Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
3.2.1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam
Bộ luật hình sự sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015. Theo Điều khoản thi hành của Bộ luật này, thì Bộ luật này có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số: 144/2016/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2016, Quốc hội khóa XIII đã quyết định lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết này.
Về cơ bản, tội trộm cắp tài sản tại Điều 173 trong Bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa những quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, tuy nhiên có một số điểm sửa đổi, bổ sung:
Về nội dung kế thừa:
Một là, giữ nguyên giá trị tài sản chiếm đoạt là từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm;
Hai là, giữ nguyên các khung hình phạt. Khung cơ bản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (khung tăng nặng thứ ba có sửa đổi)
Ba là, kế thừa các tình tiết định khung hình phạt. Nhìn chung, các tình tiết định khung hình phạt về cơ bản đƣợc giữ lại nhƣ phạm tội có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; tái phạm nguy hiểm.
Bốn là, giữ nguyên hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung
Một là, có sự đổi mới về kỹ thuật lập pháp, cụ thể tại khoản 1 Điều 173 đã bổ sung các khoản a, b, c, d.
Hai là, đối với trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng, ngoài 2 trường hợp kế thừa Điều 138 thì Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung thêm 2 trường hợp nữa là: “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” thì vẫn bị xử lý hình sự (điểm c, d khoản 1 Điều 173).
Ba là, đối với khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết định khung là “Trộm c p tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này” (điểm e khoản 2 Điều 173)
- Thứ tƣ, đối với khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Bộ luật hình sự năm 2015 bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng thời bổ sung thêm hai tình tiết mới định khung là “Trộm c p tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”. (điểm b,c khoản 3 Điều 173)
- Thứ tƣ, đối với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Bộ luật hình sự năm 2015 bỏ tình tiết “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, đồng thời bổ sung thêm hai tình tiết định khung là “Trộm c p tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” (điểm b,c khoản 4 Điều 173).
- Thứ năm: bỏ hình phạt tù chung thân, cụ thể tại khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khung hình phạt cao nhất của tội trộm cắp tài sản là phạt tù đến 20 năm (Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khung cao nhất là tù chung thân)
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhằm tiếp tục góp ý hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản làm cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và nâng cao chất lƣợng định tội danh đối với tội phạm này, chúng tôi xin đƣa ra những ý kiến nhƣ sau:
Thứ nhất, Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, và ở cả Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 mô tả chƣa rõ ràng thế nào là hành vi "trộm cắp tài sản", (Người nào trộm cắp tài sản của người khác... thì bị phạt....). Điều này dễ gây ra những xung đột quan điểm với các hành vi khác như hành vi cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trên thực tiễn cũng đã có nhiều tranh luận về vấn đề này. Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, trộm cắp tài sản được hiểu là “hành vi lén lút bí mật đối với người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản”. Một trong những biểu hiện dễ phân biệt nhất của hành vi trộm cắp tài sản là “lén lút”, người quản lý tài sản không biết về hành vi lén lút đó, lại không đƣợc nêu trong Điều luật.
Theo chúng tôi, cần phải quy định rõ ràng hơn trong luật nhƣ sau:
Điều 173
1. Người nào lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Thứ hai, thay đổi quy định về định lƣợng tối thiểu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là 2.000.000 đồng, vì ở những nơi có mức sống khác nhau, thì mức độ ảnh hưởng của hành vi nguy hiểm cho xã hội là khác nhau. Theo chúng tôi, nên quy định bổ sung khoản 6 vào Điều luật về tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015) nhƣ sau:
Điều 173 ...
6. Đối với các hành vi trộm c p tài sản thực hiện tại khu vực các đô thị loại I, loại II, định mức về giá trị tài sản bằng 2 (hai) lần so với quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này.
Thứ ba, Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, đã nêu ra các trường hợp: “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chƣa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm”. Có thể hiểu rằng điều luật quy định cho trường hợp đã bị kết án về các tội có tính chất chiếm đoạt, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội ở những hành vi chiếm đoạt trái pháp luật tái diễn của một người. Ở góc độ này, chúng tôi đề nghị bổ sung các tội được liệt kê gồm:
Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282); Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304); Tội chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 305); Tội chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 309); Tội chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác quân sự (Điều 405); và Tội chiếm đoạt chiến lợi phẩm (Điều 419).
Nhƣ vậy, chúng tôi đề nghị sửa Điểm b, Khoản 1, Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 nhƣ sau:
“b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 252, 253, 282, 290, 304, 305, 309, 405 và 419 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”
Thứ tư, cũng nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999, chúng tôi cho rằng khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong khung hình phạt của mỗi khoản của điều luật về tội trộm cắp tài sản là quá lớn. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, khoảng cách là 05 năm (từ 02 đến 07 năm); tại khoản 3 khoảng cách là 08 năm (từ 07 đến 15 năm); tại khoản 3 khoảng cách là 08 năm (từ 12 đến 20 năm). Điều nay dễ dẫn đến việc áp dụng mức hình phạt một cách tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm. Từ đó có thể tạo sự bất bình đẳng trong quyết định hình phạt đối với cáo bị cáo.
Mặt khác, cũng nhƣ ở nhiều điều luật khác, có những khoảng “giao thoa” về khung hình phạt giữa các khoản trong một điều luật. Tức là có những khoảng mức hình phạt có thể thuộc cả hai khoản. Ví dụ giữa khoản 1 với khoản 2 là từ 02 đến 03 năm, giữa khoản 3 với khoản 4 là từ 12 đến 15 năm.
Như vậy về lý thuyết, có thể có trường hợp người phạm tội ở khoản 1 nhưng chịu mức án cao hơn người phạm tội ở khoản 2, người phạm tội ở khoản 3 nhưng chịu mức án cao hơn người phạm tội ở khoản 4. Ở góc độ này, có thể phát sinh cách hiểu còn có những yếu tố, những dấu hiệu nào đó còn quan trọng hơn, đáng để xem xét định tội hơn các dấu hiệu quy định tại Bộ luật hình sự. Với quan điểm Bộ luật hình sự là nguồn trực tiếp, quan trọng nhất trong đấu tranh phòng chống tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt, thì đây là một vấn đề cần phải xem xét lại.
Để góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo nên sự thống nhất cao
hơn trong điều luật, theo chúng tôi nên sửa đổi theo hướng loại bỏ những khoảng
“giao thoa”, và rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong khung hình phạt. Cụ thể: khoản 2 có mức hình phạt từ 03 năm đến 05 năm; khoản 3 có mức hình phạt từ 05 năm đến 10 năm; khoản 4 có mức hình phạt từ 10 năm đến 15 năm; bổ sung thêm khoản 5 có mức từ 15 năm đến 20 năm.
Thứ năm, tại Bộ luật hình sự năm 1999, khi áp dụng Điều 47 (Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật), chƣa có quy định cụ thể đối với trường hợp bị cáo có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 trở lên nhƣng lại có thêm một hoặc nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48. Tại Bộ luật hình sự năm 2015, việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tại Điều 54 cũng chưa có quy định về trường hợp này. Theo chúng tôi nên bổ sung một đoạn quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 theo hướng:
Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
....
Trường hợp bị cáo vừa có nhiều tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng, thì số tình tiết giảm nhẹ được áp dụng quy định trên là tổng số tình tiết giảm nhẹ trừ đi số tình tiết tăng nặng.