Phân loại các trường hợp định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 23 - 27)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

1.1.2. Phân loại các trường hợp định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, GS.TSKH Lê Cảm cho rằng, có hai hình thức định tội danh: định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức. Trong đó, định tội danh chính thức "là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện". Còn định tội danh không chính thức "là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể" [9, tr.24]. Nhiều nhà khoa học cũng

đồng tình với quan điểm này, thừa nhận có hai hình thức định tội danh với những đặc điểm về chủ thể và hậu quả pháp lý khác nhau.

Cũng nhƣ việc định tội danh nói chung, định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản có thể phân chia thành hai dạng định tội danh tương ứng là định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức.

1.1.2.1. Định tội danh chính thức đối v i tội t ộ c tài sản

Nhƣ đã trích dẫn ở trên, định tội danh chính thức là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự về một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện.

Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản có các đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Về chủ thể của định tội danh chính thức: Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản do các chủ thể được nhà nước ủy quyền thực hiện.

Việc ủy quyền này đƣợc quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, do đó chủ thể của dạng định tội danh này phải là người có thẩm quyền trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Chủ thể của dạng định tội danh này nhất thiết phải là những người có thẩm quyền trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự cụ thể- Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm [9, tr.23].

Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản do nhiều chủ thể tiến hành và trong rất nhiều các giai đoạn tố tụng khác nhau nhƣng không có nghĩa là đối tượng phải gánh chịu hậu quả của hoạt động định tội danh đó là người phạm tội trộm cắp tài sản. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [22, Điều 9].

Hiến pháp năm 2013 quy định "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [24, Điều 31, Khoản 1]. Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [24, Điều 102].

Nhƣ vậy, Hiến pháp đã khẳng định chức năng xét xử chỉ thuộc về Tòa án chứ không thuộc bất kỳ cơ quan nhà nước nào khác.

Về hậu quả pháp lý của định tội danh chính thức: Các hậu quả của việc định tội danh do các chủ thể đã nêu trên đây tiến hành là không chỉ các hậu quả pháp lý trách nhiệm hình sự nhƣ khởi tố vụ án hình sự, bắt đầu quá trình điều tra, khởi tố bị can, truy tố hoặc (và) xét xử, v.v… mà còn là các hậu quả pháp lý hình sự [9, tr.23-24].

Những đánh giá, những kết luận của chủ thể của định tội danh chính thức là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Là cơ sở để ra bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và ra bản án. Hậu quả của việc định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản do những người có thẩm quyền thực hiện là các hậu quả pháp lý trách nhiệm hình sự nhƣ: khởi tố vụ án hình sự, bắt đầu quá trình điều tra, khởi tố bị can, truy tố hoặc xét xử.

Sau khi xác định có hành vi phạm tội cơ quan điều tra trong phạm vi quyền hạn của mình phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh thông tin và quyết định việc khởi tố vụ án trộm cắp tài sản nếu xác định chính xác những dấu hiệu của tội phạm này hoặc không khởi tố vụ án hình sự nếu có những căn cứ đƣợc quy định tại điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là:

Không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chƣa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội

phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác [22].

1.1.2.2. Định tội danh không chính thức đối v i tội t ộ c tài sản.

Theo phân tích đã dẫn trên, định tội danh không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể.

GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng: “Định tội danh không chính thức là sự đánh giá pháp lý về hành vi phạm tội do các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, tác giả bài báo, tạp chí, công trình khoa học, sinh viên, học viên hoặc bất kỳ một người nào đó quan tâm nghiên cứu cụ thể vụ án này hay vụ án khác đưa ra” [46, tr.28].

Định tội danh không chính thức đối với tội trộm cắp tài sản có các đặc điểm sau đây:

Về chủ thể của định tội danh không chính thức: Là ngoài nhóm chủ thể của định tội danh chính thức đã nói ở trên. Thông thường chủ thể của định tội danh không chính thức là những người làm công tác nghiên cứu hay bất kỳ người nào quan tâm đến việc nghiên cứu một vụ án hình sự cụ thể đưa ra những bình luận về vụ án đó về phương diện định tội danh. Chủ thể tiến hành định tội danh không chính thức đối với tội trộm cắp tài sản không nhất thiết là những người nhất định nào [9, tr.24], họ không phải là những chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật mà có thể là bất cứ ai quan tâm đến vụ án hình sự và biết đƣợc các tình tiết của vụ án mà đƣa ra tội danh.

Những người này có thể liên quan đến hoạt động tố tụng hoặc không liên quan đến hoạt động tố tụng.

Về hậu quả pháp lý của định tội danh không chính thức: Định tội danh không chính thức đối với tội trộm cắp tài sản không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên có liên quan trong vụ án hay bất kỳ một ai. Đây

chỉ là sự thể hiện ý kiến, quan điểm riêng, thể hiện phương pháp nhận thức pháp luật hình sự.

Về hình thức thể hiện của định tội danh không chính thức đối với tội trộm cắp tài sản là các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bài báo, bài phát biểu.... Hình thức thể hiện đƣợc viết theo ý chí chủ quan của tác giả, mà không có những quy định cụ thể buộc chủ thể phải tuân theo.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)