Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tƣ pháp và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 87 - 90)

Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

3.3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

3.3.1. Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tƣ pháp và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ

Con người luôn là trung tâm của mọi mối quan hệ xã hội, là chủ thể xây dựng pháp luật và cũng là chủ thể áp dụng áp dụng pháp luật. Một hệ thống pháp luật tốt chỉ thực sự có hiệu quả khi có một hệ thống đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật "phụng công, thủ pháp, chí công vô tƣ". Thực tiễn cho thấy, pháp luật hoàn thiện cũng chỉ phát huy đƣợc tính hiệu quả của nó khi có những người áp dụng luật tốt. Vì thế, xây dựng pháp luật hình sự tốt chưa đủ mà còn cần cả việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hình sự, áp dụng pháp luật hình sự thống nhất, công bằng mới đạt đƣợc mục đích. Nếu một Nhà nước có hệ thống pháp luật hình sự tốt nhưng lại có đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật hình sự yếu thì hiệu quả pháp luật vẫn không đạt đƣợc. Do đó, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp nói chung, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nói riêng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp và có bản lĩnh chính trị vững vàng là một vấn đề hết sức cấp thiết.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tƣ pháp trong tỉnh Thái Nguyên hiện nay đều đã đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp.

Đa số cán bộ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân của tỉnh có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong

công tác. Đội ngũ Hội thẩm đều là những người có trình độ hiểu biết pháp luật, được tập huấn về nghiệp vụ Tòa án, nhiều người nguyên là cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nghỉ hưu. Đây là một trong những điều kiện quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực trên các mặt hoạt động công tác điều tra, truy tố, xét xử những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ tƣ pháp còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác chƣa cao. Một số cán bộ còn gây những dƣ luận không tốt về tính trung thực, khách quan khi thi hành nhiệm vụ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.

Trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, các cơ quan tƣ pháp ở tỉnh Thái Nguyên đã có những quan tâm nhất định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thuộc ngành- những người thực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động giải quyết các vụ án hình sự cũng nhƣ các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động công tác tƣ pháp trong tỉnh nói riêng và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói riêng, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tích cực các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền và đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh tƣ pháp đảm bảo khách quan, dân chủ, chính xác, kịp thời. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ và đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, người lao động theo đúng quy định; tuyển chọn, sử dụng cán bộ hợp lý.

Hai là, quan tâm làm tốt công tác rà soát bổ sung quy hoạch, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức theo đúng quy định và đảm bảo khoa học, hướng đến yếu tố phát triển. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người

lao động trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức. Thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của ngành mình, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kịp thời các kiến thức mới, các phương thức, thủ đoạn, các hình thức phạm tội mới cho đội ngũ cán bộ này. Thực hiện có hiệu quả Kết luận số 116-TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị về việc đào tạo cán bộ của ngành Tòa án nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai xây dựng Chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đến năm 2020, Đề án về đào tạo chuyên gia đầu ngành về pháp luật và nghiệp vụ Tòa án, Đề án phối hợp với các trung tâm đào tạo để xây dựng cơ chế đào tạo nguồn cán bộ cho các Tòa án vùng sâu, vùng xa... [10, tr.24].

Bốn là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Toà án nhân dân các cấp”. Tiếp tục thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW4 [11, tr.9]. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các cán bộ tiến hành tố tụng có hành vi thiếu trách nhiệm hay vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử.

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch chức vụ cán bộ quản lý trong nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đảm bảo công tác nhân sự để các đồng chí

Giám đốc Công an, Chánh án, Viện trưởng Viện Kiếm sát được tham gia Ban Thường vụ, tham gia cấp uỷ địa phương cùng cấp, để vừa có thể bám sát được sự lãnh đạo của Đảng, vừa có thể tham mưu xây dựng và triển khai các chương trình, chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhằm củng cố và phát triển ngành, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Sáu là, thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác xét xử cho các vị Hội thẩm nhân dân trong toàn tỉnh;

nghiên cứu và triển khai giải pháp hỗ trợ một khoản kinh phí phục vụ cho công tác Hội thẩm.

Bảy là, cần tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn công tác xét xử về các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, đặc biệt chú ý đến vấn đề định tội danh, các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các hình thức hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo đảm việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm sở hữu nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng đƣợc đúng đắn.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)