Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 55 - 61)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC

2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015

2.2.2. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành

Định tội danh đối với tội phạm hoàn thành là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể do điều tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định [9, tr.48].

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội do chủ thể thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm của điều luật tương ứng quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Theo quy định của Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp, là biểu hiện cơ bản nhất trong mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của người đó, với định lượng tài sản theo quy định của pháp luật, đã bị người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã chiếm đƣợc.

Để định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trường hợp tội phạm ở giai đoạn hoàn thành, từ thực tiễn xét xử giai đoạn qua, có thể thấy rằng các

Một là, đánh giá pháp lý về sự phù hợp giữa hành vi trộm cắp tài sản đã xảy ra với các dấu hiệu cấu thành tội phạm thuộc bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản. Từ đó xác định đƣợc hành vi trộm cắp tài sản đã xảy ra có phải là tội phạm hay không, có cấu thành tội trộm cắp tài sản hay không.

Hai là, xác định trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản đang đánh giá thuộc khung (khoản) nào của Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999.

Ba là, xác định đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 và Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 để áp dụng cho người đưa ra định tội danh trong vụ án đó.

Trên cơ sở này, việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trường hợp tội phạm hoàn thành đều được tiến hành như sau:

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố khách thể của tội trộm c p tài sản

Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà hoạt động định tội danh bắt buộc phải kiểm tra, so sánh, đối chiếu trước khi đánh giá về mặt pháp lý các yếu tố khác của tội phạm. Sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm là nhằm xác định xem hành vi phạm tội đƣợc thực hiện đã xâm hại đến quan hệ xã hội nào đƣợc bảo vệ bằng pháp luật hình sự và vai trò của các dấu hiệu đó trong việc định tội danh đối với tội phạm hoàn thành ra sao (?) [9, tr.48-49].

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội trộm cắp tài sản thuộc Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu. Những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân vừa là khách thể của các tội xâm phạm sở hữu nói chung, vừa là khách thể trực tiếp của tội trộm cắp tài sản.

Từ thực tiễn công tác xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, chúng tôi nhận thấy: khi định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, vấn đề

trước tiên mà người tiến hành tố tụng xem xét là hành vi được thực hiện có vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân hay không. Đây là yếu tố cơ sở để thực hiện các bước định tội danh tiếp theo, đƣợc xác định cụ thể ở tất cả các vụ án trộm cắp tài sản nói chung cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội trộm c p tài sản

Sự đánh giá này nếu nhƣ đƣợc tiến hành tốt thì sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quá trình định tội danh đối với tội phạm hoàn thành ở chỗ - nó giúp cho người định tội danh: 1) Phân biệt đúng từng tội phạm cụ thể trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản và điển hình nhất đƣợc nhà làm luật ghi nhận với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tại điều (khoản) tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự; 2) Trong một chừng mực nhất định có thể bằng các dấu hiệu thuộc mặt khách quan (mặt bên ngoài) của tội phạm xác định đƣợc mặt chủ quan (mặt bên trong) của tội phạm - lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội [9, tr.55].

Đối với tội trộm cắp tài sản, mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

dấu hiệu về hành vi, dấu hiệu về hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các dấu hiệu khách quan nhƣ thời gian, địa điểm, công cụ, phương pháp, thủ đoạn, phương tiện phạm tội

Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Người nào trộm c p tài sản của người khác có giá trị từ... thì...". Do đó, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp. Hành vi khách quan đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của người đó. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản là những thiệt hại do người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Các yêu cầu về định lƣợng tài sản cũng đƣợc nêu cụ thể trong điều luật và các

văn bản hướng dẫn liên quan. Một dấu hiệu nữa, hậu quả của tội phạm này xảy ra khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Bên cạnh đó, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện thủ đoạn, thời gian, địa điểm hoàn cảnh phạm tội, tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhƣng việc xác định dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng góp phần xác định tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Do đó, việc kiểm tra các dấu hiệu khách quan nêu trên trong quá trình định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Thực tiễn xét xử cho thấy khi kiểm tra, xem xét đầy đủ mọi yếu tố thuộc dấu hiệu khách quan, sẽ là một trong những điều kiện quyết định để có kết quả xét xử sẽ đúng người, đúng tội.

Vụ án: Trong 02 ngày 26/11/2014 và 30/11/2014, Hoàng Anh Tuấn (trú tại xóm Hội Hiểu, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên) đã thực hiện 02 vụ trộm cắp tài sản tại xóm Gốc Vối 2, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên.

Cụ thể là:

- Vụ thứ nhất, khoảng 10 giờ ngày 26/11/2014, Hoàng Anh Tuấn đã thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt số tiền 7.500.000 đồng của gia đình chị Đào Thị Hoa và anh Trần Đức Hùng (tại xóm Gốc Vối 2), sau đó Tuấn đem sử dụng hết số tiền trên.

- Vụ thứ hai, khoảng 8 giờ ngày 30/11/2014, cũng tại nhà chị Đào Thị Hoa, Hoàng Anh Tuấn đã thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt số tiền 5.500.000 đồng của gia đình chị Đào Thị Hoa và anh Trần Đức Hùng (tại xóm Gốc Vối 2), sau đó Tuấn cũng đã sử dụng hết số tiền trên.

Sau khi xem xét các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, cùng các yếu tố khác, hành vi của Hoàng Anh Tuấn đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản, Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên đã áp dụng Khoản 1

Điều 138 Bộ luật hình sự, xử bị cáo Hoàng Anh Tuấn tội "trộm cắp tài sản"

tại Bản án số: 249/2015/HSST ngày 31/8/2015 [35].

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố chủ thể của tội trộm c p tài sản

Sự đánh giá này là nhằm xác định vai trò của các dấu hiệu đã nêu trong việc định tội danh đối với tội phạm hoàn thành bằng việc xem xét những đặc điểm có liên quan đến người phạm tội (như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể đặc biệt và nhân thân) [9, tr.67]

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi mà pháp luật quy định và đã thực hiện hành vi phạm tội. Trộm cắp tài sản là loại tội thực hiện với lỗi cố ý, căn cứ vào cách phân loại tội phạm quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự thì trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản thuộc khoản 3, 4 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 là trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, chủ thể của tội trộm cắp tài sản có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1 và 2 Điều 138) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 3 và 4 Điều 138) có năng lực trách nhiệm hình sự.

Vụ án: Nguyễn Văn Đại, sinh ngày 18/9/1997, trú tại xóm 6 xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, không có việc làm ổn định nên thường đi lang thang để làm thuê. Trong khoảng thời gian từ ngày 12/3/2014 đến tháng 6/2014 Đại đã 3 lần vào khu vực Đền thờ các anh hùng liệt sỹ huyện Phổ Yên để lấy trộm tiền công đức và 01 lần vào khu vực Trường mầm non thị trấn Ba Hàng huyện Phổ Yên để trộm cắp tài sản. Tham gia cùng với Đại trong việc trộm cắp còn có Phí Đình Giảng, sinh ngày 17/7/1998. Tổng số tài sản Đại và Giảng tham gia trộm cắp gồm tiền mặt và hiện vật là 5.358.000 đồng.

Tại thời điểm Đại và Giảng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, về định lƣợng đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự cả Đại và Giảng, xong tính đến ngày thực hiện hành vi này, Phí Đình Giảng mới 15 tuổi 7 tháng 23

ngày, còn Nguyễn Văn Đại đã đủ 16 tuổi. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự, căn cứ vào định lƣợng tài sản và các yếu tố khác thì đây là loại tội ít nghiêm trọng nên Phí Đình Giảng chƣa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Công an huyện Phổ Yên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Phí Đình Giảng. Đối với hành vi của Nguyễn Văn Đại đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản, Tòa án nhân dân huyện Phổ Yên đã áp dụng Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự xử bị cáo Nguyễn Văn Đại tội "trộm cắp tài sản" tại Bản án số: 100/2014/HSST ngày 28/11/2014 [33].

* Việc đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội trộm c p tài sản

Sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm là nhằm xác định hình thức lỗi của tội phạm đƣợc thực hiện và vai trò của lỗi trong việc định tội danh đối với tội phạm hoàn thành [9, tr.71]

Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện diễn biến tâm lý của người phạm tội, đƣợc đặc trƣng bằng dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Ở tội trộm cắp tài sản lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp và là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Người phạm tội khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ rằng mình đang thực hiện một hành vi bị nhà nước cấm làm và xã hội lên án, nhận thức được tình trạng sở hữu tài sản, biết được đó là tài sản của người khác mà theo qui định thì họ phải tôn trọng và không đƣợc xâm phạm.

Mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiện bắt buộc của tội trộm cắp tài sản nhƣng có mối quan hệ với yếu tố lỗi và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và phân hóa TNHS người phạm tội.

Vụ án: Lý Trung Kiên, sinh ngày 04/8/1997, trú tại xóm Hang Cô, xã

Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Lợi dụng Đền thờ liệt sỹ nghĩa trang Quang Sơn ở khu vực xóm La Giang 1, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ có lúc không có lực lƣợng bảo vệ nên Kiên đã cùng Nông Văn Mạnh lên kế hoạch cùng nhau đột nhập vào trong Đền sau đó móc đƣợc 4.800.000 đồng và một số vật phẩm khác trị giá 360.000 đồng. Số tiền trộm đƣợc Kiên và Mạnh đã dùng để tiêu xài cá nhân. Với hành vi trên, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên xác định hành vi của Lý Trung Kiên đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ đã áp dụng Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự xử bị cáo Lý Trung Kiên tội "trộm cắp tài sản" tại Bản án số: 08/2015/HSST ngày 21/01/2015. Đối với Nông Văn Mạnh do khi thực hiện hành vi trộm cắp này chƣa đủ 16 tuổi nên cơ quan điều tra đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Mạnh [32].

Vụ án này cho thấy Kiên biết đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm, trái với pháp luật hình sự, nhƣng vì muốn kiếm tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên đã bất chấp để thực hiện hành vi phạm tội nên đã thể hiện lỗi cố ý trực tiếp.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)