Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn lực thông tin, Phát triển, Thư viện, Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT

1.2. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương (ĐHSPNTTW) được thành lập theo Quyết định số 117/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.

Hiện nay Trường đã có 14 ngành/chuyên ngành đào tạo. Hệ sau ĐH có các chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc trình độ Tiến sĩ, Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc trình độ thạc sĩ, Quản lý văn hóa trình độ thạc sĩ. Hệ đại học có các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc mầm mon, Sư phạm Mỹ thuật mầm non, Thanh nhạc, Quản lý văn hóa, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Hội họa. Nhà trường vẫn đào tạo hệ cao đẳng hai ngành truyền thống đó là Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật. Ngoài ra, trường ĐHSPNTTW còn nhiều chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, từ Trung cấp lên Đại học, từ Cao đẳng lên Đại học các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Quản lý văn hóa.

Với lịch sử 45 năm xây dựng và trưởng thành, trường ĐHSPNTTW là nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáo viên nghệ thuật, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục nói riêng và cả nước nói chung. Trường ĐHSPNTTW luôn gắn kết sự nghiệp đào tạo của mình với sự phát triển của nền giáo dục ĐH và sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Chức năng

Là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo, trường có chức năng:

- Đào tạo, bồi dưỡng sư phạm nghệ thuật và một số chuyên ngành văn hóa nghệ thuật;

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm nghệ thuật và các môn văn hóa nghệ thuật khác trong các bậc học của trường phổ thông, trường sư phạm và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật theo quy định.

30

- Liên kết, hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

* Nhiệm vụ

Trường ĐHSPNTTW được giao thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường hàng năm qua từng giai đoạn.

Tổ chức, quản lý đào tạo sư phạm nghệ thuật và một số chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật thuộc các trình độ: cao đẳng, đại học, sau đại học theo hướng đa ngành, đa hệ nhằm đáp ưng nhu cầu xã hội; quản lý, thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật và loại hình văn hóa – nghệ thuật; quản lý bộ máy tổ chức, cán bộ, tài chính và cơ sở vật chất theo quy định hiện hành; quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng của nhà trường. Tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tạo điều kiện để cán bộ, viên chức phấn đấu, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng sự phát triển của trường và xu thế phát triển của sự nghiệp giáo dục.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật 1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức trường ĐHSPNTTW bao gồm: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo, 09 phòng chức năng, 12 khoa và 01 bộ môn chuyên môn, 03 trung tâm, 01 viện, 02 ban biên tập tạp chí và website [34].

Đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, với trên 390 cán bộ, giảng viên gồm: 07 Giáo sư/Phó giáo sư, 15 Tiến sĩ khoa học/Tiến sĩ, 212 Thạc sĩ và nhiều cán bộ, giảng viên đang là nghiên cứu sinh và theo học cao học; 04 Nhà giáo ưu tú, 01 Nghệ sĩ ưu tú, 02 giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp, 34 giảng viên chính/chuyên viên chính. Bên cạnh đó, toàn trường có 27 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam/hội Mỹ thuật Hà Nội, 21 hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam [34].

31

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Trường ĐHSPNTTW Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Trường ĐHSPNTTW

BAN GIÁM HIỆU Hội đồng

Khoa học và Đào tạo

Các Khoa chuyên môn Gồm: 12 khoa, 1 bộ môn

Các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, thông tin Gồm: 2 Trung tâm, 1 Viện,

2 Ban biên tập Các phòng chức năng

Gồm: 9 phòng

Phòng Đào tạo

Phòng Tổ chức Cán bộ Phòng Hành chính

Tổng hợp Phòng Kế hoạch

Tài chính Phòng Khoa học

Công nghệ Phòng Hợp tác

Quốc tế Phòng Công tác

Học sinh Sinh viên Khoa Thiết kế Đồ họa

Phòng Quản trị Thiết bị

Khoa Sƣ phạm Mỹ thuật

Khoa Nhạc cụ

Viện Nghiên cứu Sƣ phạm Nghệ thuật Khoa Sƣ phạm Âm nhạc

Khoa Mỹ thuật Cơ sở Khoa Văn hóa

Nghệ thuật Khoa Tại chức và

Đào tạo Liên kết Khoa Sau Đại học

Trung tâm Công nghệ Thông tin Trung tâm Ngoại ngữ

Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật

Khoa Thanh nhạc

Phòng Khảo thí &

Đảm bảo chất lƣợng Thanh tra Giáo dục

Trang Thông tin điện tử

Khoa TK Thời trang

Bộ môn Piano Khoa Tâm lý giáo dục

và Giáo dục thể chất Khoa Lý luận Chính trị

Khoa Thiết kế Thời trang

32

Bảng 1.1: Số lượng nhân lực trong toàn trường (tính đến 30/6/2015)

TT Nội dung Tổng

số

Trình độ

Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Khác

Ng % Ng % Ng % Ng %

Tổng số 390 16 4.1 220 56.4 134 34.4 20 5.1 1 Cán bộ quản lý 70 12 17.1 52 74.3 6 8.6 0 -

Ban Giám hiệu 4 4 100 0 - 0 - 0 -

Trưởng phó Phòng 23 1 4.3 16 69.6 6 26.1 0 -

GĐ, PGĐ T.tâm 7 2 28.6 5 71.4 0 - 0 -

Trưởng phó Khoa,

bộ môn trực thuộc 36 5 13.9 31 86.1 0 - 0 - 2 Giảng viên cơ hữu 184 4 2.2 160 87.0 20 10.8 0 -

3 CBVC khác 136 0 - 8 5.9 108 79.4 20 14.7

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ – Trường ĐHSPNTTW 1.2.4. Quy mô, chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học

* Công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Tháng 11/2006, trường ĐHSPNTTW tổ chức tuyển sinh khóa đào tạo ĐH Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật hệ chính quy đầu tiên. Từ đó đến nay, công tác tuyển sinh của Nhà trường liên tục được cải tiến và phát triển, đáp ứng việc đào tạo các mã ngành mới. Hiện nay, tổng số học viên, sinh viên của Nhà trường đã là 5572, trong đó số học viên cao học là 322, sinh viên hệ chính quy là 4233, sinh viên hệ liên thông chính quy và vừa làm vừa học là 1017 [34].

Song song với việc đổi mới chương trình đào tạo, mở rộng hoạt động đào tạo ngoài trường, giai đoạn vừa qua, Nhà trường cũng từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi các học phần đào tạo từ phương thức học chế niên chế sang học chế tín chỉ; rà soát toàn bộ chương trình đào tạo; điều chỉnh lại chương trình khung, chương trình của các ngành học cho phù hợp với thực tiễn; công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Đến

33

tháng 12/2014, Nhà trường đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi đào tạo theo học chế tín chỉ.

* Công tác Nghiên cứu Khoa học

NCKH đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục và đào tạo. Được sự quan tâm của lãnh đạo Trường ĐHSPNTTW và các cấp quản lý, cùng với sự nghiêm túc, có trách nhiệm của những người tham gia nghiên cứu, hoạt động NCKH của Trường đã có phát triển về số lượng, chất lượng đáng ghi nhận.

Từ năm 2006 đến nay, toàn trường đã có gần 400 đề tài NCKH, trong đó có 01 đề tài cấp bộ trọng điểm, 26 đề tài cấp bộ, 224 đề tài cấp trường, 85 đề tài cấp khoa [34].

Trong số đó, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, nhiều đề tài NCKH đã bám sát yêu cầu nội dung đào tạo phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Nhiều hội thảo khoa học có quy mô lớn, có chất lượng được tổ chức tại Trường đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu, học viện, trường ĐH trong cả nước. Hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSPNTTW bắt đầu triển khai từ năm học 2009 – 2010 đến nay đã có hơn 100 đề tài được nghiệm thu. Một số đề tài có chất lượng đã được Nhà trường lựa chọn để tham gia vào các cuộc thi về NCKH của sinh viên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn lực thông tin, Phát triển, Thư viện, Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)