Câu mâu thuẫn với các câu khác bên cạnh nó

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 134 - 139)

Có những câu văn, khi tồn tại riêng lẻ thì đúng về mọi phương diện, nhưng khi được xem xét trong quan hệ với các câu khác nằm bên cạnh thì lại sai.

Ví dụ 1:

" Nạn nhân của vụ nổ này là hai em bé và một người đàn ông chừng 35 tuổi.

Hàng chục người khác bị thương nặng ".

Câu đầu khẳng định là nạn nhân chỉ có 3 người. Nhưng câu sau lại đưa ra số lượng lớn hơn. Rất có thể ý tác giả là: Vụ nổ này đã làm cho hai em bé và một người đàn ông chừng 35 tuổi bị chết, hàng chục người khác bị thương nặng.

Ví dụ 2:

" Cô giáo bị H. dùng dao mổ lợn đâm chết ngay trên bục giảng. Cô được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện E, nhưng vì vết thương quá nặng, đã chết lúc 17 h 30' cùng ngày ".

Cô giáo rõ ràng đã chết ở câu trước, nhưng trong câu sau ta lại thấy cô " sống lại " để rồi chết thêm một lần nữa. Có lẽ phải thay cụm từ " đâm chết ngay " ở câu đầu bằng cụm từ " đâm trọng thương " mới hợp lô gíc.

Ví dụ 3:

" Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện này có thể cắn thủng cả giầy da. Mọi biện pháp chống lại chúng vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để điều trị cho những người bị chúng cắn ".

Sau khi đọc đoạn văn này, chúng ta có những nhận xét sau đây:

Thứ nhất, câu đầu chưa chỉ rõ là loài nhện được đề cập nguy hiểm như thế nào cho nên câu thứ hai nói về việc chống lại chúng là không hợp lý.

Thứ hai, cụm từ " thử tìm cách bắt chúng " trong câu thứ ba mâu thuẫn với ý được thể hiện trong câu thứ hai. Vì " mọi biện pháp chống lại chúng " đương nhiên phải bao hàm cả việc " tìm cách bắt chúng ".

Có thể, ý tác giả cần được diễn đạt thế này:

- Với bộ răng khoẻ cứng, có thể cắn thủng cả giầy da, loài nhện độc này đặc biệt nguy hiểm đối với những ai bị chúng tấn công. Thế nhưng việc chống lại chúng luôn hết sức khó khăn do chúng sống sâu trong lòng đất. Đây là điều rất đáng lo ngại, vì cho đến giờ người ta vẫn chưa tìm ra phương thuốc hữu hiệu để điều trị cho những người bị loài nhện này cắn.

Còn có thể liệt kê nhiều ví dụ khác nữa về những câu văn không phù hợp với lô gíc của tư duy mà chúng ta gặp trên các trang báo. Rồi sự phân loại chúng ở đây chắc chắn còn những điều cần bổ sung. Song, chỉ vậy thôi cũng đủ để khẳng định rằng: việc tạo ra một sản phẩm ngôn từ hoàn chỉnh là điều không đơn giản. Và hơn ai hết, các nhà báo - những người được mệnh danh là " những viên hoa tiêu của con tàu ngôn ngữ dân tộc " - phải có trách nhiệm vượt qua khó khăn này.

( Bài đăng trên Tạp chí Nghề báo, số 3 / 2002 )

NHỮNG KIỂU LỖI VỀ CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP TRÊN BÁO CHÍ

Các lỗi về chính tả trên báo chí rất đa dạng và phong phú. Nhưng nhìn chung, có thể chia chúng thành một số kiểu cơ bản sau đây:

1.Viết sai các phụ âm hoặc nguyên âm

Thường gặp hơn cả là việc viết sai các phụ âm trong các cặp ( nhóm ) phụ âm đầu tr / ch, s / x, r / gi / d. Chẳng hạn đáng ra phải viết là " chia sẻ " ( trong câu: " Anh ấy chia sẻ cùng tôi mọi niềm vui nỗi buồn. " ), " bổ sung ", " vô hình trung ", bất trắc ",

" giã biệt ", " di dời ' " xa rời "... thì người ta lại viết thành " chia xẻ ", " bổ xung ", " vô hình chung ", " bất chắc ", " dã biệt ", " di rời ", " xa dời ". Đặc biệt, sự nhầm lẫn giữa các từ xuất / suấtgiành / dành xuất hiện với tần số khá cao trên các báo. Thực ra việc phân biệt các cặp từ này không khó. Ta sẽ viết là suất nếu nói đến một đại lượng nhận được nhờ sự phân chia một đại lượng khác lớn hơn ( năng suất, suất ăn, công suất...), và sẽ viết là xuất nếu nói đến phương hướng đi ra ngoài ( xuất khẩu, xuất cảnh, xuất giá...). Còn từ " giành " ta sẽ sử dụng khi viết về các thành tựu mà ai đó đạt được nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân ( giành huy chương vàng, giành nhiều điểm tốt, giành thắng lợi...), nó khác hẳn với từ " dành" có ý nghĩa là : " Giữ lại để dùng về sau, để riêng cho ai hoặc cho việc gì " ( dành tình thương cho con cháu, dành thời gian cho nghỉ ngơi, v. v. )1...

Với các nguyên âm thì lỗi về chính tả ít gặp hơn. Đây đó, thỉnh thoảng có trường hợp viết sai khuôn vần như " tuềnh toàng " thành " tuyềnh toàng ", " trừu tượng "

thành " trìu tượng ", " tiêu chí " thành " tiu chí ", " con hươu " thành " con hiêu "...Để khắc phục những lỗi này, có thể vận dụng mấy mẹo đơn giản: a, Khuôn vần chỉ có thể đứng trước các phụ âm nhch ( huênh hoang, huếch hoác ), còn khuôn vần uyê chỉ có thể đứng trước các phụ âm tn ( tuyết , tuyến ); b, Các từ Hán - Việt chỉ viết với ưu ( trừu tượng, hưu trí, lưu lạc, vĩnh cửu...) hoặc với iêu ( diễu hành, tiêu chí, hiệu trưởng, quan liêu...) chứ không viết với iu; c, Vần ươu chỉ xuất hiện rất hạn chế trong mấy từ như cái bướu, con hươu, con khướu, chai rượu, con tườu( có thể thuộc ngay được ).

Theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến những sự nhầm lẫn như trên là bởi người ta phát âm không chuẩn xác ( chẳng hạn, s được phát âm cũng như x, tr - như ch, r- như gid; rồi ươu được phát âm như iêu, iêu -như iu... tuỳ theo các khu vực dân cư ). Vì chữ viết thực ra chỉ là hình thức ghi lại âm thanh bằng ký tự, nếu nói sai thì viết cũng rất dễ sai theo. Vậy nên, để hạn chế chúng, một mặt chúng ta phải phát âm đúng( lẽ đương nhiên, Đài Truyền hình Trung ương và Đài Tiếng nói Việt Nam phải giữ vai trò tiên phong trong việc này ), mặt khác, chúng ta phải cố gắng nhớ mặt chữ trong khi viết ( nếu có nghi ngờ nên tra cứu từ điển ).

2. Viết nhầm các dấu thanh điệu hỏi và ngã

Các lỗi thuộc kiểu này chủ yếu gặp trên các tờ báo ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Chẳng hạn " kỹ năng " được viết thành " kỷ năng ", " vẩn vơ " - thành " vẫn vơ ",

" nghĩ " - thành " nghỉ ", v. v. Theo cuốn " Tiếng Việt thực hành " của Bùi Minh Toán - Lê A - đỗ Việt Hùng thì có hai quy tắc giúp phân biệt các thanh hỏi và ngã như sau:

- Trong các từ láy âm tiếng Việt có quy luật bổng trầm: Nếu từ láy gồm hai tiếng ( chữ ) thì cả hai tiếng hoặc đều là bổng hoặc đều là trầm: không có tiếng bổng láy với tiếng trầm và ngược lại. Hệ bổng gồm các thanh : không, hỏi, sắc: hệ trầm gồm các thanh: huyền, nặng, ngã. Do vậy, khi gặp một tiếng mà ta không biết là phải viết với thanh hỏi hay thanh ngã, ta hãy tạo ra một từ láy: nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, ngược lại, nếu láy với tiếng trầm, ta có thanh ngã. Chẳng hạn: trong "vẩn vơ"

thì thuộc hệ bổng ( thanh không ) nên vẩn phải mang dấu hỏi cùng hệ; còn trong "

nghĩ ngợi " thì ngợi thuộc hệ trầm nên nghĩ phải mang dấu ngã cùng hệ.

( Số ngoại lệ của quy tắc này rất ít: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, trơ trẽn, lam lũ ).

- Đối với các từ Hán - Việt ( trong trường hợp còn phân vân không biết viết với thanh hỏi hay ngã ), nếu chúng được bắt đầu bằng một trong các phụ âm: M, N, NH, V, L, D, NG ( mình nên nhớ viết là dấu ngã ) thì đánh dấu ngã: mẫn cảm, nỗ lực, nhã nhặn, viễn thị, lễ độ, dũng mãnh, ngôn ngữ, v. v. Còn với những từ được bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu, thì đánh dấu hỏi.

( Quy tắc này có chừng hai mươi ngoại lệ như sau: Kỹ năng, bãi khoá, bĩ cực, phẫu thuật, linh cữu, tống tiễn, thực tiễn, hoả tiễn, tiễu trừ, ấu trĩ, huyễn tưởng, tích

trữ,, hỗ trợ, hỗn chiến, hãm tài, phóng đãng, cùng quẫn, thư xã, hữu dụng, hữu phái, trì hoãn, công quỹ, cưỡng đoạt, tuẫn nạn, kỹ nữ, thi sĩ... )2.

3. đánh sai vị trí dấu thanh điệu

Đây là dạng lỗi phổ biến ở nhiều báo trong cả nước. Chẳng hạn, đáng ra phải viết là hoà, thuỷ ( dấu thanh điệu phải đánh vào ay là các nguyên âm chính ) thì không ít người lại viết thành hòa, thủy ( tức dấu thanh điệu được đánh vào các âm đệm ou ). Thậm chí, đây đó còn có trường hợp viết quí thành qúi, giả thành gỉa...

Có một số ý kiến tỏ ra xem nhẹ kiểu lỗi này vì cho rằng chúng chẳng ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của từ, đến việc tiếp nhận của người đọc. Nhưng theo chúng tôi thì cách nghĩ như vậy là chưa thoả đáng. Chúng ta đang trong quá trình chuẩn hoá ngôn ngữ, tức là đang hướng tới cái đúng. Mà cái đúng thì chỉ có một cho nên việc đánh dấu thanh điệu một cách tự do như hiện nay đang tạo nên sự thiếu nhất quán về chính tả, gây khó khăn cho việc học tập, nghiên cứu và làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ chung của chữ viết tiếng Việt.

Chúng tôi đề xuất một số quy tắc nhỏ có thể giúp đánh đúng vị trí dấu thanh điệu như sau:

1, Nếu trong âm tiết chỉ có một ký hiệu ghi nguyên âm thì đương nhiên dấu thanh điệu phải được đánh vào trên hoặc dưới ký hiệu ghi nguyên âm đó, ví dụ: bố, mẹ, học hành, thẳng thắn...

2, Nếu trong âm tiết có từ hai ký hiệu ghi nguyên âm trở lên thì sẽ xảy ra các tình huống sau:

- Trong âm tiết có ký hiệu ghi nguyên âm u. Khi đó u chỉ mang dấu thanh điệu khi đứng trước các ký hiệu ghi nguyên âm ia ( núi, mùi, lúa, lụa...), còn trong các trường hợp khác nó không mang dấu thanh điệu ( thuở, tuỳ, khuỷu tay...). Ở đây cần lưu ý là trong các âm tiết như quà, quí, mặc dù đứng trước a i nhưng ký hiệu ghi nguyên âm u vẫn không thể mang dấu thanh điệu vì nó chỉ là bộ phận của phụ âm q ( xét theo sự thể hiện về mặt chữ viết );

- Trong âm tiết có ký hiệu ghi nguyên âm o. Khi đó o chỉ mang dấu thanh điệu khi đứng trước ký hiệu ghi nguyên âm i ( hỏi, nói, gọi...), còn trong các trường hợp khác o không mang dấu thanh điệu ( hoà, hoè, xoá...);

- Đối với các tình huống còn lại ( trong âm tiết không có o mà cũng chẳng có u ), dấu thanh điệu bao giờ cũng được đánh vào ký hiệu ghi nguyên âm nằm sát cuối, tức là đằng sau nó còn một ký hiệu ghi nguyên âm hay một ký hiệu ghi phụ âm, ví dụ:

trường, cuốn, cười, miếng, v. v.3

Một phần của tài liệu nguồn kiến thức bổ sung – prdaily – seo web (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(178 trang)
w