Chương 5 THIẾT KẾ HỆ THỐNG
5.3. Thiết kế sơ khởi
5.3.1. Phân tích chức năng
5.3.1.6. Mối tương quan giữa các chức năng
Trong phần này, tác giả sẽ dựa vào dữ liệu từ sơ đồ DFD cấp 0 của hệ thống đã đưa ra trong phần nội dung 5.2 thiết kế ý niệm, kết hợp sử dụng ma trận chức năng để phân tích rõ mối quan hệ giữa các chức năng trong hệ thống.
Tác giả tổng hợp thông tin về các chức năng chính và các chức năng con tương ứng như nội dung ở Bảng bên dưới
Bảng 5.9: Bảng tổng hợp chức năng của hệ thống
STT Chức năng chính Chức năng con 1 Quản lý thông tin
đơn hàng
1.1. Chức năng tạo tài khoản.
1.2. Chức năng cập nhật thông tin tài khoản.
1.3. Chức năng phân quyền truy cập 2 Quản lý thông tin
đơn hàng
2.1. Chức năng quản lý quy trình.
2.2. Chức năng quản lý thông tin đơn hàng
2.3. Chức năng lưu trữ và hiển thị thông tin trên hệ thống
3 Cập nhật tiến độ 3.1. Chức năng cập nhật trạng thái bước công việc.
3.2. Chức năng lưu trữ và hiển thị danh sách đơn hàng đợi tại từng bước công việc.
4 Gán công việc cho người dùng
4.1. Chức năng gán công việc sau khi khởi tạo thông tin đơn hàng.
4.2. Chức năng gán công việc sau khi cập nhật thông tin đơn hàng.
4.3. Chức năng gán công việc sau khi cập nhật trạng thái bước công việc.
5 Nhóm chức năng hỗ trợ
5.1 Chức năng nhập liệu.
5.2 Chức năng liên lạc nội bộ.
5.3 Chức năng đính kèm tập tin.
5.4 Chức năng lưu trữ dữ liệu.
5.5 Chức năng hiển thị thông tin.
Nội dung Bảng 5.8 gồm các chức năng chính với từng chức năng con tương ứng. Để làm rõ thêm nội dung cho cây chức năng, tác giả dùng sơ đồ cây chức năng để biểu diễn các nội dung chức năng một cách trực quan nhất. Chi tiết nội dung được thể hiện ở Hình 5.14 bên dưới
Hình 5.14: Cây chức năng của hệ thống
Để làm rõ thêm nội dung cho cây chức năng, tác giả dùng ma trận chức năng để biểu diễn mối liên hệ giữa các chức năng chính với nhau, giữa các chức năng chính và chức năng con trong cùng hoặc khác chức năng.
Theo nội dung thể hiện như thể hiện trong Hình 5.6, hệ thống quản lý gồm có 5 chức năng chính, với mỗi chức năng chính, với mỗi chức năng chính ta có từng chức năng con tương ứng. Các chức năng chính và chức năng con đều được kí hiệu bằng mã số chức năng (nằm ngay trước tên chức năng). Chi tiết nội dung ma trận chức năng được tác giả trình bày như Bảng 5.10 bên dưới
Bảng 5.10: Ma trận chức năng của hệ thống
Chức năng cấp 2
STT
Chức năng cấp 1
1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 4.1 4.2 4.3 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5
1
Quản lý tài khoản đăng nhập
x x x x x x x x x x
2
Quản lý thông tin đơn hàng
x x x x x x x x
3
Cập nhật tiến độ
x x x x x x
4 Gán
công x x x x x x
việc cho người dùng
5
Chức năng hỗ trợ
x x x x x x x x x x x x x x x x
Ghi chú:
Mã số chức năng chính và chức năng phụ được thể hiện trong Hình 5.2 (sơ đồ cây chức năng).
Với mỗi sự liên quan của các chức năng được biểu thị bằng một dấu “X“, mối liên quan này có thể là phụ thuôc về ràng buộc, về sự hỗ trợ, dòng thông tin kết nối.
Nội dung trong Bang 5.10 được giải thích như sau:
Mỗi chức năng cấp 1 đều có mối quan hệ tương tác với các chức năng cấp 2 của nó, được đánh dấu x để phân biệt với các mối quan hệ còn lại giữa các chức năng khác trong hệ thống.
1. Chức năng quản lý tài khoản cung cấp tài khoản đã được phân quyền để người dùng thực hiện các tương tác với hệ thống để thực hiện các công việc:
a. Thực hiện chức năng quản lý quy trình (2.1): phân quyền tài khoản quản lý để khởi tạo, cập nhật và quản lý thông tin quy trình, từ đó tạo nên dòng chảy bước công việc và các nội dung trạng thái bước công việc để tạo ra nền tảng quản lý thông tin đơn hàng một cách hiệu quả.
b. Thực hiện chức năng quản lý thông tin đơn hàng (2.2) và chức năng cập nhật thông tin trạng thái bước công việc (3.1): hệ thống khởi tạo tài khoản người dùng và phân quyền để các đối tượng người dùng tương tác thông tin và làm việc cùng nhau trên hệ thống thông qua việc khởi tạo công việc, cập nhật thông tin đơn hàng và thông tin trạng thái bước công việc một cách liên tục. Từ đó thể hiện được các
thông tin cần thiết để người dùng làm việc và theo dõi tiến độ hoàn thành của đơn hàng trong hệ thống thực tế.
c. Thực hiện chức năng gán công việc sau khi khởi tạo thông tin đơn hàng (4.1), gán công việc sau khi cập nhật thông tin đơn hàng (4.2), gán công việc sau khi cập nhật trạng thái bước công việc (4.3) và chức năng liên lạc nội bộ (5.2): hệ thống cung cấp địa chỉ định danh của từng đối tượng người dùng, cung cấp chức năng cho phép người dùng tương tác thông tin tới người dùng có liên quan đến quy trình san xuất của đơn hàng, cũng như các công việc cần xử lý trên hệ thống. Từ đó cung cấp mô hình phân việc cũng như hỗ trợ liên lạc, cùng nhau làm việc.
2. Chức năng quản lý thông tin đơn hàng cho phép người dùng có khả năng khởi tạo quy trình để quản lý thông tin cũng như tiến độ hoàn thành của đơn hàng trong dây chuyền sản xuất thực tế. Cụ thể là giúp ngươi dùng thực hiện các chức năng:
a. Thực hiện chức năng cập nhật trạng thái bước công việc (3.1), chức năng lưu trữ và hiển thị danh sách đơn hàng đợi tại các bước công việc (3.2): quản lý thông tin trạng thái bước, cho phép người dùng cập nhật trạng thái sản xuất tại các bước công việc trong quy trình đã khởi tạo, từ đó cung cấp thông tin lưu trữ và hiển thị trên hệ thống. Tùy theo trạng thái của từng đơn hàng, hệ thống tổng hợp và phân loại để hiển thị danh sách đơn hàng trong hàng đợi tại từng bước công việc.
b. Thực hiện các chức năng gán công việc (4.1, 4.2, 4.3): từ thông tin bước công việc trong quy trình đã khởi tạo, chức năng cho phép hiển thị thông tin để người dùng tương tác với các đối tượng người dùng khác có liên quan trong quy trình xử lý.
3. Chức năng cập nhật tiến độ cho phép khả năng cập nhật tiến độ sản xuất trong dây chuyền sản xuất hiện tại lên hệ thống, thể hiện tiến độ hoàn thành của từng đơn hàng được quản lý trong hệ thống. Cho phép người dùng tương tác với các chức năng khác:
a. Thực hiện chức năng lưu trữ và hiển thị thông tin đơn hàng trên hệ thống (2.3): cung cấp thông tin tiến độ hoàn thành của đơn hành trong quy trình vận hành thực tế.
b. Thực hiện các chức năng gán (4.1, 4.2, 4.3): cung cấp thông tin để người dùng tương tác với các đối tượng người dùng khác.
4. Chức năng gán công việc cung cấp khả năng tương tác và giao việc giữa các đối tượng người dùng khác nhau cùng làm việc trên hệ thống. Cụ thể chức năng này sẽ hỗ trợ người dùng:
a. Chức năng quản lý thông tin đơn hàng (2.2): hỗ trợ người dùng tương tác thông tin đến các đối tượng người dùng khác khi thông tin công việc được khởi tạo hoặc cập nhật thêm thông tin mới cần được xác nhận hay xử lý. Ngoài ra cũng có thể gán đối tượng vào các công việc đã tạo trước đó khi đơn hàng tới bước công việc do người dùng được gán đang chịu trách nhiệm chính.
b. Chức năng cập nhật trạng thái bước công việc (3.1): hỗ trợ người dùng tương tác thông tin tới các đối tượng người dùng khác khi công việc (đơn hàng trong thực tế) thay đổi trạng thái làm việc.
5. Chức năng hỗ trợ cung cấp khả năng hỗ trợ người dùng sử dụng các chức năng chính cua hệ thống. Cụ thể:
a. Chức năng nhập liệu để người dùng khai báo các thông tin trong quá trình tương tác với hệ thống.
b. Cung cấp khả năng hội thoại ở mức độ dễ dành và hiệu quả nhất để các đối tượng người dùng có thể tương tác với nhau thông qua giao tiếp.
c. Cung cấp khả năng đính kèm tập tin với rất nhiệu định dạng khác nhau, cho phép người dùng cập nhật và thay đổi thông tin liên quan đến công việc, hỗ trợ người dùng sử dụng tài liệu điện tử trong quá trình tương tác với hệ thống.
d. Cung cấp khả năng lưu trữ và quản lý hiệu quả dữ liệu đã cập nhật lên hệ thống.
e. Cung cấp khả năng hiển thị thông tin trực quan, sinh động để người dùng dễ dàng tương tác với hệ thống.
Thông qua các nội dung vừa phân tích bên trên, tác giả đã xác định được các thành phần chức năng cần thiết cho hệ thống trong hoạt động theo kịch bản vận hành cũng như giao diện giữa các chức năng cũng như thứ bậc của chúng. Từ đó xác định được mối liên hệ giữa yêu cầu hệ thống và nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu đó. Ở nội dung tiếp theo tác giả sẽ thực hiện phân bổ chức năng và phân tích đánh đổi để làm rõ thêm các yêu cầu thiết kế về các chức năng của hệ thống.