CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
2.1.1. Đặc điểm tài liệu theo nội dung
Với vai trò là Thư viện của trường đầu ngành trong cả nước về giáo dục nghệ thuật, Thư viện trường ĐHSPNTTW đã được Ban lãnh đạo Nhà trường hết sức quan tâm đầu tư và chú trọng trong việc phát triển vốn tài liệu. Nội dung NLTT của Thư viện mang tính đặc thù theo chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, tài liệu thuộc lĩnh vực khác như lịch sử, địa lý, văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ,… chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Số lượng sách trong Thư viện hiện nay có khoảng 5.144 đầu sách/18.855 bản.
Nội dung trọng tâm của vốn tài liệu là sách bao gồm nội dung của các chuyên ngành Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa Nghệ thuật, Hội họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa. Kho sách của Thư viện được phân chia theo nội dung các chuyên ngành đào tạo và các chủ đề của Trường như sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung kho sách theo bộ môn khoa học
1052 1316
240 156 108 252 43 143 614
142
562 377 102 37 4531 4188
745 540 370 815 307
1354 3461
317 784 1069 337 55 0
500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
Đầu tài liệu Bản tài liệu
49
Bảng 2.1: Thống kê nội dung kho sách theo bộ môn khoa học Đơn vị tính: Cuốn
STT Nội dung tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mỹ thuật 1.052 20.45 4.513 23.94
2 Âm nhạc 1316 25.58 4.188 22.21
3 Văn hóa nghệ thuật 240 4.67 745 3.95
4 Thiết kế đồ họa 156 3.03 540 2.86
5 Hội họa 108 2.10 370 1.96
6 Thiết kế thời trang 252 4.90 815 4.32
7 Sư phạm mầm non 43 0.84 307 1.63
8 Triết học/CN Mác- Lênin/KH chính trị
143 2.78 1.354 7.18
9 Sư phạm/GD học/Tâm lý học
614 11.94 3.461 18.36
10 Lịch sử/Địa lý 142 2.76 317 1.68
11 Văn học 562 10.92 784 4.16
12 KHXH/Văn hóa/Văn hóa học
377 7.33 1.069 5.67
13 Ngôn ngữ học 102 1.98 337 1.79
14 Văn bản quy phạm pháp luật
37 0.72 55 0.29
Tổng 5.144 100 18.855 100
Nguồn: Thư viện trường ĐHSPNTTW
Nhìn vào biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 có thể dễ dàng nhận thấy NLTT về Mỹ thuật (20.45%) và Âm nhạc (25.58%) có số lượng đầu sách cũng như số lượng bản sách nhiều hơn so với các nội dung khác một cách rõ ràng. Tỉ lệ đó cũng hợp lý vì đây là hai chuyên ngành đào tạo truyền thống của Trường nên tài liệu về hai chuyên ngành này đã được
50
xây dựng, bổ sung từ những ngày đầu Nhà trường mới thành lập. Sách lĩnh vực Sư phạm/Giáo dục học/Tâm lý học có tỉ lệ đầu sách 11.94% và tỉ lệ số bản sách 18.36%, tương đối nhiều so với các lĩnh vực khác. Đây là lĩnh vực chung được nhiều đối tượng NDT có nhu cầu sử dụng như giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên. Đầu sách các chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật (4.67%), Thiết kế đồ họa (3.03%), Hội họa (2.10%), Thiết kế thời trang (4.90%) chiếm tỉ lệ khiêm tốn và tương đương như nhau. Sách các chuyên ngành này có tỉ lệ chênh lệch khá lớn so với sách thuộc hai chuyên ngành truyền thống vì đây là những chuyên ngành mới được Nhà trường đào tạo kể từ sau khi trường được nâng cấp lên ĐH, năm 2006.
Những ngành như ngành Hội họa, Thiết kế đồ họa đặc biệt là ngành Sư phạm mầm non là những ngành còn rất non trẻ, bởi lẽ thế mà số lượng sách thuộc những chuyên ngành này chưa nhiều. Riêng số lượng bản sách của lĩnh vực Triết học/Chủ nghĩa Mác-Lênin/Khoa học chính trị có tỉ lệ cao hơn nhiều so với đầu sách vì đây là môn đại cương chung cho tất cả các ngành đào tạo, do đó số lượng bản sách cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của NDT. Sách Văn học tại Thư viện trường có số lượng khá nhiều so với tỉ lệ đầu sách thuộc các lĩnh vực khác (10.92%) nhưng thực tế nhu cầu cũng như tần suất sử dụng sách văn học của các đối tượng NDT không cao. Lý giải cho hiện tượng này, qua tìm hiểu và thực tế công tác bổ sung những năm gần đây, sách văn học tại Thư viện chủ yếu được các thế hệ Ban lãnh đạo Nhà trường chấm chọn bổ sung. Một phần xuất phát từ tình yêu văn chương, thơ ca của người nghệ sĩ; một phần khác vì ủng hộ, khuyến khích các tác phẩm văn học của những người bạn, người đồng chí đồng điệu trong tâm hồn.
Đối với xuất bản phẩm định kỳ: báo, tạp chí đóng vai trò quan trọng không chỉ với việc học tập mà còn có vai trò trong việc rèn luyện kĩ năng sống, phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên. Hiện nay Thư viện Trường ĐHSPNTTW có 65 tên báo, tạp chí tiếng Việt với hơn 4.300 bản. Nội dung của báo, tạp chí phong phú về nhiều lĩnh vực Mỹ thuật, Văn hóa Nghệ thuật, Sư phạm, Giáo dục, Tâm lý, Khoa học xã hội, Văn hóa, Văn hóa học,... Với 27 loại báo, tạp chí phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường và
51
38 loại báo, tạp chí tin tức, chính trị, văn hóa, khoa học xã hội, ngôn ngữ, lịch sử được cập nhật theo định kỳ xuất bản. Trong đó đặc biệt phải kể đến Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật – Tạp chí của trường ĐHSPNTTW có chức năng thông tin lý luận và thực tiễn về đào tạo, NCKH trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Tạp chí là tiếng nói chính thức của Nhà trường về giáo dục nghệ thuật.
Đối với nguồn tài liệu nội sinh bao gồm các báo cáo NCKH, các đề tài NCKH, tài liệu hội thảo, hội nghị, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp được Thư viện thu thập, lưu trữ và phổ biến đến NDT hiện đang có 1.867 đầu/2.243 bản. Cơ cấu nguồn tài liệu nội sinh thu được phân theo nội dung tài liệu phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, như sau:
Bảng 2.2: Thống kê nội dung kho tài liệu nội sinh theo chuyên ngành Đơn vị tính: Cuốn
STT Nội dung tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mỹ thuật 458 24.53 630 28.09
2 Âm nhạc 522 27.96 643 28.67
3 Văn hóa nghệ thuật 143 7.66 175 7.80
4 Thiết kế đồ họa 156 8.35 170 7.58
5 Hội họa 27 1.45 27 1.20
6 Thiết kế thời trang 402 21.53 411 18.32
7 Chính trị, quản lý giáo
dục, tâm lý, ngôn ngữ 159 8.52 187 8.34
Tổng 1.867 100 2.243 100
Nguồn: Thư viện trường ĐHSPNTTW
52
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kho tài liệu nội sinh theo chuyên ngành
458
522
143 156
27
402
159
630 643
175 170
27
411
187
0 100 200 300 400 500 600 700
Mỹ thuật Âm nhạc Văn hóa nghệ thuật
Thiết kế đồ họa
Hội họa Thiết kế thời trang
Chính trị, quản
lý giáo dục, tâm
lý, ngôn ngữ
Đầu tài liệu Bản tài liệu
Theo thống kê bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, một lần nữa có thể nhận thấy tài liệu nội sinh chuyên ngành mỹ thuật và âm nhạc có nhiều tài liệu hơn cả, vì đây là hai chuyên ngành đào tạo chính của Nhà trường, đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên quá trình NCKH cũng dài hơn các ngành mới mở. Một số chuyên ngành được mở sau nên số lượng tài liệu nội sinh còn hạn chế như ngành: văn hóa nghệ thuật, thiết kế đồ họa, hội họa. Biểu đồ 2.2 cho thấy số lượng đầu và số lượng bản tài liệu không có sự chênh lệch lớn như với tài liệu là sách. Hầu hết luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài NCKH chỉ có 01 bản/đầu.