về mặt dịch thuật và sự phù hợp của các biến quan sát với bối cảnh tại Việt Nam và Thái Lan.
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua việc phát bảng khảo sát cho 80 nhân viên cấp thấp thuộc các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Lâm Đồng.
- Nghiên cứu chính thức: Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong giai đoạn này. Người viết tiến hành thiết kế bảng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi được thiết kế bằng chương trình Google Docs, 21 người được phỏng vấn trả lời trực tuyến. Dữ liệu trực tuyến sẽ được cập nhật cho người phỏng vấn thông qua chương trình tạo sẵn. Ngoài việc gửi bảng câu hỏi online, người viết sử dụng cách phỏng vấn giấy chủ yếu cho 350 đối tượng là nhân viên cấp thấp tại các tổ chức doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Lâm Đồng – Việt Nam và tỉnh Samut Prakarn – Thái Lan. Dữ liệu sơ cấp tập hợp được thông qua nghiên cứu chính thức sẽ được tổng hợp và phân tích từ bằng phần mềm IBM SPSS Statistics V20.0, mẫu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết đã nêu ra trong mô hình nghiên cứu.
3.1.3. Hình thành thang đo
Nghiên cứu sử dụng hai loại thang đo là thang đo định danh (nominal scale) và thang đo cấp quãng (interval scale). Thang đo định danh là thang đo định tính, số đo chỉ để xếp loại chứ không có ý nghĩa về mặt lượng (Thọ, 2013). Chẳng hạn, người trả
lời được yêu cầu chọn giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, Cấp bậc – chức vụ, đặc thù công việc, lĩnh vực hoạt động của công ty và tên công ty. Thang đo khoảng là thang đo định lượng trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 không có nghĩa (Thọ, 2013). Nghiên cứu này đã sử dụng thang đo Likert (Likert 1032, trích dẫn bởi Thọ (2013)) là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó.
Thang đo Likert thường được dùng để đo lường một tập các phát biểu của một khái niệm. Số đo của khái niệm là tổng các điểm của từng phát biểu.
Thang đo nháp một được hình thành từ cơ sở lý thuyết. Thang đo này dựa vào những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước. Theo đó, một tập biến quan sát được đưa ra để đo lường một biến tiềm ẩn. Do sự khác biệt về môi trường văn hóa và trình độ kinh tế - xã hội, các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu ở nước khác có thể phải được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam và Thái Lan. Để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, phỏng vấn sâu được thực hiện để đảm bảo người trả lời sẽ hiểu đúng và hiểu đầy đủ ý nghĩa từ ngữ của từng phát biểu cũng như các phát biểu sẽ được thích nghi với bối cảnh cụ thể của nghiên cứu hiện tại.
Với kết quả ở bước này, thang đo nháp một được điều chỉnh thành thang đo nháp hai là thang đo sẽ được dùng tiếp theo trong nghiên cứu định lượng sơ bộ.