Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong các trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 61 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC

2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015

2.2.3. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong các trường hợp đặc biệt

Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong các trường hợp đặc biệt được hiểu là định tội danh trong các trường hợp: tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành, vụ án có yếu tố đồng phạm và trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội trộm cắp tài sản.

* Việc định tội danh đối với tội trộm c p tài sản trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành:

Định tội danh đối với tội phạm chƣa hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện trong hoạt động phạm tội sơ bộ trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp ở một mức độ nhất định nào đó giữa các dấu hiệu của hành vi ấy trong

giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc (và) giai đoạn phạm tội chƣa đạt với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể do điều tương ứng tại Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định [9, tr.80].

Trong quá trình thực hiện tội phạm, người thực hiện hành vi luôn mong muốn hoàn thành dự định của mình, đạt đƣợc mục đích đã xác định. Nhƣng trong quá trình đó, có thể vì nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng hành vi đã định trước.

Để xem xét trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp hành vi đó chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, Bộ luật hình sự quy định về các giai đoạn phạm tội. Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm thể hiện ở các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau ở các thời điểm của tội phạm do cố ý. Các giai đoạn phạm tội bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt và tội phạm hoàn thành.

Trong định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, ngoài việc xác định hành vi trộm cắp tài sản đã xảy ra thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự ở giai đoạn tội phạm hoàn thành, cần xác định các trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chƣa đạt.

Đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, khi một người từ chỗ có ý định và vạch kế hoạch đã tiến thêm một bước là bắt tay vào chuẩn bị cho việc thực hiện ý định và kế hoạch đó [44, tr.25]

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm;

Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” [21, Điều 17].

Đối với tội trộm cắp tài sản, hành vi trộm cắp tài sản có thể đƣợc chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng về phương tiện, công cụ, cách thức trộm cắp tài sản.

So với phạm tội chƣa đạt, chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn vì hành vi chuẩn bị phạm tội chƣa trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu đƣợc pháp luật bảo vệ và riêng hành vi chuẩn bị phạm tội chƣa thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, Bộ luật hình sự hiện hành quy định người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, đối với tội trộm cắp tài sản, nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ bị xử lý ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt:

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt" [21, Điều 18].

Như vậy, khác với chuẩn bị phạm tội, thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chƣa đạt (bất kỳ tội phạm nào do cố ý).

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999 cần chú ý:

Chỉ khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện đƣợc đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định đƣợc tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ

thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.

Trong trường hợp xác định được hành vi vi phạm mà người đó thực hiện không đạt vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ không có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong trường hợp không thể xác định đƣợc hành vi vi phạm mà họ thực hiện không đạt đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chƣa, thì tuyên bố bị cáo không phạm tội mà họ đã bị truy tố.

* Việc định tội danh trong trường hợp đồng phạm đối với tội trộm c p tài sản:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ [44, tr.28]

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm" [21, Điều 20, Khoản 1].

Có nhiều hình thức đồng phạm nhƣ đồng phạm giản đơn, đồng phạm phức tạp, đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.

Vụ án: Khoảng 16 giờ ngày 02/7/2014, Nguyễn Văn Tuấn đi xe mô tô đến nhà Nông Văn Linh, sau đó Tuấn chở Linh đi đến xóm Thượng Lương, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai với mục đích đi xem ai có để xe máy sơ hở thì trộm cắp. Khoảng 01 giờ sáng ngày 03/7/2014 tại xóm Thượng Lương, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, Nông Văn Linh và Nguyễn Văn Tuấn đã thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe mô tô mang nhãn hiệu YAMAHA Jupiter, màu sơn xám bạc, trị giá 3.500.000 đồng của anh Dương Tiến Hưng đang để dưới gầm nhà sàn. Sau khi trộm chiếc xe trên, Linh và Tuấn đã nhờ Lý Văn Độ cùng mang chiếc mô tô trên đến tỉnh Bắc Kạn làm nơi tiêu thụ. Khi lên đến xã Liêm Thủy, huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn, Linh đã bán chiếc xe trên cho một người đàn ông tên là Hoàng Văn Huyên được 5.000.000 đồng.

Tại cơ quan điều tra điều tra, cũng nhƣ tại phiên tòa, Nông Văn Linh đã

không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Song với các tài liệu điều tra đã thu thập đƣợc nhƣ lời khai của Lý Văn Độ, Nguyễn Văn Tuấn cùng với các chứng cứ khác đã thu thập được, có đủ căn cứ để xác định Linh là người đã cùng Tuấn trộm cắp chiếc xe mô tô của Dương Tiến Hưng ngày 03/7/2014 tại xóm Thượng Lương, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai.

Hành vi của Nông Văn Linh và Nguyễn Văn Tuấn thực hiện nhƣ trên đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Nông Văn Linh và Nguyễn Văn Tuấn là đồng phạm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Tòa án nhân dân huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 xử bị cáo Nông Văn Linh tội "trộm cắp tài sản" và bị cáo Nguyễn Văn Tuấn tội "trộm cắp tài sản" tại Bản án số: 06/2015/HS-ST ngày 27/3/2015 [34].

* Việc định tội danh đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội trộm c p tài sản:

Trong thực tiễn, có những trường hợp hành vi phạm tội vừa thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể lại vừa thỏa mãn cấu thành của hành vi đồng phạm một tội phạm cụ thể khác. Ví dụ, một nhân viên A đã nhận hối lộ để K vào trong kho lấy trộm tài sản. Nhƣ vậy, hành vi phạm tội của A vừa thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội nhận hối lộ (Điều 279) lại vừa thỏa mãn dấu hiệu của hành vi đồng phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 138). Cũng có trường hợp một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn hai cấu thành của hành vi đồng phạm của hai tội khác. Ví dụ cũng trong vụ việc trên, C cho A vay tiền mà biết rõ là định để hối lộ K nhằm trộm cắp tài sản về chia nhau (A hứa sẽ chia cho C khi trót lọt). Ở đây, hành vi phạm tội của C đồng thời thỏa mãn dấu hiệu của hành vi đồng phạm tội đƣa hối lộ (Điều 289), và hành vi đồng phạm tội trộm cắp tài sản (Điều 138).

Đối với những vụ án mà đối tƣợng phạm nhiều tội nói trên, Tòa án đã

định tội danh và quyết định hình phạt cho từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)