Kết thúc - câu hỏi

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 96 - 100)

Đây thường là những câu hỏi tu từ, chúng có nhiệm vụ gợi cho người đọc suy nghĩ theo những định hướng nhất định của tác giả.

Xét về mặt chức năng, các câu hỏi trong kiểu kết thúc này có thể chia thành mấy dạng chính dưới đây:

a, Câu hỏi giữ vai trò là yêu cầu trực diện, lời nhắc nhở thẳng thắn đối với các cơ quan chức năng. Ví dụ:

Trong canh bạc với giời ấy, tôi cứ thầm trách mấy ông chính quyền, mấy ông ngân hàng mãi. Nếu họ không đồng ý đặt tiền triệu, tiền tỷ vào tay những con người bạt mạng và mạo hiểm kia, thì làm gì có nỗi đau ngày hôm nay? Tất nhiên chả ai sung sướng gì trong những canh bạc này. Và hẳn "ông giời" cũng chẳng phải là người mong thắng cuộc đỏ đen kia. Nhưng chẳng lẽ sống chết mặc bay, chính quyền đoàn thể không để mắt tới ư? Có thể coi đây là một bài học đau lòng trong quản lý, hướng nghiệp giúp đỡ trong kiếm kế sinh nhai.

(Đỗ Doãn Hoàng, Canh bạc với giời, trong tập phóng sự Trần gian còn một thứ nghề, NXB. Thanh niên, H., 2000);

Bảo vệ rừng mà không dựa vào dân thì bao nhiêu kiểm lâm cho đủ?

(Trần Minh, Miền Trung động rừng, Đại đoàn kết, 10/5/2002);

Từ đám cháy của cánh rừng bước ra, mắt thâm quầng đỏ ngầu, mặt mũi nhem nhuốc bụi than, ông Trương Quốc Tuấn- chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết ông đã viết bản tự kiểm điểm trách nhiệm của mình về việc để xảy ra cháy rừng gửi về Chính phủ. Còn Cà Mau, dư luận cũng đang chờ đợi câu trả lời một cách nghiêm túc về trách nhiệm trước sự tổn thất của rừng U Minh Hạ. Bao giờ?

(Ngô Chí Tùng, Cháy rừng U Minh, Lao động, 18/4/2002).

b, Câu hỏi thể hiện những nỗi niềm trăn trở, day dứt của tác giả trước một mảng hiện thực có sắc màu thiếu tươi sáng nào đó. Ví dụ:

Có lẽ, tôi cũng sẽ như anh thanh niên nọ, im lặng đăm chiêu nhìn vào cánh rừng Bình Châu xơ xác với những thân cây đổ ngổn ngang và cháy xém. Xuyên mộc còn đâu những cánh rừng già cây lớn mấy người ôm mà 17 năm trước tôi từng chứng kiến? Để bây giờ là một chiến dịch bảo vệ môi trường lớn và quy đến mức con người phải tự nhìn lại mình. Rừng cấm quốc gia mà tiêu điều trơ trụi như thế kia là tại vì đâu?

(Huỳnh Dũng Nhân, Voi ơi ta bảo voi này, trong: Ăn tết trong rừng chó sói, NXB. Lao động, H., 1994);

Thanh minh nghĩa là trong sáng, làm thế nào để tình người trong ngày thanh minh chỉ còn lại toàn nét trong sáng?

(Thái Sinh, Thanh minh trong tiết tháng ba, Nông nghiệp Việt Nam, 4/4 / 2002 );

Khi tôi đang viết những dòng này thì hay tin: Ở An Giang có trên 80 nghìn trẻ em dưới 16 tuổi chưa có khai sinh; ở Vĩnh Long, Cà Mau... cũng có. Và còn ở những đâu nữa trên cái vựa lúa mênh mông sông nước này, trẻ em không có khai sinh? Người ta nói, thế kỷ 21 là thế kỷ của tăng tốc và văn minh. Tôi cũng cho là vậy. Nhưng trẻ em của quê tôi và xóm Chành Bà Te của Vĩnh Long, An Giang...

lên đến hàng chục vạn không khai sinh, không hộ khẩu, liệu có bị bỏ quên bên lề cuộc tăng tốc?

( Diễm Hà, Những người không có căn cước, Lao động, 12/1/2001 ).

c, câu hỏi mang ý nghĩa khẳng định, tức là tự thân nó nó đã hàm chứa câu trả lời của tác giả. Ví dụ:

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một cán bộ của Vụ Công tác chính trị Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi chúng tôi đặt câu hỏi về tình hình an ninh trật tự trong và ngoài các ký túc xá sinh viên cũng như sự nổi cộm đầy nhức nhối về tình trạng sinh viên phạm tội mà các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh, ông tỏ ra lạc quan:

"Vấn đề an ninh không có gì lớn, có một số vụ việc xảy ra nhưng không đáng kể, theo đánh giá chung về sinh viên không có gì lộn xộn...". Nhận định này đã sát với thực tế chưa, khi mà Công an Thành phố Hà Nội vừa cung cấp cho chúng tôi thông tin mới nhất là trên địa bàn thành phố đã có tới 6 sinh viên phạm trọng tội giết người?

(Thái Minh Châu, Chuyện thường ngày của sinh viên, trong: Phóng sự Thái Minh Châu, NXB. Lao động, H., 1999).

Kiểu kết thúc bằng câu hỏi khá phổ biến trong các bài phóng sự.

Trên đây là một số kiểu kết thúc cơ bản khá thường gặp trong phóng sự. Trong quá trình khảo sát chúng, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, các kiểu kết thúc phóng sự mà chúng tôi đã phân loại trên đây chỉ có tính chất tương đối. Vì mỗi kiểu kết thúc như vậy không phải lúc nào cũng tồn tại riêng rẽ, độc lập, mà nhiều khi tồn tại trong sự phối hợp, đan xen với những kiểu khác. Điều này có nghĩa là: một kết thúc phóng sự có thể đồng thời biểu đạt nhiều ý nghĩa, thực hiện nhiều chức năng; và cái ý nghĩa, cái chức năng được chúng tôi lấy làm căn cứ để xếp nó vào kiều này hay kiểu khác, thực ra chỉ mang tính "trội"

mà thôi.

Thứ hai, không nhất thiết tất cả các bài phóng sự đều phải có phần kết thúc.

Nếu mọi vấn đề đã được giải quyết ổn thoả (tất nhiên là theo quan điểm của người viết), mọi ý tưởng, cảm xúc đã được nói rõ trong phần nội dung thì phần két thúc có vẻ như là thừa. Ngoài ra, có những trường hợp tác giả cố tình không viết kết thúc nhằm tăng sức gợi cho tác phẩm, tạo dư ba trong lòng bạn đọc.

Thứ ba, phần kết thúc phóng sự có thể ngắn hay dài tuỳ theo từng tình huống cụ thể, nhưng nhìn chung, nó thường chỉ từ 100 chữ trở xuống. Câu chữ ở đây thường được viết khá cẩn thận, gọt giũa để vừa hấp dẫn độc giả, vừa giúp họ tiếp nhận và lĩnh hội thông tin một cách dễ dàng.

NGÔN NGỮ TÁC GIẢ VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Ngôn ngữ báo chí, nếu xét từ góc độ chủ thể phát ngôn, tồn tại dưới hai dạng chính. Đó là ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.

I. NGÔN NGỮ TÁC GIẢ

Ngôn ngữ tác giả chính là ngôn ngữ của người viết, của chủ thể sáng tạo ra tác phẩm. Nó bao gồm hai kiểu dưới đây:

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w