Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.5. Lược khảo tài liệu
Bài cáo khoa học: “A Case Analysis Of Adoption Of An RFID-Based Garment Manufacturing Information System”
Nội bài báo trình bày một nghiên cứu về trường hợp kiểm soát và quản lý tiến độ sản xuất hàng may mặc dựa trên hệ thống thông tin RFID trong một nhà máy may tại Trung Quốc.
Radio – frequency identification (RFID) là việc sử dụng không dây của điện từ trường để truyền dữ liệu, với mục đích tự động xác định và theo dõi các thẻ gắn vào các đối tượng. Các thẻ chứa thông tin lưu trữ điện tử. Một số thẻ được cấp nguồn bằng cảm ứng điện từ của các trường từ sản xuất gần người đọc.
Một số loại thu thập năng lượng từ sóng radio thẩm vấn và hành động như một transponder thụ động. Các loại có một nguồn năng lượng địa phương như một pin và có thể hoạt động ở hàng trăm mét từ người đọc. Không giống như một mã vạch, thẻ không nhất thiết cần phải được trong đường ngắm của người đọc và có thể được nhúng vào trong các đối tượng theo dõi. Nói đơn giản RFID là một phương pháp để nhận dạng tự động và Data Capture (AIDC).
Thẻ RFID được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Ví dụ, một thẻ RFID gắn vào một ô tô trong sản xuất có thể được sử dụng để theo dõi tiến độ hoàn thành của sản phẩm khi di chuyển trên các dây chuyền lắp ráp,
Hệ thống thông tin sản xuất RFID ngành hàng may mặc bao gồm:
RFID Token, mà là một tần số thấp (13,56 MHz) và thẻ thụ động. ID duy nhất của nó là liên kết với các bó cut-nguyên vật liệu (chẳng hạn như tay áo, tay áo và mũ) mà sẽ được sử dụng để hoàn thành mỗi đơn hàng;
Đầu đọc dữ liệu RFID, được cài đặt trong các bộ phận cắt, bên cạnh mỗi máy may và Bảng QC;
Máy trạm PC, kết nối các bộ đọc RFID trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp và truyền dữ liệu từ trạm máy tính đến máy chủ.
Hình 2.2: Mô tả thiết lập và cáp kết nối hệ thống thông tin RFID
Nghiên cứu này đã chỉ ra mục đích của việc áp dụng hệ thống thông tin sản xuất ngành hàng may mặc dựa nền tảng RFID. Bài viết cũng đưa ra được ví dụ minh họa học được từ các công ty đã triển khai hệ thống RFID, từ đó rút ra lợi ích thực tế, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong việc xây dựng hệ thống.
Bảng 2.1: Lợi ích hệ thống RFID mang lại cho quy trình sản xuất.
Lợi ích hữu Hình
1. Thời gian ngừng máy giảm xuống 30% so với cùng kỳ năm trước.
2. Thời gian chết (lãng phí) giảm xuống 50 % so với cùng kỳ năm trước 3. Tỉ lệ lỗi giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.
4. Hiệu suất tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
5. Tỉ lệ giao hàng đúng hạn tăng lên gần 90%
6. Chi phí sản xuất giảm 10%
Lợi ích tiềm ẩn
1. Khám phá được những vấn đề phối hợp giữa các phòng ban và dòng liên kết thông tin trong quy trình vận hành.
2. Cung cấp các dữ liệu chính xác hơn có thể sử dụng cho tính toán chi phí và dòng cân bằng trong quy trình sản xuất
3. Cung cấp dữ liệu thời gian thực các vấn đề phát sinh trong tình trạng hiện tại, khả năng hiển thị dây chuyền sản xuất.
4. Nâng cao động lực làm việc của nhân viên bằng cách tạo ra một Hình ảnh ma công ty sẵn sàng đầu tư trong việc giúp đỡ các nhân viên để nâng cao hiệu quả công việc của họ, đồng nghĩa với mức lương cao hơn.
Nhìn chung, đề tài nghiên cứu khoa học vừa giới thiệu bên trên giúp đưa ra hướng mới trong việc ứng dụng công nghệ để xây dựng hệ thống kiểm soát tiến độ và hỗ trợ khả năng hiển thị dòng nguyên vật liệu chảy trong hệ thống sản xuất, trong khi hầu hết các công ty sản xuất may mặc vẫn đang sử dụng thông tin văn bản
“trên giấy tờ” , tiến hành ghi nhận thông tin theo cách truyền thông bằng nguồn lực con người để quản lý các hoạt động sản xuất của họ. Bài báo khoa học này cũng đưa ra được lợi ích khi áp dụng công nghệ trong quá trình vận hành sản xuất thực tế.
Thực tế cho thấy, công nghệ này vẫn còn khá mới và chưa thực sự phù hợp với mô hình công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung. Việc đầu tư lắp đặt trang thiết bị và vận hành thiếu tính khả thi. Tuy nhiên thông qua kết quả nghiên cứu của bài báo, tác giả có hướng tiếp cận mới để đưa ra ý tưởng thiết kế cho hệ thống quản lý đơn hàng. Cụ thể là với mô hình thiết lập và các cáp kết nối của hệ thống, đối với mô hình hiện tại, hệ thống tự động cập nhật thông tin tiến độ lên hệ thống các PC máy trạm, để tổng hợp thông tin và hiển thị lên máy chủ. Ý tưởng thiết kế hệ thống của đề tài cũng dựa trên nền tảng tương tự. Thay vì đầu tư lắp đặt hệ thống PC xử lý và đầu đọc dữ liệu ở các trạm sản xuất, tác giả sẽ thay thế bằng thiết bị cập nhật thông tin bởi người dùng. Khi được sản xuất và hoàn thành tại trạm làm việc, người dùng sẽ cập nhật thông tin về tiến độ sản xuất. Các thông tin mà người dùng cập nhật sẽ được xử lý và lưu trữ trên hệ thống phần mềm có kết nối Internet. Người dùng khác trong tổ chức sẽ truy cập vào hệ thống phần mềm đó để theo dõi thông tin về tình Hình sản xuất hiện tại trong quy trình với các dữ liệu hiển thị thời gian thực. Kỳ vọng hệ thống được thiết kế mới sẽ phù hợp hơn với thực trạng áp dụng và đạt được các kết quả tương tự như kết quả mà bài báo nghiên cứu khoa học đã đưa ra.