Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
3.4.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Tuyên truyền giáo dục cho mọi công dân hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện quan trọng để phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội trộm cắp tài sản nói riêng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta.
Ngày 9/12/2003, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 19/4/2011, Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành kết luận số 04-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị nói trên. Để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội đã ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, và đã đạt đƣợc những hiệu quả rất tích cực. Tuy nhiên các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong công tác này, nhằm đạt đƣợc những kết quả tốt hơn, đƣa pháp luật đến với người dân một cách hiệu quả và toàn diện hơn, cũng như tuyên truyền phổ biến các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội
Một là, tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động, hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các tần lớp nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản, chuyển biến nhận thức của mỗi người về trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ phòng chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Góp phần phòng ngừa tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.
Hai là, tổ chức họp tổ dân phố, họp xóm để tuyên truyền, phổ biến cảnh báo đến từng hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản; hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ tài sản; đôn đốc, hướng dẫn cho bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, trường học tăng cường lực lượng bảo vệ canh gác chặt chẽ, nhất là ban đêm, ngoài giờ.
Ba là, tổ chức xét xử nhiều hơn các phiên tòa lưu động về tội trộm cắp tài sản, qua đó tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, răn đe phòng ngừa và hạn chế các hành vi trộm cắp tài sản. Vận động nhiều quần chúng nhân dân tham dự. Áp dụng mức án nghiêm khắc, xét xử đúng pháp luật để có tác dụng tuyên truyền giáo dục sâu rộng nhằm phục vụ tốt yêu cầu chính trị tại địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là một trong những hoạt động quan trọng và có hiệu quả to lớn nhằm răn đe mạnh mẽ đối với những kẻ có ý đồ phạm tội. Khi xét xử lưu động cần phân công cho thẩm phán có năng lực chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm xét xử để phiên tòa đạt hiệu quả cao.
Bốn là, thông qua hoạt động điều tra xét xử, các cơ quan tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình về các thủ đoạn trộm cắp tài sản thường gặp để mọi người nâng cao cảnh giác. Đài phát thanh và truyền hình cần đưa chương trình phòng ngừa tội phạm vào thành một nội dung chương trình chính thống hàng tuần, qua đó nêu lên phong trào bảo vệ an ninh trật tự, phong trào bảo vệ tài sản.
Năm là, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Chú trọng việc thuyết phục cảm hóa các đối tƣợng có hành vi trộm cắp tài sản, hoặc những người có tình cảnh dễ nảy sinh hành vi này.
Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân luôn có ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản, tự phòng ngừa và tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt tội phạm trộm cắp tài sản.
Sáu là, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân mạnh dạn tố giác tội phạm, các biểu hiện của hành vi phạm tội với cơ quan chức năng. Đồng thời có biên pháp bảo vệ, đảm bảo giữ bí mật đối với người cung cấp tin báo.
Nghiên cứu cơ chế khen thưởng đối với người dân có đòng góp trong việc tố giác, đấu tranh phòng chống tội phạm.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một giải pháp quan trọng, có hiệu quả rất cao nhằm hạn chế tội phạm xảy ra mà đặc biệt là hạn chế nạn trộm cắp tài sản.
3.4.2. Giải pháp tăng cường kiểm tra, tuần tra, giám sát và phát hiện, xử lý kịp thời về trộm cắp tài sản
Tăng cường kiểm tra, tuần tra, giám sát và phát hiện, xử lý kịp thời về trộm cắp tài sản là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả.
Một là, tập trung xây dựng lực lƣợng giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn thôn, xóm, bản, tổ dân phố. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ có hiệu quả để phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vụ trộm cắp tài sản. Chính quyền cơ sở phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tiếp nhận, quản lý giúp đỡ người có tiền án, tiền sự để họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Kiên quyết xử lý hành chính bằng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
đưa vào cơ sở giáo dục; trường giáo dưỡng đối với những người có hành vi trộm cắp nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hai là, tăng cường tuần tra nhân dân, tuần tra của các lực lượng chức năng để canh gác, bảo vệ, phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ các đối tƣợng trộm cắp tài sản. Tập trung rà soát và dựng các đường dây, ổ nhóm, đối tượng có biểu hiện trộm cắp tài sản chuyên nghiệp hoạt động liên tuyến, liên địa bàn, hoạt động phức tạp để triển khai các biện pháp phòng ngừa, lập án đấu tranh triệt xóa. Quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy và tổ chức ký cam kết không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp tài sản. Lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông sẽ tăng cường công tác tuần tra vũ trang, tuần tra nghiệp vụ tại các khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp thường xảy ra các vụ trộm cắp tài sản để kịp thời phát hiện, ngăn chặn bắt giữ các đối tƣợng phạm tội.
Ba là, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động điều tra khám phá những vụ án trộm cắp tài sản phức tạp, có tổ chức, các chuyên án trộm cắp tài sản nhằm nâng cao nhận thức trong tổ chức tiến hành và phối hợp các hoạt động điều tra.
3.4.3. Giải pháp về tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về an ninh trật tự và nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
Việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về an ninh trật tự và nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội trộm cắp tài sản là những giải pháp vĩ mô, dài hạn, có tác động tích cực và vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng những giải pháp cụ thể sau:
Một là, Cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh việc phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, trong đó có nội dung đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội về tội trộm cắp tài sản. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước,
các tổ chức chính trị- xã hội để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đƣa phong trào vào chiều sâu, nề nếp và hoạt động có hiệu quả.
Hai là, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, cờ bạc vì những tệ nạn này phát triển đồng nghĩa với tội trộm cắp tài sản tồn tại. Thực tế phòng chống tội phạm đã chứng minh rằng các đối tƣợng tham gia các tệ nạn nói trên có quan hệ gần gũi đến tội trộm cắp tài sản, nếu hạn chế đến mức thấp nhất được các tệ nạn nói trên sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh trong từng gia đình tổ dân phố, cụm dân cƣ sẽ góp phần tích cực để loại trừ các tiêu cực xã hội.
Ba là, thực hiện tốt việc quản lý cải tạo giáo dục nhƣng đối tƣợng có quá khứ lỗi lầm, tạo công ăn việc làm, hướng họ trở thành người lương thiện thông qua chương trình tái hoà nhập cộng đồng.
Bốn là, các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân... tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đúng quy định của pháp luật.
Năm là, tiếp tục đầu tƣ, hiện đại hóa cơ sở vật chất cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện hiệu quả việc đổi mới thủ tục hành chính - tƣ pháp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật có tác dụng rất lớn đối với hiệu quả giải quyết vụ án như phương tiện ghi âm, ghi hình, phương tiện thông tin, phương tiện liên lạc...
Sáu là, cán bộ công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có chế độ tiền lương chưa tương xứng với áp lực công việc của họ. Nhà nước cần phải có sự quan tâm đặt biệt đối với những người làm công tác bảo vệ pháp luật,
xây dựng cơ chế đặc thù về tiền lương tương xứng với sự hy sinh và đóng góp của họ cho xã hội. Điều này vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, cũng đồng thời là giải pháp để thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao vào công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.
3.4.4. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Công tác định tội danh, hay tất cả những hoạt động khác của cơ quan nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm, thực thi nghiêm minh pháp luật, xét xử đúng người đúng tội, đều hướng đến mục tiêu giảm số vụ việc vi phạm pháp luật, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm mà đặc biệt là tội trộm cắp tài sản là nguyên nhân từ các yếu tố về kinh tế - xã hội. Điều này có thể hiểu, do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống bị ảnh hưởng; khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp cao… là những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tội phạm.
Phát triển kinh tế xã hội tạo ra những điều kiện nâng cao đời sống vật chất, là cơ sở vững chắc cho mọi người thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ của họ. Phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện của nhiều vi phạm pháp luật, trong đó loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương thì cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển lành mạnh.
Hai là, chú trọng đào tạo nghề thường xuyên, có chất lượng và phù hợp với từng đối tƣợng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ, sản
xuất tạo nhiều việc làm, ổn định thu nhập cho nhân dân; xây dựng nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên… để chủ động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản.
Ba là, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là cơ hội để người lao động có nhiều lựa chọn cho mình những công việc tốt và phù hợp với khả năng. Đồng thời góp phần giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. Phấn đấu hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể.