Diễn biến tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Diễn biến tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Nguồn: BRUEGEL (2020) Hình 4.1. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa đa phương của Việt Nam giai đoạn 2005-2019 Biểu đồ diễn biến của tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) của Việt Nam với 143 đối tác thương mại trong giai đoạn 2005-2019 cho thấy NEER trung bình hàng năm biến động theo hai phân đoạn chính. Đầu tiên, trong giai đoạn 2005-2011, NEER có xu hướng giảm dần (từ NEER=113 năm 2005 đến NEER=74 năm 2011). Từ năm 2005 đến năm 2006, sự gia tăng ồ ạt của dòng vốn FPI vào Việt Nam đồng thời vốn FDI cũng gia tăng mạnh làm nguồn cung USD trở nên dồi dào gây áp lực lên tỷ giá danh nghĩa. Giai đoạn tháng 10/2007 đến 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung USD khiến cho tỉ giá danh nghĩa liên tục giảm xuống, đồng VND đã tăng giá danh nghĩa nhanh trong giai đoạn này. Từ năm 2012, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ giá dần ổn định với xu hướng chung của tỷ giá danh nghĩa là sự gia tăng nhẹ theo thời gian do chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam (hình 4.1 và phụ lục 8).

Về diễn biến tỷ giá thực đa phương (REER) hàng năm của Việt Nam và 143 đối tác thương mại, hình 4.2 cho thấy xu hướng gia tăng và ổn định trong giai đoạn 2005-2019, có nghĩa là đồng tiền VND có khuynh hướng giảm giá trị thực. Cụ thể, từ thời điểm quan sát, năm 2005, giá trị REER nhỏ hơn 100, cho thấy VND trong giai đoạn này có giá trị thực cao hơn giá trị trung bình của đồng tiền các đối tác. Từ năm 2006 đến hết năm 2007, REER tăng lên xấp xỉ 100, nghĩa là giá trị VND giảm và VND có sức mua tương đương giá trị trung bình của đồng tiền các đối tác. Từ năm

113 109

103 97 93 84

74 75 77 78 85 84 82 79 81

0 20 40 60 80 100 120

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

2008 đến năm 2009, REER tiếp tục tăng mạnh và đạt đỉnh vào năm 2009 (REER = 111), sau đó suy giảm nhẹ trong hai năm 2010, 2011. Từ năm 2012, REER gia tăng liên tục đến nay, trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn từ năm 2015- 2016 (REER = 143) và năm 2019 (REER = 145). Điều này cho thấy, đồng tiền VND đã liên tục giảm giá trị thực trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2019 (hình 4.2 và phụ lục 8).

Hình 4.2. Diễn biến tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2005-2019 Nguồn: BRUEGEL (2020) Nhìn chung, giai đoạn 2005-2019, diễn biến REER chưa có sự tương đồng với diễn biến của NEER. Theo lý thuyết về tỷ giá thực (được trình bày ở mục 2.1.1.2. của luận án), sự khác biệt giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa hình thành do khác biệt về chỉ số lạm phát của Việt Nam và chỉ số lạm phát trung bình của các đối tác thương mại. Do vậy, có thể nói rằng, thực tế sự khác biệt về diễn biến REER và NEER của Việt Nam và 143 đối tác thương mại thời gian qua là do sự khác biệt về lạm phát giữa Việt Nam và lạm phát của các đối tác thương mại.

4.1.2. Phân tích xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam

Năm 2005, thời điểm Luật đầu tư chung ra đời, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng thu hút FDI cao nhất (1.954 triệu USD). Năm 2006, tổng số vốn FDI thực hiện ở Việt Nam là 2.400 triệu USD, tăng 22,8% so với năm 2005. Từ tháng 1/2007, với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng với việc hoàn thiện môi trường đầu tư, khung pháp lý về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong năm 2007 (6.981 triệu USD). Tiếp tục, năm 2008 vốn FDI có sự gia tăng ấn tượng (9.579 triệu USD), gấp khoảng 6 lần so với thời điểm năm 2004 (hình 4.3 và phụ lục 8).

94 97 98

109 111 108 109

119 127 132

143 143 142 140 145

0 20 40 60 80 100 120 140 160

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF (2020) Hình 4.3. Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2005-2019

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giai đoạn 2009-2011, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã sụt giảm đáng kể. Về tình hình chung của thế giới, FDI giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Ở Việt Nam, giai đoạn này lạm phát tăng cao, các chi phí đầu vào tăng, vấn đề giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn càng làm sụt giảm giải ngân vốn FDI. Đến giai đoạn 2012-2014, FDI có dần dần hồi phục nhưng không đáng kể. Từ năm 2015 đến nay, kinh tế thế giới hồi phục tốt và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực. Những thuận lợi này góp phần thúc đẩy dòng vốn FDI gia tăng trở lại. Vốn FDI thực hiện năm 2015 đạt 11.800 triệu USD và năm 2016 đạt 12.600 triệu USD, năm 2017 đạt 14.100 triệu USD, năm 2018 đạt 15.500 triệu USD, năm 2018 đạt 16.120 triệu USD (hình 4.3 và phụ lục 8).

Nhìn chung, từ năm 2005 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam có nhiều biến động nhưng tổng giá trị vốn FDI thực hiện có xu hướng tăng theo thời gian. Điều này tạo ra niềm tin rằng, dòng vốn FDI còn triển vọng gia tăng trong những năm tới.

4.1.3. Phân tích xu hướng dòng vốn FPI vào Việt Nam

Năm 2005, bên cạnh mức tăng trưởng GDP tiếp tục duy trì ổn định, Việt Nam được các nhà đầu tư quan tâm bởi những nỗ lực tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan TTCK, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn trên TTCK. Năm 2005 đã tạo nền tảng quan trọng để TTCK Việt Nam phát triển vượt bậc làm TTCK Việt Nam nóng dần lên trong năm 2006, dẫn đến sự bùng

1954 2400 6700

9579

7600 8000 7430

8368 8900 9200 11800

12600 14100

15500 16120

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

như: quy định bắt buộc các doanh nghiệp đủ điều kiện phải tham gia TTCK; cho phép doanh nghiệp FDI được niêm yết trên TTCK Việt Nam; nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK lên 49%. Năm 2005 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Về cơ bản, Việt nam đã đạt được những kết quả đàm phán thuận lợi cho sự kiện chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cũng trong năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành thành công trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế. Quý 4 năm 2005, dòng vốn FPI vào Việt Nam được ghi nhận đạt 865 triệu USD. Từ cuối năm 2006, song song với xu thế tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt nam là sự bùng nổ của TTCK nội địa với sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn FPI (1.313 triệu USD). Trong năm 2007, Việt nam đón nhận vốn FPI đạt đỉnh lớn nhất từ trước đến nay. Theo số liệu chính thức của tổ chức IMF, năm 2007, số vốn FPI vào Việt Nam khoảng 6.243 triệu USD (hình 4.4 và phụ lục 8).

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, IMF (2020) Hình 4.4. Vốn FPI tại Việt Nam giai đoạn 2005-2019

Năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, cũng như các quốc gia mới nổi khác, Việt nam cũng chứng kiến một sự rút lui nhanh chóng của dòng vốn FPI. Nếu như trong năm 2007, Việt nam đã thu hút nguồn vốn FPI với con số đạt đỉnh cao nhất thì cũng trong năm 2008, dòng vốn FPI đã thoái vốn nhiều nhất, dẫn đến giá trị dòng vốn FPI chạm đáy ở mức âm thấp nhất (-578 triệu USD). Đến năm 2009, vốn FPI có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ rất chậm, chưa đáng kể, đạt 128 triệu USD (hình 4.4 và phụ lục 8).

865 1313

6243

-578 128

2383

1064 1263 1386 93

-65 48

2069

3021 2925

-1,000 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2010-2013, các quốc gia trên thế giới có mức độ phục hồi kinh tế không đều nhau. Việt Nam vẫn đạt được thành tích tăng trưởng ổn định, trở nên hấp dẫn các nhà ĐTNN (trước khủng hoảng, Việt Nam có tăng trưởng GDP 7,1% trong năm 2007) và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đương sau khủng hoảng (6,4% trong năm 2010, 6,2% trong năm 2011). Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam có triển vọng phục hồi tốt, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam có giá thấp hơn giá trị sổ sách, các doanh nghiệp niêm yết giữ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Những yếu tố trên đã giúp Việt Nam liên tục là thị trường trọng tâm thu hút được dòng vốn FPI lớn (đặc biệt là năm 2010 với giá trị vốn FPI vào Việt Nam là 2.383 triệu USD). Các năm tiếp theo vốn FPI có suy giảm một chút nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định (năm 2011: 2.383 triệu USD; năm 2012: 1.263 triệu USD; năm 2013: 1.386 triệu USD) (hình 4.4 và phụ lục 8).

Giai đoạn 2014-2016, dưới tác động của cuộc khủng hoảng giá dầu và sự biến động mạnh trên TTCK Trung Quốc, dòng vốn FPI vào các thị trường mới nổi biến động khá mạnh và có sự sụt giảm rõ rệt. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng đó, giai đoạn 2014-2016, dòng vốn FPI lại một lần nữa ồ ạt rút khỏi Việt Nam. Từ mức nguồn vốn FPI ròng vào Việt Nam đạt gần 1.386 triệu USD trong năm 2013, con số này chỉ còn khoảng 93 triệu USD vào năm 2014, thậm chí rút ròng 65 triệu USD trong năm 2015). Sau đó, vốn FPI có phục hồi nhưng rất thấp, đạt giá trị đầu tư FPI ròng là 48 triệu USD trong năm 2016. Giai đoạn 2017- 2018 lại một lần nữa cho thấy sự phục hồi ấn tượng dòng vốn FPI vào Việt Nam. Có được kết quả này là nhờ nỗ lực tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thể chế được đẩy mạnh, cùng với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ. Số liệu của thống kê tài chính quốc tế cho thấy, giá trị vốn FPI ròng đạt 2.069 triệu USD trong năm 2017 và 3.021 triệu USD năm 2018 (hình 4.4 và phụ lục 8).

Nhìn chung, thực trạng dòng vốn FPI của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2018 có sự biến động mạnh, thể hiện rõ tính chất bất ổn của dòng vốn FPI. Tuy nhiên, xu hướng chung của dòng vốn vẫn cho thấy triển vọng lạc quan. Đặc biệt, những nỗ lực của Chính phủ trong tiến trình cải cách, hoàn thiện khung khổ pháp lý theo hướng đổi mới và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với dòng vốn FPI vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn đầu tư nước ngoài nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)