Nội dung chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn lực thông tin, Phát triển, Thư viện, Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

3.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin hợp lý

3.1.1. Nội dung chính sách phát triển nguồn lực thông tin

Với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ Thư viện trường ĐHSPNTTW, công tác phát triển NLTT đã đạt được một số thành tựu đáng kể tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa phù hợp với tình hình khách quan cũng như điều kiện thực tế.

Như được đề cập tại Chương II, cán bộ của Thư viện trường ĐHSPNTTW chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để tiến hành công việc phát triển NLTT. Yêu cầu cấp thiết hiện nay của Thư viện ĐHSPNTTW là cần sớm xây dựng một chính sách phát triển NLTT bằng văn bản chính thức. Bởi chính sách phát triển NLTT được coi là kim chỉ nam để xây dựng, phát triển NLTT trong hoạt động TT-TV. Qua chính sách phát triển NLTT, Thư viện sẽ xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài để xây dựng và phát triển NLTT trong từng giai đoạn cụ thể. Để xây dựng được chính sách phát triển NLTT hoàn chỉnh và khoa học, Thư viện cần dựa trên các căn cứ sau đây:

- Các văn bản pháp lý trường ĐHSPNTTW và quyết định thành lập Thư viện Nhà trường như: quyết định thành lập, nội quy hoạt động, các chủ chương, đường lối cũng như mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển, các chương trình đào tạo của Nhà trường; quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của Thư viện, để từ đó xác định được hướng ưu tiên khi xây dựng NLTT.

- Căn cứ vào đặc điểm và NCT của các nhóm NDT của Thư viện để có định hướng ưu tiên trong chính sách.

- Căn cứ vào cơ cấu NLTT tại Thư viện, trên cơ sở đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của NLTT và những định hướng ưu tiên khi xây dựng chính sách bổ sung.

- Căn cứ vào sự phối hợp liên kết trong công tác bổ sung với các đơn vị trong trường, sự hợp tác, chia sẻ NLTT giữa Thư viện với các cơ quan, đơn vị, các cơ sở đào

100

tạo cùng chuyên ngành, các tổ chức trong mạng lưới thư viện các trường ĐH và các thư viện lớn trong nước, khu vực và thế giới. Đặc biệt phải tính đến việc chủ động tham gia các liên hợp thư viện có khả năng thúc đẩy việc chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT - TV trong nước và quốc tế

Ngoài những căn cứ như trên, để xây dựng được chính sách phát triển NLTT hoàn chỉnh cần có sự cân đối về kinh phí, số lượng tài liệu cho mỗi chuyên ngành, mỗi loại hình, ngôn ngữ,…

Chính sách phát triển NLTT được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt đã đạt được trong công tác phát triển NLTT thời gian qua và nội dung phải bao quát được những vấn đề sau:

- Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của Thư viện; đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình phát triển NLTT cũng như sự thống nhất về quy trình và thủ tục bổ sung; đảm bảo tính liên tục, nhất quán của NLTT.

- Bổ sung đầy đủ, kịp thời các nguồn thông tin và tài liệu phục vụ công tác đào tạo và NCKH của trường; đưa ra hướng bổ sung ưu tiên cho từng chủ đề, từng chuyên ngành cụ thể đặc biệt là các mã ngành mới; tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, số hóa tài liệu tạo tiền đề cho việc xây dựng thư viện số trong những năm tiếp theo; chú trọng thu thập đầy đủ nguồn “tài liệu xám”.

- Nghiên cứu và triển khai công tác mượn liên thư viện với các đơn vị, cơ quan, các cơ sở đào tạo chuyên ngành văn hóa nghệ thuật và các trung tâm TT – TV lớn trong và ngoài nước; tranh thủ hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế để nhận tài trợ, tài liệu biếu tặng, thu thập, bổ sung các nguồn tài liệu nhập vào Thư viện phù hợp với nội dung đào tạo của trường, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy, học tập, NCKH của bạn đọc.

- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn ngôn ngữ và các loại hình tài liệu cụ thể, đảm bảo sự cân đối, hài hoà của kho tài liệu.

- Xác định rõ phương thức bổ sung, nguồn bổ sung, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm kinh phí cho Nhà trường.

- Nội dung đánh giá định kỳ vốn tài liệu và các tiêu chí thanh lọc tài liệu phù hợp theo quy định.

101

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các SP&DVTT. NDT cần không chỉ là mục lục, thư mục, những sản phẩm họ cần sẽ phải được xử lý sâu hơn, như thông tin tóm tắt, thông tin tổng luận và những nhu cầu về nội dung tư vấn sẽ tăng lên.

Để tạo lập được một nguồn thông tin đủ mạnh, đáp ứng tương đối đầy đủ NCT trong và ngoài Trường, cũng cần phải xác định được diện bổ sung hợp lý. Diện bổ sung tài liệu cần căn cứ vào nội dung chương trình đào tạo, đề cương chi tiết của từng môn học - nơi mà cán bộ giảng dạy đã liệt kê danh mục tài liệu bắt buộc sinh viên phải đọc và danh mục tài liệu yêu cầu đọc thêm, căn cứ vào đề xuất của bộ phận phục vụ dựa trên yêu cầu của cộng đồng NDT và kết quả đánh giá vốn tài liệu.

Trên cơ sở đó, định hướng và xác lập mức độ bổ sung ưu tiên cho từng chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Đối với trường ĐHSPNTTW, tác giả đưa ra các mức ưu tiên bổ sung tài liệu cho các chuyên ngành như sau:

- Mức 0 - không bổ sung: Không bổ sung tài liệu về các chuyên ngành không liên quan với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường như: kinh tế, vật lý, hóa học, cơ khí, chế tạo,...

- Mức 1 - bổ sung chọn lọc: Mức độ này được áp dụng đối với tài liệu tiếng Việt thuộc các lĩnh vực có liên quan với các ngành mà Nhà trường đang đào tạo như ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội, tài liệu tra cứu, phổ cập kiến thức, giải trí. Tài liệu tiếng nước ngoài các chuyên ngành mà Nhà trường đang đào tạo cũng thuộc diện bổ sung chọn lọc do giá thành tài liệu cao và nguồn mua không phổ biến.

- Mức 2 - bổ sung đầy đủ: Mức độ này được áp dụng đối với tài liệu tiếng Việt gồm giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo trong đề cương chi tiết của từng môn học, các báo, tạp chí chuyên ngành thuộc các ngành mà trường đang đào tạo, tài liệu tra cứu của các chuyên ngành như bách khoa, từ điển chuyên ngành,...

Về ngôn ngữ, Thư viện ưu tiên bổ sung tài liệu tiếng Việt nhằm phục vụ số đông NDT. Tài liệu tiếng nước ngoài chú trọng bổ sung tài liệu viết bằng tiếng Anh.

Về loại hình tài liệu: Trong giai đoạn hiện nay, Thư viện vẫn ưu tiên bổ sung tài liệu truyền thống như sách, báo tạp chí. Tuy nhiên, để theo kịp xu hướng phát triển của

102

các thư viện hiện đại và đáp ứng những nhu cầu mới của người sử dụng, các loại hình tài liệu hiện đại cần được phát triển song song với tài liệu truyền thống.

Chính sách phát triển NLTT cũng cần quy định rõ số lượng bản bổ sung cho mỗi loại tài liệu như sau:

Bảng 3.1: Quy định số lƣợng bản tài liệu bổ sung STT Tài liệu theo chuyên ngành đào tạo của

Trường ĐHSPNTTW

Số lƣợng (bản/đầu tài liệu)

Tiếng Việt Tiếng nước ngoài

1 Giáo trình các môn học bắt buộc 100 – 150 0

Giáo trình các môn học tự chọn 30 - 100 0

2 Sách tham khảo, chuyên khảo 5 – 10 1

3 Tài liệu thuộc các lĩnh vực khác: từ điển, sách tra cứu, giải trí, nâng cao kiến thức,...

1 – 3 0

4 Báo, tạp chí 1 – 2 0

5 Tài liệu điện tử 1 1

6 CD-ROM, VCD, DVD 1 – 3 1

Tài liệu phục vụ chương trình cao học, nghiên cứu sinh: giáo trình là 30%, sách tham khảo là 20% trên tổng số học viên của mỗi khóa đào tạo.

Thư viện cần thực hiện tốt chính sách phát triển NLTT nhằm đạt được hai mục tiêu: vừa bám sát phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của Nhà trường, vừa mở ra những khả năng mới, kích thích nhu cầu tìm kiếm cũng như giúp NDT vươn tới các phương thức khai thác thông tin đa dạng bằng sự hỗ trợ của CNTT.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn lực thông tin, Phát triển, Thư viện, Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)