Mượn từ ngữ, lối nói từ các tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 34 - 37)

Các chất liệu văn học thuộc loại này được sử dụng hết sức rộng rãi và linh hoạt. Chúng có thể đứng ở bất kỳ chỗ nào trong kết cấu của bài viết, từ tiêu đề cho đến các câu trong đoạn văn.

Ở tiêu đề, ví dụ: " Hôm qua em đi tỉnh về..."( Công an Thành phố HCM. , 26 /1 2 / 2000) ; " Quê hương nếu ai không nhớ..."(Hà Nội mới, Tết Mậu Dần ); "

Tình trong như đã.. " (Gia đình, số 5 / 2001); " Hai nửa vầng trăng " ( Lao động, 5 / 12 / 2000 ); " Càng ngắm càng say " (Nhân dân hàng tháng, số11 / 1998)...Ở các vị trí khác, ví dụ: " Mải miết đi hoài, ngoảnh trông lại, bất giác đoạn " Đà Giang độc bắc lư u " vụt hiện ra ngang tầm mắt, ấy là lúc chúng tôi gặp bản người Dao lấp ló trên các sườn đồi " (Quân đội Nhân dân, 5/ 3 / 2000); " Về Đông Hồ bây giờ thấy Phà Hồ nhộn nhạo, những " cát trắng phẳng lì " của thi sĩ Hoàng Cầm xưa đã bị đào bới bởi đội quân gánh cát thuê " (Văn nghệ trẻ, 6 / 1 / 2000); "...vườn tược là một khái niệm xa xỉ ở "mảnh đất lắm người nhiều xe " này..." ( Sinh viên, số17/

2000); "Bên cạnh đó, căn bệnh "thương nhớ đồng quê "của người xa xứ cũng đã len lỏi vào bảng hiệu, hàng loạt nhà hàng, quán bar có những cái tên như: Miền quê, Mái lá, Làng tôi, Tao ngộ..." (Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, số90/ 2000); "...Thuê nhà có nghĩa là chỉ ăn tạm ở nhờ một thời gian nhất định nào đó, làm gì cần tình làng nghĩa xóm dài lâu, vì thế quân " đạo chích " nhiều khi ở ngay sát vách nhưng người thuê cũng không biết mặt và dù " liền dậu mùng tơi " thì chúng cũng chẳng kiêng nể gì..." ( Phóng sự Thái Minh Châu, NXB Lao động, Hà Nội, 1999)...

Các từ ngữ, lối nói được vay mượn từ các tác phẩm văn học, như đã thấy, có thể là thơ mà cũng có thể là văn xuôi ( và tuỳ từng tình huống cụ thể mà chúng được giữ nguyên dạng hoặc cải biên chút ít ). Tuy nhiên, thơ có vẻ chiếm ưu thế, vì giữa những dòng chữ khô khan bề bộn thông tin, sự xuất hiện của những vần thơ làm cho giọng văn trở nên mềm mại, nhẹ nhàng và có sức truyền cảm lớn hơn so với văn xuôi.

Giá trị của thơ còn được bộc lộ rõ nét và đầy đủ hơn, khi trong một số tác phẩm ( đặc biệt là phóng sự , ghi chép ) có những tác giả đã trích dẫn không phải

chỉ một câu thơ ( hay từ ngữ nằm trong phạm vi một câu thơ ), mà hẳn cả một đoạn thơ. Ví dụ:

" Hàng ngày trên các tuyến đường sắt nước ta, có bao nhiêu " thương gia tí hon ", những thương gia chân chính đang làm ăn bằng đạo lý nghề nghiệp như thằng Nam?...Nghĩ về các em, lại thấy những câu thơ xưa của Tế Hanh chưa cũ:

Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu Nghìn đời không đủ sức đi mau Có chi vương vấn trong hơi máy Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau..."

(Thương mại, số 1, 2 / 1992)

" Côn Sơn ngút ngàn trong sương khói mưa bay và trùng điệp núi non đầy chất thơ, cái chất thơ đầy ngọt ngào sâu lắng lãng mạn của Côn Sơn đã làm một Nguyễn Trãi mê đắm:

Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm

Côn Sơn có đá tần vần Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi

Côn Sơn thông tốt ngất trời Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do..."

( Phóng sự Thái Minh Châu, Hà Nội, 1999)

Những đoạn thơ trên nhờ khả năng biểu cảm của mình, đã minh hoạ một cách sống động và hình ảnh các ý tưởng của tác giả. Thêm vào đó, chúng lại chiếm những vị trí độc lập trong bố cục của bài viết, cho nên đã tạo điều kiện cho độc giả được nghỉ ngơi thư giãn, giải toả bớt căng thẳng trong quá trình đọc, và điều này có nghĩa là hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn.

Như vậy là chúng ta đã điểm qua đôi nét về việc sử dụng chất liệu văn học trên báo chí. Ở đây, tất nhiên, còn có thể bàn đến cả những hiện tượng dùng bút pháp văn học khi viết báo. Nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn, mà vấn đề này lại quá lớn, nên chúng tôi tạm thời gác lại. Hy vọng, nó sẽ là chủ đề của một bài viết riêng sau này. ( Bài đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7 / 2001 )

VỀ CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ TRÊN BÁO CHÍ

Hiện nay, trong số các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí, việc sử dụng thành ngữ tục ngữ đang được xem là thủ pháp phổ cập nhất và cũng hiệu quả nhất. Nguyên do là bởi thành ngữ - tục ngữ có những ưu thế nổi trội như:

phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức; giàu hình ảnh, dễ sử dụng; và đặc biệt là có một số lượng lớn tới hàng ngàn đơn vị ( con số 12.000 thành ngữ - tục ngữ trong cuốn " Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam " của Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào- công trình sưu tập được xem là lớn nhất từ trước tới nay, chưa hẳn đã là con số cuối cùng )1...

Nhìn chung, thành ngữ - tục ngữ trong các tác phẩm báo chí được dùng dưới hai hình thức cơ bản sau đây:

I. GIỮ NGUYÊN DẠNG

Ở đây các thành ngữ - tục ngữ được dùng nguyên vẹn cả cấu trúc như chúng vốn có, không bị thêm hoặc bớt các thành tố nào đó, ví dụ:

" Nguyên tắc " buôn có bạn, bán có phường " được tôn trọng sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững và cùng có lợi trong thế giới cạnh tranh sôi động này "

( Sinh viên Việt Nam, 14 / 8 / 2001 );

" Nói tóm lại, chuyện đội mũ bảo hiểm hoá ra không đơn giản chút nào. Cả nước xôn xao bàn chuyện mũ... Vì sao các nước họ cũng quy định đội mũ bảo hiểm mà chẳng gây ra dư luận gì mạnh lắm nhỉ ? Thì ra " mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh ". Nước người đi mô tô chỉ loáng thoáng... Còn ở ta, xe máy như ốc bươu vàng " ( Lao động, 15 / 5 / 2001 );

" Chính vì vậy mà hàng loạt ca sĩ Hà Nội đã khăn gói quả mướp vào Nam lập nghiệp với lý do " đất lành chim đậu " để mong kiếm danh lợi ". ( Hà Nội mới, Tết 2002 );

" Nghĩ con trai như cái nơm, bạ đâu úp đó, chỉ tội con gái mình, lỡ duyên hết phận. Mặc dù hết sức buồn và nhục, nhưng máu chảy ruột mềm, không thể đẩy con ra đường" ( Nông nghiệp Việt Nam, 25 / 4 / 2002 );

" Thế là tình trạng " trống đánh xuôi, kèn thổi ngược " diễn ra, khiến nhiều cặp vợ chồng ẩu đả liên tục " ( Thế giới phụ nữ ", 21 / 7 /2001 );

" Với một bản di chúc lằng nhằng như của ông Thiệp thì giải quyết giỏi đến thế nào cũng chỉ là cách... " giật gấu vá vai " mà thôi ( Tiếp thị và Gia đình , 4 / 4 / 2002 );

" Chỉ những kẻ bẻ cong chân lý mới " cố đấm ăn xôi " dựng nên những trò bịp bợm ( Nhân dân, 6 / 2 / 2002 );

" Chi gần như là nữ tài xế " độc nhất vô nhị " khi có hai bằng đại học ( An ninh thế giới, 3 / 2002 ).

Thực tế khảo sát cho thấy, những thành ngữ được giữ nguyên dạng chủ yếu là thành ngữ 4 hoặc 6 yếu tố.

II. KHÔNG GIỮ NGUYÊN DẠNG

Việc không giữ nguyên dạng thành ngữ - tục ngữ thường diễn ra theo một số kiểu sau đây:

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w