Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 33)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.1. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Về cơ bản, những căn cứ pháp lý của việc định tội danh có thể đƣợc hiểu trên hai bình diện (hoặc theo hai nghĩa) rộng và hẹp dưới đây:

Trên bình diện rộng (hay hiểu theo nghĩa cả về nội dung và hình thức) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cũng nhƣ hệ thống các quy phạm luật tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện là tội phạm.

Trên bình diện hẹp (chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là chỉ có hệ thống các quy phạm luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác

định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện là tội phạm [8, tr.26-27].

Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh nói chung và Điều 138 là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng. Trong quá trình định tội danh nếu hiểu theo nghĩa hẹp (chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung) thì Bộ luật hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, vì Bộ luật hình sự đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất của việc định tội danh.

Hiện nay theo pháp luật nước ta, Bộ luật hình sự năm 1999 và các Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự là nguồn trực tiếp và duy nhất ghi nhận toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt. Điều 2 Bộ luật hình sự khi quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Không một văn bản nào khác ngoài Bộ luật hình sự đƣợc phép quy định hành vi nào là phạm tội, hoặc mở rộng hay thu hẹp hành vi phạm tội là tội phạm trong Bộ luật hình sự.

Bản chất của việc định tội danh tội trộm cắp tài sản là so sánh, đối chiếu và kiểm tra để xác định xem các dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản đã được thực hiện có phù hợp với các dấu hiệu tương ứng của Điều 138 Bộ luật hình sự hay không.

Tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định tại điều 138 của Bộ luật hình sự. Điều luật quy định tội trộm cắp tài sản gồm hai phần, đó là phần quy định và phần chế tài. Phần quy định là phần nêu ra và mô tả một tội trộm cắp tài sản: “Người nào... mà còn vi phạm...”. Luật hình sự Việt Nam có các loại quy định nhƣ quy định giản đơn, quy định mô tả, quy định viện dẫn. Phần chế tài là phần xác định loại và mức độ hình phạt đối với người thực hiện tội phạm đã nêu trong phần quy định. Có thể nói chế tài phản ánh sự đánh giá của nhà làm luật về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm cụ thể [40, tr.31]. Phần chế

tài đƣợc quy định trong khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự ".... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Khi định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, người có thẩm quyền định tội danh căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự. Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể tội trộm cắp tài sản tại Điều 173. Điều luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đƣợc thực hiện có phù hợp với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể do điều luật quy định tương ứng hay không; nếu phạm tội trộm cắp tài sản thì thuộc vào khoản 1 hay khoản cụ thể nào của điều luật đó. Điều quan trọng trong quá trình định tội danh là phải tìm đƣợc những dấu hiệu cơ bản, điển hình và quan trọng nhất là phải có những dấu hiệu cần và đủ để xác định thực chất của hành vi xảy ra trên thực tế.

Ngoài điều luật quy định về tội trộm cắp tài sản, các chủ thể định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản còn phải căn cứ vào các quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự, nhất là các quy định liên quan đến việc xác định tội phạm nhƣ chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt, đồng phạm, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; v.v...

Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh. Trong quá trình định tội danh khi hiểu theo nghĩa rộng, Bộ luật hình sự đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất trực tiếp (về nội dung), thì một số quy phạm pháp luật tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý gián tiếp (về hình thức) không kém phần quan trọng [9, tr.30].

Các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tuy có ý nghĩa gián tiếp trong việc định tội danh, nhƣng là cần thiết và hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Với tính cách là cơ sở pháp lý gián tiếp của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự quy định những vấn đề sau đây:

Một là, quy định thẩm quyền định tội danh chính thức về mặt nhà nước đối với tội trộm cắp tài sản. Việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đến giai đoạn xét xử. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, thẩm quyền định tội danh đƣợc quy định cho Cơ quan điều tra. Trong giai đoạn truy tố, thẩm quyền định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản thuộc về Viện kiểm sát. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án (trực tiếp là Hội đồng xét xử) là chủ thể có thẩm quyền định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản.

Hai là, quy định hình thức pháp lý của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản. Hình thức pháp lý đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự mà các chủ thể định tội danh phải tuân theo là ban hành các quyết định hoặc văn bản tố tụng nhƣ: quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án; hoặc quyết định về các biện pháp cƣỡng chế trong tố tụng nhƣ quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam...

Ba là, quy định về chứng cứ, về trình tự, thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng minh tội trộm cắp tài sản.

Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định các vấn đề khác liên quan đến việc thay đổi tội danh, việc tách hoặc nhập vụ án hình sự và các vấn đề khác phục vụ cho định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản.

Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có ý nghĩa bổ trợ cho việc định tội danh. Khi định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, để biết một trường hợp có dấu hiệu của tội phạm này hay không hoặc để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản, căn cứ trực tiếp và chủ yếu là Bộ luật hình sự. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý vụ án hình sự, nhƣ: Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật hình sự; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự; Thông tƣ liên tịch giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau hoặc với các cơ quan khác. Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên hướng dẫn chi tiết việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự.

Trong định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ngoài việc áp dụng Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, việc định tội danh còn căn cứ vào các văn bản pháp luật khác nhau nhƣ Thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV

"Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999".

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)