Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 43)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.2.2. Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản

Theo quan điểm của GS-TSKH Lê Cảm thì cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Nói cách khác, một cấu thành tội phạm cụ thể là tổng hợp các dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc, mà bằng các dấu hiệu đó, nhà làm luật quy định tại quy phạm của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự tính chất tội phạm và tính chất bị xử phạt (hay còn gọi là tính chất bị xử lý về hình sự) của hành vi nguy

hiểm cho xã hội tương ứng bị luật hình sự cấm, đồng thời chỉ ra loại hình phạt nào và trong giới hạn nào nó có thể được Toà án áp dụng đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm ấy [8, tr.35].

Cấu thành tội phạm nói chung có các đặc điểm cần và đủ là: 1) Trước hết, cấu thành tội phạm là một hệ thống các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; 2) Các dấu hiệu pháp lý này phải đƣợc quy định trong pháp luật hình sự thực định; 3) Chỉ có trên cơ sở tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý này của cấu thành tội phạm thì mới có căn cứ để khẳng định một hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó bị luật hình sự cấm và đã đƣợc thực hiện trong thực tế chính là một tội phạm; 4) cấu thành tội phạm chính là mô hình pháp lý của tội phạm [9, tr.36]

Ở tội trộm cắp tài sản có thể thấy 4 yếu tố cấu thành tội phạm gồm:

Khách thể của tội hạ - là quan hệ xã hội đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhƣng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thể gây nên) thiệt hại.

Quan hệ sở hữu về tài sản chính là khách thể của tội trộm cắp tài sản.

Đó là quan hệ xã hội mà trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Bộ luật dân sự qui định rõ, trong nội dung quyền sở hữu gồm ba quyền là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Quyền sở hữu về tài sản được nhà nước bảo vệ thông qua các qui định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của cơ quan, tổ chức và công dân trong xã hội không phải là mục đích duy nhất của việc quy định về tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự, nó còn có tác dụng lớn hơn là bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Trong trường hợp hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục

đích chiếm đoạt dù tài sản này là sở hữu hợp pháp hay bất hợp pháp thì về tính chất pháp lý hành vi trên vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Mặt khách quan của tội hạ - là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể đƣợc bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan.

Đối với tội trộm cắp tài sản, mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

dấu hiệu về hành vi, dấu hiệu về hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các dấu hiệu khách quan nhƣ thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội

Điều luật về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự quy định: "Người nào trộm c p tài sản của người khác có giá trị từ... thì...”. Do đó, hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp, là biểu hiện cơ bản nhất trong mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của người đó. Đặc trưng lén lút trong hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản cũng chỉ đòi hỏi phải có ý thức của người phạm tội. Có nghĩa nếu người phạm tội mong muốn che giấu hành vi của mình nhƣng trong thực tế lại không che giấu đƣợc thì vẫn bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản. Một số trường hợp, người phạm tội có ý định trộm cắp tài sản và khi đang thực hiện tội phạm đó thì bị phát hiện thì không lén lút nữa mà thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn khác thì hành vi phạm tội có thể cấu thành tội phạm khác- ví dụ tội cướp tài sản. Có trường hợp giả làm người quen để vào nhà (công khai, không lén lút), nhƣng khi vào đƣợc nhà thì thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, thì vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản là những thiệt hại do người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã

hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải xảy ra trong thực tiễn, đƣợc khẳng định và chứng minh bằng những chứng cứ được kiểm tra, đánh giá cụ thể. Dưới góc độ các giai đoạn thực hiện tội phạm thì khi có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra thì tội trộm cắp tài sản mới đƣợc coi là hoàn thành.

Các trường hợp định lượng tài sản ở tội trộm cắp tài sản thể hiện:

Trường hợp thứ nhất, tài sản trộm cắp có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, và không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản khác của Điều luật, thì đƣợc điều chỉnh theo chế tài tại Khoản 1 của Điều luật.

Khi thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, giá trị tài sản là 500.000 đồng làm căn cứ để xem xét xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau thời gian thực tiễn 10 năm triển khai Bộ luật hình sự, do sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân cũng nhƣ sự trƣợt giá chung trong xã hội, mức quy định này không còn phù hợp. Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, định lƣợng tối thiểu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó có tội trộm cắp tài sản (Điều 138) là 500.000 đồng đƣợc điều chỉnh thành 2.000.000 đồng. Tại Bộ luật hình sự năm 2015, mức định lƣợng tài sản này vẫn đƣợc giữ nguyên.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, ở một khía cạnh khác- khía cạnh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, việc định lƣợng (2.000.000 đồng) cũng còn là một vấn đề cần phải xem xét. Nếu ở đô thị, nơi có thu nhập bình quân đầu người cao, mức sống cao, thì việc bị trộm cắp tài sản trị giá 2.000.000 đồng có mức độ ảnh hưởng đến người bị xâm hại thấp hơn nhiều so với cùng vụ việc, nếu diễn ra ở nông thôn, nơi thu nhập bình quân thấp, tức là mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, nhƣng chế tài áp dụng lại giống nhau. Đây cũng là một vấn đề cần đƣợc xem xét để có giải pháp cụ thể.

Trường hợp thứ hai: tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhƣng gây hậu quả nghiệm trọng. Thông tƣ liên tịch số 02/VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" qui định: Khi áp dụng các tình tiết

"gây hậu quả nghiêm trọng" từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 cần chú ý:

Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Đối với tội trộm cắp tài sản có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt vì giá trị tài sản này đã đƣợc quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Thông thường người phạm tội trộm cắp tài sản thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách lén lút với chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc người khác. Tuy nhiên thiệt hại cho sức khỏe của người khác cũng có thể xảy ra đối với loại tội phạm này ví dụ như một người đang thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp giá trị dưới 2 triệu đồng thì bị phát hiện, người phạm tội có thể có hành vi hành hung để tẩu thoát nên gây ra thương tích hoặc những tổn hại về sức khỏe nhất định cho người phát hiện. Trong một số trường hợp nhất định người phạm tội còn phá hủy hoặc gây thiệt hại đến những tài sản khác.

Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng hay không.

Tại Bộ luật hình sự năm 2015, tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”

không còn đƣợc quy định nhƣ Bộ luật hình sự năm 1999, mà quy định cụ thể, trực tiếp hơn, đó là:

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. (Điểm c, d, Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015)

Trường hợp thứ ba: Tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng người phạm tội trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt. Thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử lý vi phạm hành chính đƣợc quy định cụ thể tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Tại Bộ luật hình sự năm 2015, nội dung quy định này vẫn đƣợc giữ tương tự Bộ luật hình sự năm 1999.

Trường hợp thứ tư: Tài sản trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng người phạm tội trước đó đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm, thì hành vi này vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của trường hợp chiếm đoạt này không chỉ dựa vào giá trị tài sản chiếm đoạt mà còn dựa vào nhân thân người phạm tội.

Tại Bộ luật hình sự năm 2015, nội dung này đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng hơn, đó là: “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” [27, Điều 173, Khoản 1].

Trường hợp thứ năm: Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhiều lần, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản tương ứng theo tổng giá trị tài sản các lần bị xâm phạm nếu: Các hành vi tội trộm cắp tài sản đƣợc thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian; Việc thực hiện các hành vi tội trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản trộm cắp là nguồn sống chính; Mục đích tội trộm cắp tài sản nhƣng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc tội trộm cắp tài sản được thực hiện nhiều lần nên giá trị tài sản mỗi lần lấy được dưới 2.000.000đ.

Một dấu hiệu nữa trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản, đó là thời điểm xác định người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đã chiếm được tài sản hay chƣa. Trong tội trộm cắp tài sản, hậu quả của tội phạm này xảy ra khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản. Để xác định được việc người phạm tội đã chiếm đoạt đƣợc tài sản hay chƣa phải xem xét đến vị trí, địa điểm cất giữ, bảo quản tài sản. Đối với tài sản không có nơi bảo quản riêng biệt thì thời điểm được coi là chiếm đoạt được tài sản là người phạm tội đưa được tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu. Đối với tài sản có nơi cất giữ riêng biệt thì cần xác định đó là loại tài sản nhỏ gọn hay to, cồng kềnh. Đối với tài sản nhỏ, gọn thì thời điểm được coi là chiếm đoạt được tài sản khi người phạm tội lấy tài sản và giấu chúng vào người hoặc đồ vật mang theo người. Đối với tài sản to lớn, cồng kềnh thì thời điểm được coi là chiếm đoạt được tài sản khi người phạm tội lấy tài sản và dịch chuyển chúng ra khỏi khu vực cất giữ hoặc bảo quản.

Chủ sở hữu tài sản có thể bị mất tài sản do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chỉ khi hiện tƣợng mất tài sản xuất phát từ hành vi trộm cắp tài sản thì mới có cơ sở khẳng định về sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. Trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản cần phải chứng minh hậu quả gây thiệt hại

Ngoài dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản còn dấu hiệu thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm [6, tr.11]. Mối quan hệ nhân quả trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản, hành vi phạm tội đƣợc coi là nguyên nhân và thiệt hại gây nên cho người sở hữu được coi là hậu quả của tội phạm.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản do người phạm tội gây ra cho chủ sở hữu thông qua hành vi lấy đi tài sản. Khi người phạm tội trộm cắp tài sản lấy đƣợc tài sản thì hậu quả của tội trộm cắp tài sản xảy ra.

Trong một số trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản người phạm tội có thể gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc thiệt hại khác nhƣng chúng không là dấu hiệu pháp lý bắt buộc về mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản trong trường hợp thông thường.

Những dấu hiệu về công cụ, phương tiện thủ đoạn, thời gian, địa điểm hoàn cảnh phạm tội, tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, nhƣng việc xác định dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng góp phần xác định tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời cũng thông qua đó giúp chúng ta xác định đƣợc những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Chủ thể của tội hạ - là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định khi thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định là hai dấu hiệu của chủ thể của tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)