Hãy chú ý tới từng từ một

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 160 - 167)

Nhà văn Mark Twain có lần nhận xét: " Sự khác nhau giữa một từ chính xác và một từ gần chính xác cũng giống như là sự khác nhau giữa tia chớp và con đom đóm ". Thế nhưng vấn đề không chỉ ở trong tính chất biểu cảm của từ ngữ, mà còn ở chỗ là nó khó hoặc dễ hiểu đến đâu, tức là đa số độc giả có thể đánh giá cái tính chất biểu cảm đó đến mức nào. Có nghĩa là việc biết cách lựa chọn những từ, tập hợp từ rồi kiểu nói thành công hơn cả để diễn tả các ý tưởng của mình một cách chính xác và rõ ràng, cũng như để có một phong cách trình bày rành mạch và dễ hiểu, đối với nhà báo có ý nghĩa quan trọng chẳng kém gì đối với nhà văn. Có bao nhiêu từ cả thảy trong ngôn ngữ văn học? Trong cuốn từ điển chuẩn hiện đại của tiếng Nga và tiếng Anh có chừg 50 - 60 nghìn từ. Đại văn hào Shakespeare trong tất cả các tác phẩm của mình đã sử dụng hơn 10 nghìn từ. Lượng từ dự trữ của một người có trình độ học vấn khá cao ít hơn nhiều. Bên cạnh đó, theo sự tính toán của các chuyên gia, người ta chỉ sử dụng tích cực những từ mà họ biết và hiểu, và những từ này chỉ chiếm khoảng 20% toàn bộ lượng từ dự trữ. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người, theo sự tính toán trên, chỉ dùng hết khoảng 2 nghìn từ.

Một từ càng gần với hiện thực quen thuộc của cuộc sống về mặt ý nghĩa, nó càng dễ hiểu hơn và và được sử dụng nhiều hơn. đây chính là cơ sở chủ yếu để "

báo chí cho nhân dân " định hướng, còn trong các ấn phẩm cao cấp dành cho các tầng lớp dân chúng có học vấn cao thì từ vựng, cả về mặt dung lượng, cả về mặt

đa dạng phong phú, lớn hơn nhiều. Như thế là đối với các loại độc giả khác nhau đều cần có phong cách diễn đạt phù hợp với trình dộ của họ.

Trong một cuốn giáo trình thực hành về báo chí có nói rằng, người ta đã nhiều lần thử soạn ra một lượng từ tối thiểu mà mà tất cả nhưng người đã tốt nghiệp phổ thông đều biết. Chẳng hạn như ở đó có một từ rất ngắn là " ôm ". Thế nhung liệu tất cả mọi người lớn mà tự cho mình là được học hành đến nơi đến chốn, giáo trình bình luận, có đều nhớ rằng đó là đơn vị đo điện trở mà dòng điện gặp phải trên đường đi của mình? Mỗi từ ít quen thuộc như vậy hay nói chung là khó hiểu trong văn bản, có thể trở thành một loại " chướng ngại " gây khó khăn cho việc đọc và hiểu.

Hãy thường xuyên xem từ điển, nhất là các cuốn từ điển về các từ đồng nghĩa, giáo trình khuyên nhủ. Hãy để chúng trên bàn làm việc của mình và hãy sử dụng chúng mỗi khi viết hay biên tập một cái gì đó. Chúng làm tăng khả năng sử dụng từ của bạn tới hai, ba lần, và như vậy, bạn có thể chọn đúng được những từ mà về mặt ý nghiã, chúng thể hiện các khía cạnh của các ý tưởng của bạn một cách chính xác hơn cả. Trong mỗi câu, tất cả các từ phải tương xứng với nhau, và nhờ đó, tạo ra nhịp điệu được phối hợp một cách hài hoà, làm cho văn bản dễ đọc và dễ hiểu hơn.

Tấn nhiên, giáo trình tổng kết, tất cả những điều trên không phải lúc nào cũng làm được dễ dàng - thậm chí đối với cả những nhà văn giàu kinh nghiệm. Nhưng đó lại chính là cái mà độc giả có quyền chờ đợi ở bạn trong một bài phóng sự đơn giản cũng như trong một bài báo nghiêm túc.

Tính hiệu quả của tác phẩm báo chí phụ thuộc nhiều vào sự giản đơn trong việc trình bày thông tin. Vì vậy mà nguyện vọng của biên tập viên " tiết kiệm " không chỉ về phương diện câu mà cả về phương diện từ, là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nhưng văn bản cũng không được phép bị dồn nén quá mức khiến cho trọng tải về ý nghĩa của nó bị thuyên giảm hay là các phẩm chất về văn học của nó, nếu như có, bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ của người biên tập là giải thoát văn bản khỏi sự dài dòng khiến cho người ta thêm khó hiểu cốt lõi của vấn đề, dù đó là trong chính trị tầm cỡ hay trong đời thường.

Dưới đây là một tình huống khá điển hình, khi tác giả có " nhược điểm " là thích quan trọng hoá mọi thông tin, kể cả những thông tin đơn giản nhất:

" Trường học Sheman đang có sự bức thiết về việc được sửa chữa ở quy mô lớn. Trường học Flower - ngôi trường nằm ở phía bắc thành phố, có đầy đủ khả nămg để tăng thêm số lượng học viên, mà như chúng tôi thấy, không kéo theo sự cần thiết phải tăng thêm đội ngũ giáo viên, dù chỉ một người ".

Người biên tập dễ dàng lược bỏ khỏi cái đống những kiểu nói quan liêu naỳ những từ ngữ không cần thiết, và kết quả là văn bản trở thành đơn giản và rõ ràng:

" Trường Sheman cần được tu sửa đáng kể. Trường Flower, nằm ở phía bắc thành phố, có khả năng nhận thêm học sinh mà không cần phải tăng thêm giáo viên ".

Rất nhiều khi, người biên tập phải chạm trán với sự thiên vị thái quá của tác giả đối với việc sử dụng các cụm từ " quan trọng " khác nhau, nhằm " làm đẹp " cho phong cách. Có thể là những cụm từ đó thích hợp với một bài bình luận chính trị, nhưng chắc gì chúng đã thích hợp với những bản tin về thể thao, chẳng hạn như là

" cuộc gặp gỡ của các đội bóng ở cấp thượng đỉnh ", kể cả nếu cụm từ " ở cấp thượng đỉnh " bạn có để trong ngoặc kép.

Nhiều sai sót về phong cách xuất hiện là do sử dụng từ không đúng, chẳng hạn như là đưa những sự so sánh không phù hợp với ý nghĩa của từ. Sẽ là hợp lý nếu nói về tiền cá cược trong câu sau: " Đảng Dân chủ trong cuộc đấu tranh nhằm giành chính quyền trong cuộc bầu cử sắp tới đã một lần nữa tăng tiền đặt cược sau khi đưa vào chương trình của mình những hứa hẹn mới ". Cuộc chạy đua trước bầu cử thực tế là có thể so sánh với cuộc đua ngựa, là nơi người ta hay đặt cược cho những người được sùng ái. Những vẫn chính từ đó lại trở thành bất hợp lý trong tình huống thế này: " Ấn độ đang tăng tiền đặt cược cho cuộc chinh phục đỉnh Everest ". Ở đây, Ấn độ chẳng có đặt cá cược gì sất, mà chỉ đơn giản là đưa ra những nỗ lực mới nhằm chinh phục đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này.

Những trường hợp sử dụng không đúng các từ mà có tính chất " hoàn toàn "

hay là ý nghĩa " tuyệt đối " kiểu như các từ " vâng " hoặc " không "cũng gây cho người biên tập không ít phiền phức. Bởi vì không thể nào nói đựoc là " hơi có thai

" chẳng hạn. Những từ như thế không có các cấp so sánh tương đối cũng như tuyệt đối. Ví dụ như từ " Optimalnyi " trong bản dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là "

tốt nhất " tức là thuận lợi nhất hay phù hợp nhất. Thế nhưng trong các bài viết, thậm chí cả bài của tác giả có trình độ, người ta vẫn gặp những cụm từ kiểu "

Samyi optimalnyi " ( dịch nguyên bản là" tốt nhất nhất " ) hay ngược lại "

Niedostatochno optimalyi " ( dịch nguyên bản là " chưa đủ tốt nhất " ).

Thuộc về phạm trù này còn có cấu trúc kiểu " Polnyi anshlag ". Mỗi tác giả, nếu như anh ta không lười biếng trong việc xem từ điển, sẽ phải đọc thấy rằng từ "

anshlag " trong tiếng Đức có nghĩa là bản thông báo được treo ở chỗ dễ nhìn và thường là ở quầy bán vé của nhà hát, với nội dung nói về việc toàn bộ số vé đã bán hết. Vậy nên bổ sung thêm từ " polnyi " ( có nghĩa là " hoàn toàn " chẳng để làm gì ).

Thêm một ví dụ nữa là từ gốc Latinh " Unique " - có nghĩa là có một không hai, duy nhất, không lặp lại. Ấy thế mà hầu như ngày nào chúng ta cũng đọc hoặc nghe thấy những cụm từ kiểu " pachti unicalnyi " ( dịch nguyên bản: gần như có một không hai ) hay " naibôlee unicalnyi " ( dịch nguyên bản: có một không hai nhất ). Mà thường thì trong những trường hợp như thế người ta nói không phải về những hiện tượng có một không hai một cách đích thực, mà chỉ dơn giản là về những cái gì đó đáng lưu ý.

Cụm từ " Vì kế hoạch còn chưa đuợc hoàn thành đủ mức, chúng tôi chưa nhận được tiền đủ mức " nghe cũngchẳng kém phần lạ tai. Kết quả cuối cùng đã được thể hiện rõ mà chẳng cần cái " đủ mức " mờ mịt đó. Rồi cả ví dụ sau đây đọc cũng thấy khá mù mờ:

Do một cơn lũ lớn, toà nhà đã bị dịch chuyển ra khỏi vị trí của mình và nằm gần như ngang bằng với mặt đất. Người ta lo ngại là nó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.

" Ngang bằng với mặt đất " diễn đạt tính triệt để của quá trình này. Theo thông báo trên thì toà nhà " hầu như " đã bị tàn phá, song chưa phải là tất cả đã bị hư hoại. Theo chúng tôi, thay vì " ngang bằng với mặt đất " nên viết là " bị hư hại nghiêm trọng " - là câu thể hiện cái đã xảy ra chính xác hơn.

Cần chú ý đặc biệt tới những câu, từ sáo rỗng rập theo những cái khuôn có sẵn.

Nhiều cái trong chúng vẫn còn rất giàu sức sống và bám rễ vào trong ngôn ngữ báo chí chắc tới mức một số tác giả hình như không viết nổi nếu thiếu chúng: "

Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là rõ ràng và mọi người đều biết " - và tiếp đó là sự trình bày cụ thể cái quan điểm đó. Hoặc là " nguyên nhân từ chối hiển nhiên tới mức chẳng cần có thêm bất cứ một lời bình luận nào " - ấy thế mà ngay sau đó tác giả bắt đầu bình luận hết nguyên nhân này đến nguyên nhân khác.

Hoàn toàn có thể là cả về cái quan điểm mọi người đều biết và cả về các nguyên nhân từ chối người ta đã thông báo nhiều lần trong báo chí, và bây giờ bỗng lại có nhu cầu kể lại về những điều đó. Nếu vậy thì văn bản có thể bắt đầu như thế này chẳng hạn: " Sẽ là đúng chỗ nếu nhắc lại hay đáng lưu ý là... ". đây cũng chính là những khuôn mẫu hay được áp dụng, thế nhưng trong hoàn cảnh đó chúng còn chứa đựng một chút lô gic nào đó. Tất nhiên là đối với các tài liệu như vậy còn có thể có những kiểu " đột nhập " khác nữa nhằm thu hút sự chú ý của độc giả.

Một lần tờ " New York Time " đã đưa ra một bài viết của Ban biên tập với nhan đề " Được nhiều người biết ra sao ? " mà trong đó họ chế nhạo những người thường bắt đầu các bài viết của mình bằng những kiểu nói thô sơ như: Trong thực tế, nói chung là viết làm gì về cái mà người ta đã biết rộng rãi? Sự hứng thú của độc giả với thông tin sẽ bị thuyên giảm hay hoàn toàn mất đi chính vì cái kiểu "

đột nhập " như vậy.

Từ " rập khuôn " trong thời đại xếp chữ cho báo bằng tay được dùng để gọi các cụm từ hay các kiểu nói mà hay gặp tới mức người ta phải chuẩn bị sẵn chúng để tiết kiệm thời gian. Chúng được đúc vào kim loại theo từng dòng riêng biệt và lúc cần thiết chỉ việc đưa vào bản sắp chữ. Người ta nói rằng cái được rập khuôn đầu tiên là dòng chữ " một phụ nữ khả kính ". Từ bấy trở đi " những sự chuẩn bị sẵn "

kiểu như vậy bắt đầu có ý nghĩa là ngôn từ khuôn sáo, và nếu trước đây chúng được sử dụng thường xuyên, thì bây giờ sự quan tâm người ta dành cho chúng "

phai nhạt " tới mức sự có mặt của chúng trong bài viết gây cho độc giả cảm giác bực bội và mỉa mai nhiều hơn là thu hút được họ bằng một ý nghĩa thực nào đó.

Thế nhưng hầu như trong mỗi tờ báo vẫn còn các tác giả, mà nếu nói bằng chính ngôn từ khuôn sáo của họ, với sự " bền bỉ đáng noi theo " đang nhìn vào các từ rập khuôn bị phai nhạt bằng những " cặp mắt rộng mở " vì họ có "may mắn là không được biết ", rằng cái lao động vinh quang đến vậy lại hoàn toàn không được

" cánh đồng báo chí " cần đến, mà điều này, " trước hết " , sẽ làm tổn hại đến uy tín của chính các nhà báo. Vẫn nói bằng những ngôn từ khuôn sáo của họ thì "

phải nhấn mạnh một cách cương quyết ", rằng " những hành động rõ ràng không chê vào đâu được " của người biên tập phải " chặn đứng một cách không thương tiếc " bất cứ một biểu hiện nào của sự xâm phạm " không thể tha thứ như thế " tới danh dự của một tờ báo mà biết giữ gìn, như " tất cả mọi người đều biết rõ ", sự tôn trọng của độc giả.

Hoàn toàn có thể là có những cái nào đấy trong số các câu chữ rập khuôn được liệt kê trên đây có giá trị nhất định trong một hoàn cảnh nào đó. Nhưng nếu chỉ một từ rập khuôn mà được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau thì cái giá trị đó không tránh khỏi bị hạ thấp. " Sự trớ trêu số phận " của nhiều phát kiến khá thành công của nhà báo chính ở chỗ, là sau khi đã trở thành " tài sản chung ", chúng dần biến thành những từ rập khuôn bị quên lãng. Chúng " làm việc " một thời gian nào đó, nhưng từ chỗ được sử dụng thường xuyên nhanh chóng bị già cỗi và chết hẳn đối với độc giả.

Tất cả tai hoạ ở chỗ là các tác giả lười biếng hay bất tài lại vẫn tiếp tục sử dụng những khuôn sáo như vậy để che đậy sự nghèo nàn về tư duy của mình và lợi dụng các ý tưởng, khả năng quan sát cũng như sự uyên bác của người khác. Một tác giả đã giận dữ thật sự khi người biên tập thường xuyên gạt bỏ trong bài viết của anh ta những lối so sánh kiểu " như ánh nắng trong gọt sương ". Lần nào vị tác giả đó cũng nóng nảy chứng minh rằng câu văn trên là " phát kiến " của riêng anh ta, vì nó khác với câu đuợc thien hạ dùng quá nhiều là " như ánh nắng trong giọt nước ".

Khi biên tập các bài viết dành cho giới độc giả đông đảo, cần lưu ý đặc biệt tới các thuật ngữ và cấu trúc vốn dược dùng trong một phạm vi chuyên môn hẹp nào

đó. Không được phép có ảo tưởng rằng, tất cả mọi người sẽ hiểu được chúng. Ấy thế mà một tạp chí khoa học thường thức của thanh niên đã viết:

Ngày nay, mỗi học sinh đều biết rằng hippotalamus ( não giữa ) - đó không chỉ là một phần của bộ não mà còn là toà giám mục quan trọg nhất của hệ thống thần kinh trung ương.

Việc sử dụng cấu trúc rập khuôn " mỗi học sinh đều biết " ở đây chưa hẳnh đã là xác đáng - bởi hoàn toàn không phải mỗi học sinh mà chỉ là những người đã từng nghiên cứu môn giải phẫu. Nhân tiện, tất cả chúng ta đều có một thời học dưới mái trường phổ thông, nhưng liệu có mấy cái trong số những gì không có quan hệ với cuộc sống thường ngày của chúng ta còn đọng lại trong trí nhớ ? Mà ngay cả cụm từ " toà giám mục quan trọng nhất " trong bối cảnh trên cũng hoàn toàn không đúng chỗ.

Như chúng ta thấy, thậm chí không phải tất cả những người theo đạo đều biết được về sự khác nhau giữa các toà giám mục thuộc các cấp khác nhau - đối với họ thì thái độ với nhà thờ và đời sống của nó ở đâu cũng như nhau cả. Và chắc gì họ đã suy nghĩ rằng các toà giám mục là các địa hạt hành chính của nhà thờ, và cấp bậc của chúng được thiết lập theo nguyên tắc làãnh thổ chứ không phải theo mức độ quan trọng. Truớc Chúa, họ nói, tất cả đều bình đẳng ở bất cứ toà giám mục nào.

Ví dụ trên thêm một lần nữa khẳng định rằng người biên tập không được phép bỏ qua những từ ít gặp mà đôi khi tác giả " đẩy " cho anh ta. Nếu có mộ sự nghi ngờ, dù là nhỏ nhất, đặc biệt là khi từ ấy có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì tốt hơn hết là xem từ điển chứ đừng quá tin tưởng vào sự thông thạo của tác giả.

Việc sử dụng thiếu cân nhắc các từ có nguồn gốc nước ngoài kiểu như "

optimalnyi ", " universalnyi ", " anshlag " đã được nói ở trên, có thể mang đến không ít những điều khó chịu bât ngờ. Sau đây là một vài ví dụ kiểu như vậy:

Một số tác giả sử dụng từ " alibi " với ý nghĩa là sự thanh minh, mặc dù trong bản dịch từ tiếng Latinh, từ đó có ý nghĩa là " ở chỗ khác ". Trong luật học từ đó được dùng để nói rằng kẻ bị tình nghi không có mặt ở chỗ xảy ra tội ác, tức là "

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 160 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w