CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin
* Khái niệm nguồn lực thông tin
Nguồn lực thông tin (NLTT), tiếng Anh là "Information Resources". Với sự ra đời của “Xã hội thông tin” và “Nền kinh tế thông tin”, khái niệm NLTT được sử dụng với nhiều nội dung sâu sắc và trở thành một thực thể trong tổ chức các cơ quan thông tin - thư viện (TT – TV), là yếu tố cấu thành nên hoạt động của một thư viện hiện đại, đồng thời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin (NCT) của người dùng tin (NDT), tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động TT – TV.
Hiện nay, chung quanh khái niệm NLTT, tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm đa dạng khác nhau tùy cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu.
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về NLTT, tiêu biểu như Evans G. Edward và V.Y. Knoppers. Dù chung mục tiêu là đáp ứng NCT của NDT nhưng hai tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về NLTT. V.Y. Knoppers coi "NLTT là một phần của sản phẩm trí tuệ, sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát, được ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. NLTT phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau" [39]. Nhà thư viện học Evans G. Edward lại cho rằng "NLTT là tập hợp của các loại hình tài liệu, bao gồm cả đĩa CD-ROM có liên kết tới các trang web mà NDT có thể dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ như lỗi thời của kỷ nguyên trước đây qua Google” [38]. Thông qua những khái niệm về NLTT, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, cả V.Y. Knoppers, Evans G. Edward đều mong muốn xác định phạm vi, nội dung và sứ mệnh của NLTT.
Ở Việt Nam, hiện nay đang có những quan điểm khác nhau, chưa được thống nhất về khái niệm NLTT, tuy nhiên các ý kiến, quan điểm chủ yếu vẫn tập trung vào hai xu
18 hướng sau:
Theo nghĩa rộng, NLTT tương đương với tiềm lực của hoạt động thông tin bao gồm nguồn tin và các yếu tố khác tạo nên nguồn tin như: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí…
Theo nghĩa hẹp, NLTT được hiểu là tổ hợp các tin nhận được và tích luỹ được trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người (tức NLTT là tổ hợp của tin khoa học và tin công nghệ); NLTT được thể hiện dưới dạng tài liệu với nhiều hình thức khác nhau. Pháp lệnh Thư viện quy định “Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt được hiệu quả cao và được bảo quản” [25]. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng, NLTT bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo qui ước và không theo qui ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng [10].
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng: NLTT là sản phẩm trí óc, trí tuệ của con người, là những thông tin được tổ chức, kiểm soát và có giá trị trong hoạt động thực tiễn của con người. PGS.TS. Trần Thị Quý cho rằng “NLTT chính là các dạng vật chất khác nhau lưu giữ các thông tin/tri thức của con người được tổ chức, sắp xếp lại, có cấu trúc, có ý nghĩa, có nội dung mà con người có thể khai thác được chúng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. NLTT này do một tổ chức, cá nhân nào đó kiểm soát chúng nhằm phục vụ cho lợi ích của con người” [29]. TS. Nguyễn Viết Nghĩa có quan điểm “NLTT là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dưới mọi dạng khác nhau của một cơ quan TT – TV nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT” [22]. TS. Lê Văn Viết định nghĩa “NLTT là tổ hợp các tài liệu phản ánh những kết quả NCKH trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Theo đó, sự hình thành, nguyên tắc xây dựng, chức năng của vốn tài liệu và của NLTT nhìn chung là đồng nhất. Do đó, coi vốn tài liệu của các cơ quan TT-TV chính là NLTT cũng là điều dễ hiểu”. Theo Thuật ngữ hoạt động TT-TV: NLTT được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lí theo quy trình, quy tắc của nghiệp vụ thư viện [2].
19
Ở một góc độ nhìn nhận, nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài này, tác giả tiếp cận quan điểm của các nhà nghiên cứu theo hướng NLTT là nguồn tài liệu phù hợp với NCT của NDT. Theo đó khái niệm về NLTT được hiểu theo nghĩa phổ biến được sử dụng trong cơ quan TT – TV và trên các ấn phẩm thuộc lĩnh vực TT – TV như sau: NLTT trong các cơ quan TT – TV bao gồm tập hợp các loại tài liệu có giá trị sử dụng trong các tổ chức dưới mọi hình thức vật lý khác nhau được tổ chức, kiểm soát và có thể dễ dàng truy cập, chia sẻ để giải quyết những vấn đề liên quan đến NLTT đồng thời phù hợp với chức năng, loại hình và đặc điểm của của cơ quan TT – TV, NLTT bao hàm cả tiềm lực thông tin và khả năng với tới các nguồn tin khác nhau. Theo nghĩa này, tất cả các nguồn thông tin có trong sở hữu của thư viện hoặc thư viện có thể tiếp cận đều có thể gọi là NLTT.
* Khái niệm về phát triển nguồn lực thông tin
Thuật ngữ “Phát triển” theo nghĩa triết học là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận của phép Biện chứng duy vật khẳng định: “phát triển” là một thuộc tính của vật chất, chỉ khái quát quá trình vận động của sự vật, không chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này đến sự vật, hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Theo từ điển Tiếng Việt “phát triển” là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đơn giản đến phức tạp, mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Như vậy, “phát triển” là sự biến đổi của sự vật, hiện tượng từ trạng thái tồn tại cũ sang trạng thái tồn tại mới, đó là sự biến đổi cả về chất và lượng theo chiều hướng tốt lên.
Theo Từ điển Giải nghĩa Thư viện học và Tin học của Hiệp hội Thư viện Mỹ,
“Phát triển NLTT” chính là phát triển bộ sưu tập của thư viện, bao gồm việc xác định và phối hợp chính sách tuyển chọn, định lượng nhu cầu của người sử dụng, những nghiên cứu về việc sử dụng sưu tập, việc đánh giá sưu tập, nhận diện các nhu cầu của sưu tập, tuyển chọn tài liệu, lập kế hoạch về việc chia sẻ tài nguyên, việc bảo quản sưu tập và loại bỏ tài liệu ra khỏi sưu tập. Edward Evans trong tác phẩm “Phát triển các bộ sưu tập của
20
trung tâm thông tin và thư viện” cho rằng “Phát triển NLTT/vốn tài liệu của thư viện hay trung tâm thông tin chính là quá trình nhận biết các điểm mạnh và điểm yếu của vốn tài liệu trên cơ sở NCT của NDT và các nguồn tin từ cộng đồng để cố gắng sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại, nếu có” [39]. Theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa: “phát triển” gắn liền với quản trị nguồn tin, vì phát triển là tiền đề của quản trị và quản trị là một khâu quan trọng trong phát triển NLTT [22].
Từ phân tích trên, thuật ngữ “Phát triển NLTT” được hiểu là hoạt động làm cho nguồn tài liệu, thông tin của thư viện lớn mạnh theo xu hướng tốt lên, phong phú cả về lượng và chất, giúp NDT có thể tra cứu, khai thác, thỏa mãn tốt hơn NCT của mình. Mục tiêu cuối cùng của phát triển NLTT là trang bị cho thư viện một NLTT có thể đáp ứng được những “nhu cầu thích hợp” của NDT trong giới hạn ngân sách và nguồn nhân lực của thư viện.
1.1.2. Đặc trƣng của nguồn lực thông tin
Trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào lĩnh vực TT – TV, khái niệm NLTT được mở rộng, ngoài vốn tài liệu thư viện được hiểu là tài liệu truyền thống (tài liệu dạng giấy) như sách, báo... thì NLTT còn bao gồm các loại tài liệu lưu trữ trên các phương tiện hiện đại (tài liệu phi giấy) như CSDL trực tuyến, DVD-ROM, CD- ROM, vi phim, vi phiếu,…. Nhưng để nguồn tài liệu đó trở thành NLTT thì chúng phải trải qua quá trình biến đổi để có được đầy đủ các đặc trưng dưới đây:
- Tính vật lý: NLTT là những phần thông tin được ghi lại, cố định lại thông qua một hệ thống dấu hiệu và được lưu giữ trên các vật mang tin như giấy, đĩa, băng từ…
Phương thức lưu trữ thông tin ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau, bất cứ dạng NLTT nào thì chúng cũng mang đặc trưng vật lý, tồn tại trên nền giá đỡ vật chất.
- Tính cấu trúc: Thể hiện ở chỗ các thông tin phải được trình bày, diễn đạt, nhận dạng theo các qui cách và tiêu chuẩn nhất định giúp con người có thể bảo quản an toàn và dễ dàng truy nhập thông tin. Việc thông tin được ghi lại theo những thể thức và tiêu chuẩn nhất quán cả về nội dung và hình thức giúp cho việc kiểm soát NLTT trở nên dễ dàng, thuận lợi.
- Tính truy cập: NLTT phải được tổ chức và kiểm soát sao cho NDT có thể tìm ra
21
chúng thông qua các điểm truy cập khác nhau như từ khóa, chủ đề, tên tác giả, loại hình tài liệu... Các điểm truy cập này được tạo ra trong quá trình xử lý tài liệu và hình thành bộ máy tra cứu tin. Nhờ bộ máy tra cứu, NDT có thể tìm được tài liệu thông qua các dấu hiệu nội dung hay hình thức của tài liệu.
- Tính chia sẻ: Để thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách cao nhất và để tiết kiệm kinh phí trong các thao tác nghiệp vụ, các thư viện và trung tâm thông tin cần có khả năng sử dụng nhiều loại thông tin từ các nơi khác nhau. Thực chất đây chính là sự chia sẻ NLTT. Tính có thể chia sẻ được của NLTT thể hiện ở khả năng có thể trao đổi thông tin theo nhiều chiều giữa các hệ thống thông tin với nhau.
- Tính giá trị: Giá trị của thông tin càng cao thì sẽ càng có nhiều người sử dụng, lợi ích của thông tin cho tổ chức sẽ càng lớn. NLTT có giá trị sẽ tác động mạnh mẽ tới các quá trình hoạt động xã hội, kích thích sự sáng tạo của con người.
Từ những đặc trưng trên, NLTT chính là kết quả hoạt động trí tuệ của con người, là kết quả của hoạt động quản trị thông tin, là cơ sở để cơ quan TT – TV tổ chức xây dựng, lưu giữ và khai thác, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng như là cơ sở để hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan TT – TV.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của nguồn lực thông tin
Sự phát triển của các loại nguồn tin tài liệu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Trước hết phải kể đến các quy luật phát triển của tài liệu. Các quy luật đó là: quy luật gia tăng số lượng tài liệu, quy luật tập trung và phân tán thông tin, quy luật lỗi thời của thông tin, quy luật giá cả tài liệu tăng liên tục. Đồng thời các yêu tố khác như chính sách phát triển nguồn tin, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ phát triển nguồn tin,… có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phát triển NLTT tại các cơ quan TT – TV nói chung.
* Sự tác động của các quy luật đặc trƣng của tài liệu đối với công tác phát triển NLTT
Những quy luật phát triển của tài liệu bao gồm quy luật gia tăng số lượng tài liệu, quy luật tập trung và phân tán thông tin, quy luật lỗi thời của thông tin, quy luật giá cả tài liệu tăng liên tục có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, phát triển, khai
22
thác NLTT của các thư viện cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Trong bối cảnh hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ của CNTT và truyền thông, hơn lúc nào hết, các quy luật phát triển nội tại của tài liệu đang phát huy hết tác dụng.
Việc nắm bắt NCT đa dạng, lựa chọn tài liệu phù hợp, giá trị nhất trên thị trường xuất bản phong phú với nguồn kinh phí hạn hẹp không tương xứng với giá cả tài liệu và NCT là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan TT – TV. Mỗi một cơ quan TT – TV cần lựa chọn cho mình một chiến lược bổ sung hợp lý tuỳ theo điều kiện kinh phí và cơ sở vật chất để xây dựng được một bộ sưu tập tài liệu có chất lượng, có đủ khả năng phục vụ các NCT đa dạng của NDT. Đặc biệt, bổ sung các loại tài liệu số, các CSDL trực tuyến là một trong những giải pháp mà các cơ quan TT – TV có thể lựa chọn khi có đủ điều kiện kỹ thuật và công nghệ giúp NDT có thể với tới các nguồn thông tin từ xa. Đồng thời, sự liên kết giữa các cơ quan TT – TV với nhau thông qua việc phối hợp bổ sung và chia sẻ NLTT là một trong những hình thức có hiệu quả nhất mà các thư viện trên thế giới đang thực hiện, đó là mô hình phối hợp tạo thành các liên hợp (consortium) để bổ sung và chia sẻ các loại tài liệu. Ở Việt Nam cũng đã có một số Liên hiệp thư viện được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các thư viện ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là những bước khởi đầu.
* Sự tác động của các yếu tố khác
- Chính sách phát triển nguồn lực thông tin: Chính sách phát triển NLTT là kim chỉ nam cho cán bộ thư viện khi đưa ra quyết định lựa chọn tài liệu, quản lý và phân bổ nguồn ngân sách bổ sung cho thư viện. Chính sách phát triển NLTT được coi là căn cứ pháp lý, khoa học để thư viện chủ động trong chiến lược phát triển NLTT của mình. Cơ cấu và diện bổ sung tài liệu của thư viện phát triển cân đối, đồng đều giúp cho việc tổ chức kho tài liệu trở nên dễ dàng và thỏa mãn mọi đối tượng NDT của thư viện là nhờ vào chính sách phát triển NLTT. Đối với các thư viện trường ĐH, chính sách phát triển NLTT chịu ảnh hưởng từ chính sách của Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là chính sách, chiến lược phát triển của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường, của lãnh đạo cơ quan TT – TV. Chính sách phát triển NLTT khoa học, đầy đủ, kịp thời, chính xác và bám sát với chuyên ngành đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất
23 lượng của NLTT.
- Nguồn kinh phí: Nguồn lực kinh phí là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến sự phát triển NLTT của các cơ quan TT – TV. Với nguồn kinh phí đủ mạnh, thư viện sẽ có thể mua được đầy đủ nguồn tin đảm bảo cả về nội dung và loại hình tài liệu mà NDT cần nhằm thỏa mãn NCT của NDT đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của thư viện. Các thư viện có tiềm lực tài chính hạn chế thường chọn cho mình những chiến lược bổ sung ở mức độ đầy đủ tối thiểu, chỉ bổ sung những tài liệu hạt nhân, những tài liệu có tần suất sử dụng cao, còn những loại tài liệu khác sẽ tìm cách thoả mãn độc giả bằng nhiều cách khác nhau như nguồn biếu tặng, lưu chiểu, trao đổi, chia sẻ giữa các thư viện. Hiện nay, nguồn kinh phí của các thư viện Việt Nam cho phát triển NLTT rất hạn chế trong khi NCT ngày một tăng, đặc biệt là các thư viện trường ĐH. Bởi vậy, với nguồn kinh phí luôn hạn hẹp, lãnh đạo các thư viện cần phải có chiến lược, kế hoạch bổ sung nguồn tài liệu hợp lý, chính xác và kịp thời.
- Đặc điểm NCT của NDT: NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc sử dụng và tiếp nhận thông tin nhằm duy trì các hoạt động sống của con người. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao. NDT hay bạn đọc là chủ thể của NCT, đó là cá nhân, tập thể sử dụng thư viện trên cơ sở đăng ký chính thức vào những giấy tờ quy định. NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Họ vừa là khách hàng, là đối tượng phục vụ của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. Với các cơ quan TT – TV, NCT của NDT là yếu tố định hướng cho việc xây dựng và phát triển NLTT. NLTT có trong cơ quan TTTV luôn phản ánh theo định hướng NCT của NDT. Các cơ quan TT – TV cần phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt được nhu cầu và những biến đổi về NCT của NDT, có như vậy thư viện mới cơ sở để đáp ứng và kích thích NDT đến với Thư viện.
- Trình độ cán bộ phát triển nguồn tin: Việc tổ chức, xây dựng và phát triển của một thư viện có đúng hướng và phát huy hiệu quả tích cực hay không đều phụ thuộc phần lớn vào người cán bộ thư viện. Ngày nay, trước hiện tượng bùng nổ thông tin và công nghệ, đòi hỏi người cán bộ phát triển nguồn tin phải trở thành hoa tiêu tri thức để