CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và vốn FPI
4.3.1. Kết quả phân tích lựa chọn mô hình tối ưu về mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn
4.3.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 4
Kết quả thống kê mô cho thấy, các biến trong mô hình đều có 57 quan sát trong giai đoạn từ quý 4-2005 đến quý 4-2019. Trong đó, vốn FPI đạt giá trị cao nhất là 2.063 triệu USD vào quý 3 năm 2007, giá trị thấp nhất -1.458 triệu USD vào quý 4 năm 2008, đạt bình quân 389,96 triệu USD/quý. Tỷ giá thực đa phương đạt giá trị cao nhất là 147,5 vào quý 4 năm 2019 và thấp nhất là 96,4 vào quý 2 năm 2006 với mức tỷ giá thực đa phương trung bình là 122,6. Độ mở
- 1 2 3 4 5 6
2005Q4 2006Q2 2006Q4 2007Q2 2007Q4 2008Q2 2008Q4 2009Q2 2009Q4 2010Q2 2010Q4 2011Q2 2011Q4 2012Q2 2012Q4 2013Q2 2013Q4 2014Q2 2014Q4 2015Q2 2015Q4 2016Q2 2016Q4 2017Q2 2017Q4 2018Q2 2018Q4 2019Q2 2019Q4
std_reer FDI (đvt: 1 tỷ USD)
2012 với độ mở thương mại trung bình là 1,9. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt giá trị cao nhất là 9,5% vào quý 4 năm 2007 và thấp nhất là 3,1% vào quý 1 năm 2009. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của giai đoạn từ quý 4-2005 đến quý 4-2019 là 6,5% (bảng 4.14).
Bảng 4.14. Thống kê mô tả các biến trong mô hình 4 Biến Số quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất fpi (triệu USD) 57 389,9649 597,1 -1.458,0 2063
reer 57 122,5865 17,6 96,4 147,5
open 57 1,992 0,4 1,1 3,4
growth (%) 57 6,4768 1,3 3,1 9,5
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 4.3.1.2. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 4
Nghiên cứu dùng kiểm định Dickey-Fuller (Dickey và Fuller, 1979) để kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Với giả thiết H0 là chuỗi dữ liệu không có tính dừng.
Bảng 4.15. Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình 4 Biến Chuỗi dữ liệu gốc Chuỗi sai phân bậc 1
fpi 0,0006*** 0,0000***
reer 0,8993 0,0000***
open 0,0000*** 0,0000***
growth 0,0094*** 0,0000***
Ghi chú: ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 5% và 1%
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy có chuỗi dữ liệu chưa có tính dừng ở chuỗi gốc, nhưng tất cả chuỗi dữ liệu đều có tính dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1%. Do đó, luận án chọn chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 để thực hiện nghiên cứu kiểm định mô hình.
4.3.1.3. Xác định độ trễ tối ưu cho các biến trong mô hình 4
Theo kết quả kiểm định độ trễ tối ưu, tiêu chí LR cho thấy mô hình có độ trễ tối ưu là 4. Như vậy, luận án xác định sử dụng mô hình VAR ở độ trễ là 4.
Bảng 4.16. Xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình 4 Độ
trễ LL LR Df p FPE AIC HQIC SBIC
0 -622,96 348811 24,1138 24,1713 24,2639*
1 -596,44 53,04 16 0,000 233298 23,7092 23,9969 24,4597 2 -572,13 48,61 16 0,000 171491 23,3897 24,9076 25,7406 3 -530,98 82,31 16 0,000 67105,6* 22,4222* 23,1703* 24,3735 4 -517,01 27,94* 16 0,032 76755,7 22,5002 23,4785 25,0519
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 4.3.1.4. Kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 4
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 4 Trend: constant
Sample: 5 – 57
Number of obs = 53 Lags = 3 maximum
rank
Parms LL eigenvalue Trace
statistic
5% critical value
0 36 -632,97 . 180,50 47,21
1 43 -575,26 0,89 65,08 29,68
2 48 -560,30 0,43 35,16 15,41
3 51 -550,28 0,31 15,13 3,76
4 52 -542,72 0,25
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Bảng 4.17 kết quả kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình 4cho thấy các chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 không tồn tại đồng liên kết trong dài hạn, do đó luận án sử dụng mô hình VAR để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá thực đa phương và vốn FPI tại Việt Nam giai đoạn từ quý 4-2005 đến quý 4-2019 (Engle và Granger, 1987).
Sau khi quyết định sử dụng mô hình VAR để kiểm định mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI. Căn cứ vào kết quả xác định độ trễ tối ưu của mô hình 4, luận án phân tích kiểm định VAR dùng chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 với độ trễ 4.
4.3.1.5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 4
Sau khi thực hiện kiểm định VAR, luận án tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư mô hình 4 nhằm xác định độ tin cậy của mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm đinh hiện
tượng tự tương quan cho thấy, phần dư mô hình không có hiện tượng tự tương quan nên mô hình phù hợp (bảng 4.18).
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư mô hình 4
Độ trễ Chi2 df Prob> Chi2
1 36,79 25 0,06
2 30,75 25 0,20
3 31,22 25 0,18
4 17,65 25 0,86
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 4.3.1.6. Kiểm định sự ổn định của mô hình 4
Luận án tiếp tục kiểm định sự ổn định của mô hình 4. Kết quả kiểm định cho thấy các nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình VAR phân tích mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI với độ trễ 4 có tính ổn định (hình 4.10).
Hình 4.10. Vòng tròn đơn vị của mô hình 4
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước phân tích lựa chọn mô hình và tiến hành kiểm định nghiên cứu, luận án đã thực hiện các kiểm định để khẳng định mô hình lựa chọn là tối ưu và phù hợp.
Luận án quyết định sử dụng mô hình VAR dùng chuỗi dữ liệu sai phân bậc 1 với độ trễ 4 để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tỷ giá và vốn FPI ở Việt Nam.
Sau đó, luận án tiếp tục các bước kiểm định và phân tích mô hình bao gồm: kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai và phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến
-1-.50.51Imaginary
-1 -.5 0 .5 1
Real
Roots of the companion matrix
trong mô hình 4. Kết quả chi tiết về hệ số kiểm định mô hình VAR, kiểm định nhân quả Granger, phân tích phân rã phương sai và phân tích tác động phản ứng đẩy giữa các biến trong mô hình 4 sẽ được báo cáo trong mục 4.3.2 của luận án này.