CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
2.1.2. Đặc điểm tài liệu theo loại hình
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của một trường ĐH giáo dục nghệ thuật, Thư viện ĐHSPNTTW đã xây dựng được một NLTT khá phong phú gồm 2 nhóm chính:
- Nguồn lực thông tin truyền thống: bao gồm tập hợp các vốn tài liệu trên giấy:
Sách; báo, tạp chí; luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo kết quả NCKH, tài liệu hội nghị, hội thảo. kỷ yếu.
- Nguồn lực thông tin điện tử: bao gồm tập hợp các thông tin dùng cho máy đọc dưới dạng Đĩa CD-ROM, DVD, bài giảng điện tử, CSDL thư mục sách.
53
* Nguồn lực thông tin truyền thống
Nguồn tài liệu truyền thống bao gồm: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học,… là nguồn tin chính của Thư viện trường ĐHSPNTTW.
Bảng 2.3. Thống kê loại hình tài liệu truyền thống của Thƣ viện Đơn vị tính: Cuốn
STT Dạng tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Sách giáo khoa, giáo trình 423 5.98 8.701 34.26 2 Sách chuyên khảo, tham
khảo 4.626 65.38 9.768 38.46
3 Báo, tạp chí 65 0.92 4.300 16.93
4
Luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo kết quả NCKH, tài liệu hội thảo, hội nghị
1.867 26.38 2.243 8.83
5 Tài liệu tra cứu 95 1.34 386 1.52
Tổng 7.076 100 25.398 100
Nguồn: Thư viện trường ĐHSPNTTW
- Sách giáo khoa, giáo trình: Thư viện hiện có 423 đầu (chiếm 5.98% tổng số đầu tài liệu truyền thống) và 8.701 bản (chiếm 34.26% tổng số bản tài liệu dạng giấy), bao gồm sách giáo khoa, giáo trình cho các môn đại cương và cho tất cả các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường bằng tiếng Việt. Giáo trình dành cho các môn đại cương được Thư viện bổ sung từ các nhà xuất bản (NXB) khác nhau. Đối với tài liệu chuyên ngành, ngoài những tài liệu bổ sung từ Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), NXB Mỹ thuật, NXB Đại học Sư phạm,... có rất nhiều đầu tài liệu do các cán bộ giảng dạy trong trường biên soạn. Đó là các tài liệu chuyên nghành được đào tạo trong Trường như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Hội họa, Văn hóa nghệ thuật. Đây là nguồn tài liệu vô cùng quý giá, hỗ trợ đắc lực trong quá trình
54
học tập đối với học viên, sinh viên trường ĐHSPNTTW.
- Sách chuyên khảo, tham khảo: Tính đến thời điểm 06/2015, tổng số vốn tài liệu chuyên khảo, tham khảo của Thư viện là 4.626 tên tài liệu (chiếm 65.38% tổng số tên tài liệu truyền thống) và 9.768 bản sách (chiếm 38.46 % tổng số bản tài liệu truyền thống), bao gồm tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc.
Tài liệu chuyên khảo, tham khảo bằng tiếng Việt có nội dung khá đa dạng. Đó là các tài liệu chuyên nghành Mỹ thuật, Âm nhạc, Hội họa, Thiết kế đồ họa, Văn hóa Nghệ thuật,... Tài liệu chuyên khảo, tham khảo bằng ngôn ngữ nước ngoài của Thư viện chủ yếu là tài liệu phục vụ cho một số chuyên ngành đào tạo của Nhà trường như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Hội họa. Trong đó toàn bộ tài liệu chuyên khảo, tham khảo bằng tiếng Trung Quốc là tài liệu chuyên ngành Mỹ thuật, Hội họa. Tài liệu bằng tiếng Nga bao gồm tài liệu chuyên ngành Mỹ thuật và Âm nhạc. Có thể nói tài liệu bằng tiếng Trung và tiếng Nga tại Thư viện trường ĐHSPNTTW là nguồn tài liệu quý. Bởi nước Nga (Liên Xô cũ) và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa nghệ thuật truyền thống lâu đời với nhiều loại hình và đặc sắc.
Bên cạnh đó phải kể đến một số tài liệu tham khảo nước ngoài do Quỹ châu Á tặng hàng năm, chủ yếu là tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật và Thiết kế thời trang. Ngoài ra còn có một số ít là tài liệu về kiến thức xã hội và CNTT.
Nhìn chung, nguồn tài liệu này ít có trên thị trường trong nước, có giá trị khoa học cao, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập và NCKH.
- Tài liệu tra cứu: là loại tài liệu đặc biệt trong hệ thống tài liệu truyền thống của Thư viện trường ĐHSPNTTW, gồm các loại sách: Bách khoa toàn thư, Almanach, Từ điển, Sổ tay tra cứu tổng hợp và chuyên ngành. Số tài liệu này hiện nay có 95 đầu tên tài liệu (chiếm 1.34%) với hơn 386 bản (chiếm 1.52%). Trong đó phải kể đến một số tài liệu tra cứu được nhiều bạn đọc quan tâm sử dụng như Từ điển thuật ngữ âm nhạc, Từ điển điển tích dân ca quan họ, Từ điển họa sĩ Việt Nam, Từ điển mỹ thuật, hội họa thế giới, Hội họa toàn thư, Bách khoa toàn thư các nền văn hóa thế giới, Almanach những nền văn minh thế giới, Bách khoa khoa học phổ thông, Bách khoa tri thức phổ thông...
55
- Báo, Tạp chí: gồm 65 loại báo, tạp chí tiếng Việt với khoảng 4.300 bản, chiếm 0.92% tổng số đầu tài liệu. Trong đó các loại báo, tạp chí chuyên ngành được đóng quyển và lưu giữ đầy đủ như tạp chí Mỹ thuật, Mỹ thuật & đời sống, Mỹ thuật nhiếp ảnh, Nghiên cứu mỹ thuật, Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa các dân tộc, Âm nhạc Việt Nam Panorama, Dệt may và thời trang Việt Nam, Mốt & cuộc sống, Tạp chí giáo dục, Dạy &
học ngày nay,...
- Luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo kết quả NCKH, tài liệu hội nghị, hội thảo: đây là nguồn tài liệu nội sinh của trường ĐHSPNTTW với 1.867 đầu tài liệu chiếm 26.38% tổng số tên tài liệu truyền thống và 2.243 bản sách chiếm 8.83% tổng số bản tài liệu. Nguồn tin này phản ánh tương đối đầy đủ và có hệ thống về tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu khoa học, cũng như định hướng phát triển của Nhà trường. Đây là nguồn thông tin hữu ích phục vụ đắc lực cho hoạt động giảng dạy, NCKH của giảng viên, cán bộ và cho việc học tập của học viên, sinh viên trong trường.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu loại hình tài liệu truyền thống
423 4626
65 1867 95 8701 9768
4300 2243 0 386
2000 4000 6000 8000 10000 12000
Đầu tài liệu Bản tài liệu
* Nguồn lực thông tin điện tử
Được sự quan tâm, đầu tư của Ban lãnh đạo Trường ĐHSPNTTW, kể từ năm 2008 Thư viện trường đã từng bước thực hiện hiện đại hóa hoạt động TT – TV. Từ thời điểm đó cho tới nay, tuy diện mạo cũng như vai trò, chức năng của Thư viện đã có nhiều thay đổi nhưng việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện vẫn đang dừng lại ở bước khởi đầu và còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, NLTT điện tử tại Thư viện Trường còn rất khiêm tốn bao gồm các tài liệu như CSDL thư mục, các bài giảng điện tử, đĩa CD-ROM,
56 VCD, DVD, trang web Thư viện.
- CSDL thư mục: Năm 2008, Thư viện tiến hành xây dựng cơ sở dữ kiện thư mục sách với 4.701 biểu ghi trên hệ thống cơ sở dữ liệu MySQL (có cán bộ CNTT viết). Đây là loại CSDL phản ánh vốn tài liệu truyền thống của Thư viện tuy nhiên do trình độ chuyên môn nghiệp vụ thư viện của các cán bộ còn hạn chế, chưa biết xử lý format trình bày nên khi tra cứu, tìm kiếm tài liệu tất cả các trường dữ liệu của tài liệu đều được hiển thị và không ở dạng thư mục. Việc định từ khóa còn chưa chính xác, chưa có tóm tắt tài liệu. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, CSDL thư mục này cũng chưa đem lại hiệu quả.
- Website Thư viện với địa ch : http://trungtamcntt.spnttw.edu.vn được xây dựng song song với quá trình xây dựng CSDL thư mục. Trên đó bạn đọc có thể tra cứu CSDL thư mục sách của Thư viện, tìm đọc bài giảng điện tử các chuyên ngành của Trường.
Trang web thường xuyên cập nhật thông báo danh mục sách mới nhập, giới thiệu những cuốn sách hay tới độc giả,...
- Các bài giảng điện tử: bao gồm 32 bài giảng chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, Hội họa của các giảng viên trong trường đã được số hóa và đăng tải lên website của Thư viện. Đây là nguồn tài liệu được nhiều NDT quan tâm, tuy nhiên do vấn đề bản quyền tài liệu nên hiện nay nguồn tài liệu này chỉ phục vụ một số đối tượng NDT nhất định gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý, một số giảng viên cơ hữu của Nhà trường. Để sử dụng được tài liệu, cán bộ, giảng viên phải đăng ký với Thư viện để được cấp tài khoản truy cập.
- Đĩa CD, VCD, DVD: Hiện nay Thư viện trường có 237 đĩa CD, 10 đĩa VCD, 4 đĩa DVD. Trong đó:
+ 113 đĩa CD luận án, luận văn các chuyên ngành.
+ 124 đĩa CD chuyên ngành âm nhạc chủ yếu là các bản nhạc giao hưởng nổi tiếng; các bản nhạc dành cho piano, organ, ghi ta; các ca khúc... Có thể kể đến một tác phẩm tiêu biểu như L.V. Beethoven Symphonie No 2, No 5, L.V. Beethoven Symphonie No 3, No 9, P.I.Tchaikovsky the seasons, Carmen Georges Bizet, Lối chơi quan họ…
+ 10 đĩa VCD với 10 chuyên đề khác nhau về Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ 02 bộ gồm 04 đĩa DVD phim tài liệu âm nhạc “Vọng khúc ngàn năm” tái
57
hiện bóng dáng lịch sử và nền văn hóa nghệ thuật của mảnh đất kinh kỳ xuyên suốt chiều dài 1000 năm văn hiến qua hai chủ đề: “Âm nhạc cổ truyền của Thăng Long” & “Âm nhạc dân gian tín ngưỡng”.
Nguồn tài liệu này ít được cập nhật nên lượng bạn đọc sử dụng rất hạn chế.