CHƯƠNG 1: NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT
1.3. Khái quát về Thư viện Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
1.3.4. Đặc điểm nhu cầu tin
Nghiên cứu NCT của NDT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất cứ cơ quan TT – TV nào, với mục tiêu là không ngừng nâng cao khả năng đáp ứng NCT của họ. Đối với trường ĐHSPNTTW, việc nghiên cứu NCT của các đối tượng NDT bao gồm NDT thường xuyên và NDT tiềm năng luôn được chú trọng. Bởi phương pháp, năng lực cũng như lĩnh vực tư duy của người nghệ sĩ có nhiều khác biệt so với các ngành khoa học thuộc khối khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội – nhân văn khác. Người
40
nghệ sĩ có thể cháy hết mình trong những đêm biểu diễn, đam mê quên mình trong những tác phẩm nghệ thuật với những thành công rực rỡ nhưng lại khó khăn khi ngồi làm công tác nghiên cứu. Xuất phát từ đặc thù đó, để có được những đánh giá khách quan, chính xác, tác giả đã tiến hành tìm hiểu NCT của NDT tại thư viện Trường ĐHSPNTTW bằng xử lý dữ liệu các “Phiếu điều tra nhu cầu tin”, trao đổi trực tiếp với bạn đọc, nghiên cứu thông qua phiếu yêu cầu mượn hàng ngày, các yêu cầu tin thường xuyên của NDT, danh mục bổ sung tài liệu, phiếu yêu cầu phô tô tài liệu.
- Thông qua “Phiếu điều tra nhu cầu tin”, tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra theo cơ cấu như sau:
Tổng số phiếu gửi đi là 500 phiếu, tổng số phiếu thu về là 471 phiếu (đạt tỷ lệ thu hồi 94,2% số phiếu) trong đó:
+ 30 phiếu phát ra và thu về đầy đủ của cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 6.37%
+ 120 phiếu phát ra và thu về 112 phiếu của cán bộ chuyên viên, giảng viên chiếm 23.78%
+ 350 phiếu phát ra và thu về 329 của sinh viên các hệ đào tạo, học viên cao học chiếm 69.85%. Trong đó phát về mỗi khoa đào tạo 20 phiếu dưới sự hỗ trợ của văn phòng khoa, số còn lại phát trực tiếp tại Thư viện để đảm bảo tính khách quan, chính xác đối với nhóm đối tượng NDT tiềm năng.
Trên cơ sở những số liệu thu được tác giả tiến hành, phân tích kết hợp với nghiên cứu các báo cáo công tác phục vụ bạn đọc thường niên của Thư viện, để từ đó đưa ra những đánh giá khách quan về đặc điểm NCT của NDT tại Trường ĐHSPNTTW theo một số tiêu chí được trình bày dưới đây:
* Nhu cầu tin theo nội dung chuyên ngành
Từ khi Nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, đặc biệt từ tháng 01/2012, nhà trường chính thức được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc thì nhu cầu sử dụng Thư viện của NDT càng tăng lên đáng kể. NDT ở Thư viện trường ĐHSPNTTW có NCT về chủ đề rất đa dạng, có xu hướng chuyên sâu theo các chuyên ngành đào tạo. Cụ thể phân tích 471 phiếu điều tra được thu về như sau:
41
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ nhu cầu tin theo nội dung chuyên ngành
22.3%
37.1%
12.3%
9.3%
14.9%
6.8%
2.1%
24.2%
59.9%
5.9%
6.6%
27.2%
4.5%
3.4%
0 10 20 30 40 50 60 70
Mỹ thuật Văn hóa nghệ thuật Hội họa Sư phạm mầm non Sư phạm/Giáo dục học/Tâm lý học Văn học Ngôn ngữ học
Nguồn: Số liệu phiếu điều tra
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng: Chủ đề Sư phạm/Giáo dục học/Tâm lý học (59.9%) là chủ đề được yêu cầu nhiều nhất vì chủ đề này có học phần trong hầu hết tất cả các ngành đào tạo của Nhà trường. Tiếp theo, chuyên ngành Âm nhạc (37.1%), Mỹ thuật (22.3%) là hai nội dung chuyên ngành được yêu cầu nhiều hơn cả. Đây cũng chính là hai chuyên ngành truyền thống của Nhà trường từ khi thành lập cho đến nay và có số lượng sinh viên theo học đông đảo hơn các chuyên ngành khác. Các lĩnh vực KHXH/Văn hóa/Văn hóa học (27.2%) và Triết học/CN Mác-Lênin/KH chính trị (24.2%) là những lĩnh vực chung được xác định có nhu cầu tương đối đồng đều trong các nhóm đối tượng NDT (từ 20% đến 30%). Các chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật (12.3%), Thiết kế đồ họa (9.3%), Hội họa (14.9%), Thiết kế thời trang (6.8%), Sư phạm mầm non (2.1%) có tỉ lệ yêu cầu thấp hơn. Sở dĩ, có tỉ lệ cách biệt như vậy là vì những chuyên ngành trên mới được Nhà trường đào tạo gần đây, đặc biệt là chuyên ngành Sư phạm mầm non mới chính thức tuyển sinh từ năm học 2014 – 2015, nên số lượng sinh viên còn ít. Nhu cầu về các lĩnh vực Lịch sử/Địa lý, Văn học, Ngôn ngữ học, Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có một số ít NDT quan tâm.
* Nhu cầu theo dạng tài liệu mà NDT sử dụng
Tài liệu trong Thư viện có nhiều loại hình khác nhau. Theo kết quả điều tra cho
42
thấy, nhìn chung tài liệu dạng sách truyền thống vẫn được đa số NDT sử dụng nhiều nhất trong đó sách chuyên khảo, tham khảo chiếm 47.8%, sách giáo trình, giáo khoa chiếm 46.9%. Tiếp đó là tài liệu dạng luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp (23.1%) với NDT sử dụng chủ yếu là học viên sau ĐH. Theo họ, loại tài liệu này dễ sử dụng, không tốn chi phí. Các tài liệu điện tử như CD-ROM, CSDL trực tuyến, thông tin trên Internet cũng được NDT quan tâm nhưng ít hơn (15.7%).
Biểu đồ 1.3: Dạng nguồn tin được NDT thường xuyên sử dụng
46.9% 47.8%
17.6% 23.1%
14.4%
2.3%
12.7% 15.7%
0 10 20 30 40 50 60
SGK/Giáo trình
Sách chuyên khảo, TK
Báo, tạp chí Luận án, Luận văn, KLTN
Báo cáo kết quả NCKH, TL hội nghị, hội
thảo KH
Tài liệu quy phạm pháp
luật
Tài liệu tra cứu
Tài liệu điện tử
Nguồn: Số liệu phiếu điều tra
* Nhu cầu theo ngôn ngữ tài liệu
Là trường đào tạo chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật nên có thể nói trình độ cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài của các cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên trường ĐHSPNTTW còn hạn chế so với các trường khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác. 100% đối tượng NDT trong quá trình điều tra có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. 11% NDT có nhu cầu sử dụng tài liệu ngôn ngữ tiếng Anh. Tiếng Nga chiếm 0.4% là nhu cầu của cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ TS, PGS, GS từng được đào tạo tại Liên Xô cũ. Theo số liệu kết quả điều tra và trao đổi trực tiếp, tuy các đối tượng NDT của Thư viện không có khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp và tiếng Trung nhưng nhu cầu về loại tài liệu có ngôn ngữ này chiếm 6.4% đối với tiếng Trung và 0.2% đối với tiếng Pháp. Sở dĩ có tỉ lệ như vậy bởi thông tin về văn hóa nghệ thuật đặc biệt là chuyên ngành mỹ thuật, hội họa, thiết kế thời trang, âm nhạc có những ngôn ngữ thể hiện riêng đặc trưng bao gồm các yếu tố như đường nét, hình khối, màu sắc, sự sắp
43
xếp, bố cục, nhịp điệu, mảng màu, không gian, âm thanh,... NDT có thể hiểu được dù tài liệu được thể hiển bằng bất kể ngôn ngữ nước ngoài nào. NCT theo ngôn ngữ tài liệu của NDT được thể hiện ở Biểu đồ 1.4:
Biểu đồ 1.4: Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Nga 100 %
11 %
0.2 %
6.4 %
0.4 %
Nguồn: Số liệu phiếu điều tra
* Nhu cầu theo hình thức dịch vụ thông tin mà người dùng tin sử dụng Biểu đồ 1.5: Nhu cầu tin theo hình thức dịch vụ thông tin
53.7% 45.4%
5.9%
34.2%
0 10 20 30 40 50 60
Đọc tại chỗ Mượn TL về nhà
Tham khảo thư mục chuyên đề
Sao chụp TL
Nguồn: Số liệu phiếu điều tra
Qua kết quả điều tra cho thấy, NDT sử dụng dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ (53.7%) chiếm ưu thế hơn so với dịch vụ mượn tài liệu về nhà (45.4%). Phần lớn sinh viên, học viên sau ĐH có nhu cầu đọc tại chỗ còn đối tượng NDT là cán bộ, giảng viên có nhu cầu mượn tài liệu về nhà nhiều hơn. Nhu cầu sao chụp tài liệu chiếm tỉ lệ khá cao 34.2%,
44
điều này cũng thể hiện rất rõ trong thực tế hoạt động TT – TV của Nhà trường thông qua các phiếu yêu cầu phô tô tài liệu. Hình thức dịch vụ tham khảo thư mục chuyên đề chiếm tỉ lệ thấp 5.9%.
Đối tượng NDT của Thư viện đa dạng, khác nhau về công việc, khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, do đó NCT của họ cũng rất đa dạng và có những yêu cầu khác nhau về nội dung thông tin và các hình thức chuyển tải thông tin.
Dưới đây là những đặc trưng cơ bản về NCT của các nhóm NDT.
Nhóm 1. Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý
Thông tin cần cho nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý trường ĐHSPNTTW có diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán. Đặc điểm nhu cầu thông tin của họ là phải nghiên cứu các loại tài liệu về khoa học quản lý, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế, văn hóa xã hội, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà Nước trong đó đặc biệt là các tài liệu chỉ đạo về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm mục đích tìm hiểu một cách cụ thể, xác thực tình hình thực tiễn và những yêu cầu hiện nay đối với những chuyên ngành đào tạo của Nhà trường trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước từ đó đưa ra các quyết sách khả thi cao cho việc phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH của Nhà trường.
Nhóm 2. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Chiếm khoảng 5.37% trong tổng số NDT nhưng nhóm đối tượng NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có NCT cao và bền vững, thường xuyên cập nhật những kiến thức chuyên ngành sâu về văn hóa nghệ thuật cũng như kiến thức về xã hội, khoa học mới.
Việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin sẵn có của thư viện giúp cải thiện đáng kể chất lượng các bài giảng cũng như chất lượng các công trình NCKH của nhóm đối tượng này. Họ có tầm hiểu biết rộng, có chuyên môn sâu và có kinh nghiệm sử dụng thư viện đồng thời là nhóm NDT có khả năng trình bày chính xác các yêu cầu thông tin mà họ cần.
Nhóm 3. Người dùng tin là sinh viên các hệ đào tạo và học viên sau đại học Số phiếu điều tra của nhóm NDT này là có số lượng đông đảo nhất chiếm 69.85% tổng số NDT của Thư viện. Bên cạnh các tài liệu giáo trình, sách chuyên khảo,
45
tham khảo thuộc các môn học đại cương như: Triết học/Chủ nghĩa Mác – Lênin/Khoa học chính trị, Sư phạm/Giáo dục học/Tâm lý học thì nhu cầu lớn nhất của họ là tài liệu chuyên ngành Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa nghệ thuật, Hội họa,… Đối với sinh viên năm cuối, học viên cao học thì nhu cầu thông tin về các dạng tài liệu như đề tài NCKH, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp rất cao.