Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015
2.2.1. Công tác thụ lý, giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân
Trong giai đoạn vừa qua, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã tích cực thực hiện nhiệm vụ thụ lý, giải quyết các loại án hình sự sơ thẩm theo thẩm quyền. Số liệu về công tác thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Số liệu về công tác thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm 2011 – 2015
Án h nh s sơ thẩ Số vụ Số bị cá
Tổng số án thụ lý 6.604 11.204
Trong đó Tòa án cấp tỉnh 302 503
Tòa án cấp huyện 6.302 10.701
Tổng số án đã giải quyết 6.473 10.956
Trong đó Tòa án cấp tỉnh 289 470
Tòa án cấp huyện 6.184 10.486
Chia theo các loại tội
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt ma túy 1.911 2.197
Tội trộm cắp tài sản 1.316 1.924
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe cho người khác 509 797
Tội đánh bạc 446 2.301
Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ 470 470
Tội giết người 77 115
Tội tham ô tài sản 06 09
Các loại tội khác 1.738 2.673
(Nguồn: TAND tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số 98/BC-TAT ngày 29/02/2016 về kiểm điểm hoạt động của TAND nhiệm kỳ 2011- 2016, Thái Nguyên)
Qua bảng trên có thể thấy, tỷ lệ án đã giải quyết theo thẩm quyền đạt tương đối cao (98%), trong đó chủ yếu là án thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của Tòa án cấp huyện. Xét trên số vụ án, thì Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy có số lƣợng án nhiều nhất. Xét trên số bị cáo, thì Tội đánh bạc có số lƣợng bị cáo cao nhất.
Trong tổng số các vụ án đã giải quyết sơ thẩm trên, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo cụ thể như sau: Tuyên không tội 03 bị cáo; Cho hưởng án treo 3258 bị cáo; Tù từ 3 năm trở xuống 4206 bị cáo; Tù từ trên 3 năm đến 7 năm 1088 bị cáo; Tù từ trên 7 năm đến 15 năm 871 bị cáo; Tù từ trên 15 năm đến 20 năm 108 bị cáo; Tù chung thân 28 bị cáo; và Tử hình 12 bị cáo.
Riêng đối với tội trộm cắp tài sản, trong thời gian 5 năm 2011- 2015, đã có 1.316 vụ án hình sự sơ thẩm với 1.924 bị cáo, chiếm 19,9% số vụ và 17,2% số bị cáo. Các vụ án này tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Thái Nguyên 43,5%, thị xã Phổ Yên 11%, huyện Đại Từ và huyện Phú Bình 8,1%, huyện Định Hóa 6,8% [30, tr.2].
Tỷ lệ số vụ án sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên biểu đạt dưới biểu đồ sau:
Các tội khác
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy Tội trộm cắp tài sản
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số vụ án sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2011- 2015
(Nguồn: TAND tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số 98/BC-TAT ngày 29/02/2016 về kiểm điểm hoạt động của TAND nhiệm kỳ 2011- 2016, Thái Nguyên)
Qua phân tích số liệu thống kê và biểu đồ trên cho thấy, số vụ án sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản có số lƣợng nhiều thứ hai (sau tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy) trong số các vụ án về từng loại tội đã đƣợc Toà án thụ lý, xét xử trong giai đoạn qua.
Kết quả giải quyết 1.316 vụ án hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản thời gian từ năm 2011- 2015 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Phân tích kết quả giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tỉnh Thái Nguyên từ 2011- 2015
Stt Nội dung Số liệu (người)
Phân tích số bị cáo đã xét xử
1 Phạt tiền 5
2 Cải tạo không giam giữ 89
3 Cho hưởng án treo 377
4 Tù từ 3 năm trở xuống 1.336
5 Tù từ trên 3 năm đến 7 năm: người; 97
6 Tù từ trên 7 năm đến dưới 15 năm 19
7 Tù từ trên 15 năm đến 20 năm 01
Đặc điểm nhân thân của các bị cáo
8 Đảng viên 05
9 Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 304
10 Nghiện ma tuý 193
11 Dân tộc thiểu số 193
12 Nữ 50
13 Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 92
14 Từ 18 đến 30 tuổi 744
15 Người nước ngoài 01
(Nguồn: TAND tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo số 98/BC-TAT ngày 29/02/2016 về kiểm điểm hoạt động của TAND nhiệm kỳ 2011- 2016, Thái Nguyên)
Qua bảng trên, có thể thấy, mức án hình sự sơ thẩm áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản chủ yếu là mức tù từ 3 năm trở xuống (69,4%), cho hưởng án treo (19,6%). Tỷ lệ bị cáo tái phạm, tái phạm nguy
hiểm chiếm 15,8%. Tỷ lệ bị cáo là người dân tộc thiểu số thấp (10%) so với tỷ lệ người dân là dân tộc thiểu số trong tỉnh (27%).
2.2.1.2. Đối v i án h nh s húc thẩ
Trong giai đoạn 2011- 2015, Tòa án cấp phúc thẩm tỉnh Thái Nguyên đã thụ lý 1.152 vụ với 1.703 bị cáo. Đối với tội trộm cắp tài sản, trong giai đoạn này, Toà án nhân dân tỉnh đã tiến hành giải quyết 157 vụ với 195 bị cáo.
Trong đó đƣa ra xét xử phúc thẩm 61 vụ với 85 bị cáo. Kết quả xét xử phúc thẩm có 41 bị cáo đƣợc tuyên giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (48,2%), còn lại có một số vụ kết quả phúc thẩm có thay đổi so với kết quả giải quyết sơ thẩm, như: tăng hình phạt 05 trường hợp (5,9%); giảm hình phạt 35 trường hợp (41,2%); thay đổi tội danh 01 trường hợp (1,2%); sửa bản án do có tình tiết mới 03 trường hợp (3,5%); huỷ bản án sơ thẩm do cấp sơ thẩm sai 01 trường hợp (1,2%) [30].
2.2.1.3. Đối v i án h nh s giá đốc thẩ , tái thẩ
Trong thời gian 2011- 2015, số lƣợng án hình sự giám đốc thẩm, tái thẩm đã thụ lý 14 vụ (do Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh kháng nghị 09 vụ;
Chánh án Tòa án tỉnh kháng nghị 05 vụ). Viện Kiểm sát rút kháng nghị 02 vụ;
xét xử 14 vụ; kết quả: chấp nhận kháng nghị hủy một phần bản án (phần hình phạt đối với bị cáo) 07 vụ; chấp nhận kháng nghị hủy toàn bộ bản án 04 vụ;
không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh giữ nguyên bản án sơ thẩm 01 vụ [30, tr.3]
2.2.1.4. Nh n xét chung
Trong giai đoạn vừa qua, về cơ bản việc xét xử án hình sự của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong thời gian qua chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi và nhân thân người
phạm tội, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn trong tình hình hiện nay. Việc xử phạt tù nhƣng cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đảm bảo đúng qui định của pháp luật và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao [30, tr.3-4]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, cũng còn không ít những hạn chế trong công tác thụ lý, xét xử vụ án. Có không ít vụ án qua xét xử phúc thẩm có thay đổi kết quả cấp sơ thẩm, có những vụ bị sửa, có vụ bị huỷ. Điều này đặt ra những vấn đề cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu, giải quyết nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử của Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên.