Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC
2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN
2.3.1. Một số hạn chế, vướng mắc
Báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 đã đánh giá về những hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử án hình sự, tuy không nhiều, nhƣng vẫn cần đƣợc nghiêm túc rút kinh nghiệm. Trong công tác xét xử, giải quyết các loại vụ án vẫn còn có bản án, quyết định bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán... Một số vụ án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, xét xử vắng mặt người bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên không đúng các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự, vi phạm các qui định của pháp luật tố tụng trong ban hành bản án, quyết định. Việc xem xét, đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm chƣa khách quan, toàn diện, một số vụ án còn có mâu thuẫn trong các tài liệu, chứng cứ của vụ án nhƣng cấp sơ thẩm chƣa làm rõ; việc định tội danh, đánh giá chứng cứ, quyết định hình phạt chưa chính xác; xác định phần bồi thường dân sự trong vụ án hình sự không đúng qui định của pháp luật... [30].
Thực tiễn định tội danh của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên đối với tội trộm cắp tài sản trong 5 năm (2011-2015) cho thấy trong giai đoạn này, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử 1.316 vụ trộm cắp tài sản với 1.924 bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử 61 vụ với 85 bị cáo. Trung bình một năm là 263 vụ sơ thẩm với 385 bị cáo, 12 vụ phúc thẩm với 17 bị cáo. Đây là một loại án có số lƣợng lớn, đứng thứ hai chỉ sau số lƣợng án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy.
Về cơ bản, các chủ thể định tội danh đã định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên công tác định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội này vẫn còn tồn tại những vướng mắc nhất định trong việc phối hợp giữa các cơ quan tố tụng; có những trường hợp không xử lý đƣợc do không định giá đƣợc tài sản; vẫn còn tồn tại những vụ kết quả phúc thẩm có thay đổi so với kết quả giải quyết sơ thẩm, nhƣ: tăng hình phạt 05 trường hợp; giảm hình phạt 35 trường hợp; thay đổi tội danh 01 trường hợp; sửa bản án do có tình tiết mới 03 trường hợp; huỷ bản án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 01 trường hợp. Không có trường hợp giám đốc thẩm, tái thẩm đối với loại tội danh này.
Qua nghiên cứu tài liệu các vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản, trao đổi với các cán bộ tƣ pháp trực tiếp tiến hành tố tụng các vụ án này, nhận thấy trong thực tế quá trình định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản tồn tại không ít những vướng mắc, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng công tác định tội danh, nhƣ:
* Việc xác định tính chất, giá trị tài sản trộm c p gặp những vướng m c nhất định. Hội đồng định giá không xác định đƣợc giá trị tài sản trộm cắp. Ví dụ nhƣ vụ Trần Văn Lý (xã Kim Sơn, huyện Định Hóa) trộm cắp 01 ti vi LCD, đã bán để lấy tiền tiêu xài. Cơ quan điều tra không thu hồi đƣợc tài sản, Hội đồng định giá không định giá đƣợc và chỉ đƣa ra giá tham khảo của loại ti vi LCD tương tự có giá trị từ 5 triệu đến 6 triệu đồng. Các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định đƣợc giá trị chính xác để xem xét xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Trong thực ti n áp dụng pháp luật hiện hành còn nhiều quan điểm khác nhau, nhận thức khác nhau xung quanh vấn đề định tội danh, chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng còn
lúng túng trong hoạt động định tội danh. Chẳng hạn nhƣ việc xác định hành vi của người phạm tội là trộm cắp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản hay cướp tài sản. Có những trường hợp định tội danh sai…
Ví dụ thứ nhất: Ngày 18/12/2011, trong vụ trộm cắp tài sản (trộm chó nuôi) tại xã Liên Minh huyện Võ Nhai, khi bị truy đuổi Nguyễn Văn Cương đã dùng gậy đập vào tay người truy đuổi và cố giữ bao nhốt chó đã trộm để bỏ chạy. Nếu người phạm tội sau khi đã trộm được tài sản, bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt nhưng cố tình giữ tài sản bằng cách hành hung người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Tuy nhiên trên thực tế trường hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Ví dụ thứ hai: Khoảng 10 giờ sáng ngày Chủ nhật, 16/12/2012 Nguyễn Thị Lan và Lê Văn Quang chở nhau bằng xe môtô nhãn hiệu Honda Wave mang biển số 20H- 2874 thuộc quyền sở hữu của anh Quang đến khu vực Hồ Bảo Linh chơi.
Sau khi chơi hồ, hai người rủ nhau vào nhà nghỉ ở ven hồ để nghỉ trưa. Khi nghỉ tại nhà nghỉ thì Nguyễn Thị Lan đã nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe môtô trên nên đến khoảng 14 giờ cùng ngày, Lan lợi dụng lúc anh Quang đang ngủ say, lấy chìa khoá xe rồi đi xuống nhà để xe và lấy chiếc xe môtô đi mất. Sau khi lấy trộm đƣợc chiếc xe môtô và các giấy tờ kèm theo (trong cốp xe) Lan đã đem bán chiếc xe trên cho một cửa hàng xe máy tại phố Quán Vuông, xã Trung Hội, huyện Định Hóa rồi bỏ trốn. Viện kiểm sát nhân dân huyện Định Hóa đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Lan về tội: "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
Khi tiến hành giải quyết vụ án, xuất hiện quan điểm giải quyết khác nhau khiến thẩm phán đƣợc phân công giải quyết lúng túng. Có quan điểm cho rằng, trong vụ án này truy tố Nguyễn Thị Lan về tội trộm cắp tài sản là chƣa chính xác mà phải truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quan điểm
thứ hai cho rằng, cần truy tố, xét xử Nguyễn Thị Lan về tội cướp tài sản.
Hành vi cướp tài sản của Nguyễn Thị Lan ở chỗ đã đưa người chủ tài sản lâm vào tình trạng không thể kháng cự đƣợc để lấy tài sản. Quan điểm thứ ba cho rằng đây là tội trộm cắp tài sản vì Nguyễn Thị Lan lấy chiếc xe máy của anh Quang mà anh Quang không biết. Dấu hiệu lén lút thể hiện ở chỗ do anh Quang ngủ say nên không biết đƣợc hành vi chiếm đoạt tài sản của Lan. Kết quả xét xử của Tòa án nhân dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Thị Lan phạm tội trộm cắp tài sản.
* Việc xác định trách nhiệm hình sự của Tòa án nhân dân đối với tội trộm c p tài sản quá nhấn mạnh đến góc độ bồi thường thiệt hại cho người bị hại mà chưa chú trọng nhiều đến tính chất và hậu quả của hành vi bị cáo đã gây ra cho xã hội. Điều này thể hiện ở phần lớn bản án cấp phúc thẩm sửa đối với bản án sơ thẩm tội trộm cắp tài sản, đã quyết định giảm đáng kể mức hình phạt, khi người phạm tội bồi thường cho người bị hại.
* Hệ thống pháp luật hình sự hiện hành còn không ít những bất cập, khi áp dụng trên thực ti n còn gặp không ít những lúng túng nhất định. Có không ít quy định của pháp luật hình sự đƣợc các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá những điểm còn bất cập, chƣa hợp lý.