Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
3.1. NHỮNG YÊU CẦU BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
3.1.1. Yêu cầu về chính trị - xã hội
Công cuộc cải cách tƣ pháp trong những năm gần đây đƣợc Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và đặt trong mối quan hệ với việc đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt đƣợc của việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới", Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị ra đời với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trong cuộc đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã đề ra:
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự... đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tƣ pháp... [14, tr.250].
Ngoài ra, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về "Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020" của Bộ Chính trị đã quy định các nhiệm vụ cải cách tƣ pháp nhƣ sau:
Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tƣ pháp phù hợp mục tiêu của chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội... Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng... Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm...[3].
Cùng với sự phát triển, hòa nhập của nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng và cụ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua cũng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục là vấn đề rất đáng lo ngại cho ổn định và phát triển.
Tỉnh Thái Nguyên có dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc sinh sống. Thái Nguyên đƣợc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 9 Trường Đại học, 17 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động; là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa trung ƣơng, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Bệnh viện đa khoa cấp huyện, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân không những trong tỉnh, mà còn từ các tỉnh vùng Đông Bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang... Các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, dân cƣ tỉnh Thái Nguyên có những đặc điểm riêng biệt ở nhiều lĩnh vực, trong đó có tình hình tội phạm và công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chóng tội phạm. Với đặc điểm dân cƣ
đông với cơ cấu phức tạp (nhiều học sinh, sinh viên, người lao động tạm trú), nên tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, với số lượng án hàng năm lớn, có chiều hướng gia tăng về số lượng, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng trắng trợn, liều lĩnh, gây nên sức ép lớn cho tỉnh trong vấn đề ổn định đời sống xã hội, an ninh trật tự. Xuất phát từ thực trạng đó, yêu cầu đă ra trong thời gian tới cần phải nâng cao công tác phòng chống tội phạm nói chung và nâng cao hiệu quả công tác định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh và tội trộm cắp tài sản, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản chính là đáp ứng yêu cầu chính trị - xã hội trong việc bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội và sự yên bình cho nhân dân.
3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn
Từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cũng nhƣ qua báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy, số lƣợng các loại vụ án phải giải quyết, xét xử nhiều, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương [30, tr.1].
Trong số các vụ án đƣa ra xét xử, trong gia đoạn 05 năm (2011 - 2015), Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xét xử trung bình một năm là 263 vụ sơ thẩm với 385 bị cáo, 12 vụ phúc thẩm với 17 bị cáo đối với tội trộm cắp tài sản, là loại án có số lƣợng lớn, đứng thứ hai chỉ sau số lƣợng án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy. Khảo sát thực tiễn cho thấy không có nhiều hạn chế trong việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản (đã phân tích trong Chương 2 luận văn này), song để hướng tới mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót trong định tội danh đối với tội trộm
cắp tài sản sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội, thực hiện nghiêm minh pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao uy tín của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chính vì vậy, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật - cơ sở pháp lý của việc định tội danh chính xác và đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đặc biệt, các văn bản pháp lý quan trọng mới ban hành là Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã xác định rõ Tòa án với tư cách cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp phải có những phán quyết chính xác, công bằng thể hiện ở việc định tội danh đúng và quyết định hình phạt chính xác.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định:
... Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác... [26, Điều 2].
Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản dưới phương diện lý luận và thực tiễn có vai trò rất quan trọng, góp phần hạn chế các sai sót trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự về tội phạm này.
3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự
Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các dấu hiệu pháp lý, hình phạt cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng tội trộm cắp tài sản chính là
từng bước khắc phục những hạn chế trong việc định tội danh đối với tội phạm này trong công tác điều tra, tuy tố, xét xử của các cơ quan tƣ pháp tỉnh Thái Nguyên, từ đó nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác định tội danh có ý nghĩa về phương diện lập pháp hình sự, cũng như xác định rõ ranh giới phạm tội và không phải là tội phạm, phạm tội thuộc điều khoản nào, tránh vi phạm trong thực tiễn hoạt động tố tụng.
Qua nghiên cứu, khảo sát chất lƣợng của hoạt động định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, về cơ bản đƣợc bảo đảm và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, một vài vụ án chƣa đƣợc định tội danh và quyết định hình phạt chính xác, bị sửa, hủy khi phúc thẩm. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của không ít cán bộ tƣ pháp chƣa đáp ứng tốt yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Vai trò của Hội thẩm nhân dân nói chung vẫn còn hạn chế. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản đòi hỏi không chỉ hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để có căn cứ pháp lý chặt chẽ và thống nhất khi định tội danh đối với tội phạm này, mà còn cần phải có có các giải pháp khác nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của việc định tội danh, qua đó góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao.