Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 87)

Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

3.2.2. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 là những văn kiện chính trị quan trọng của Đảng định hướng cho sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải:

Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hương chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác.

Đây là những định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự, ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành nhằm thể chế hóa quan điểm mới về chính sách hình sự trên của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Qua thời gian triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, công tác xây dựng pháp luật của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, động lực mạnh mẽ để tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy hệ thống pháp luật vẫn còn không ít bất cập, thiếu đồng bộ,

thiếu thống nhất, còn có những mâu thuẫn, chồng chéo, dẫn đến việc khó áp dụng cũng nhƣ đi vào thực tiễn.

Có thể khẳng định, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Qua các hướng dẫn, giải thích của Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan tƣ pháp Trung ƣơng, nhiều quy định của Bộ luật hình sự đã đƣợc lƣợng hóa một cách cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật.

Để Bộ luật hình sự năm 2015 sớm đi vào cuộc sống và phát huy vai trò, tác dụng tích cực là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự một cách cụ thể, chi tiết, khoa học.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ các ý kiến qua áp dụng thực tiễn pháp luật đã chỉ ra rằng, các văn bản pháp luật hiện hành hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự có liên quan đến tội trộm cắp tài sản còn không ít những hạn chế, chƣa có cách hiểu thống nhất, dẫn đến khó áp dụng và cần đƣợc xem xét sửa đổi. Bên cạnh đó cũng có một số điều luật cần đƣợc hướng dẫn cụ thể hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, đề nghị sửa hướng dẫn tại mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP việc áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trong tội trộm cắp tài sản: "Hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự), đƣợc nhƣ sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị b t giữ hoặc bị bao vây b t giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người b t giữ hoặc người bao vây b t

- Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc hoặc ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức kh c tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

Sở dĩ đề xuất như trên, là vì hành vi tẩu thoát và cướp tài sản là hành vi có tính nhất thời, xảy ra trong thời gian ngắn. Quy định nhƣ vậy sẽ khắc phục được vướng mắc giữa những ý kiến chưa thống nhất về khoảng thời gian từ khi chiếm đoạt đƣợc đến khi bị phát hiện, bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ hoặc bị giành lại tài sản, như phân tích ở phần trước.

Thứ hai, Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015 đều đƣa ra hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với tội trộm cắp tài sản, với cùng một mức là từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đây là khoảng cách khá lớn giữa mức tối thiểu và tối đa. Nội dung pháp lý của hình phạt tiền chính là sự tước bỏ một khoản tiền nhất định của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước. Đây loại hình phạt có khả năng tác động một cách trực tiếp và có hiệu quả về mặt kinh tế đối với người phạm một số tội trong một số lĩnh vực mà luật quy định. Tuy nhiên hiện nay chưa có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc áp dụng các mức phạt trong khoảng này, nên rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện, không thống nhất trong khi giải quyết những vụ việc tương tự, việc áp dụng mức phạt tiền là bao nhiêu phụ thuộc vào suy nghĩ chủ quan của Thẩm phán.

Trong thời gian 5 năm từ 2011 – 2015, Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với 05 trường hợp, với mức phạt là rất khác nhau, và sự khác nhau giữa các mức phạt hoàn toàn không dựa trên các quy phạm cụ thể, nên tính thuyết phục của bản án được đưa ra xét dưới một góc độ nhất định, là không cao.

Do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần bổ sung văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, rõ ràng đối với hình phạt bổ sung này.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)