Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 27 - 31)

1. Kiểm tra bài cũ:

- Chữa 1 số bài tập tiết trước.

2. Dạỵ bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Bài tập:

Bài 1 (10) sgk: Tính

- GV chép đề lên bảng – nêu ý kiến – hs làm nháp.

- 5 em lên điền kết quả.

- Vài em nêu tên các thành phần và kết quả của phép trừ.

- Nhận xét, chốt kiến thức cơ bản.

Bài 2 (cột 1,2 / 10) sgk: Tính nhẩm.

- HS nhẩm theo cặp và nêu kết quả.

- HS nhận xét về kết quả của 2 phép tính cùng cột và rút kinh nghiệm.

+ GV chốt kiến thức cơ bản: Nhận xét.

Bài 3 (10) sgk: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- GV nêu hs làm bảng con, đồng thời gọi 1 số em làm bảng lớp. Nhận xét Bài 4 (10) : Bài giải

- 1 em đọc đề toán.

- Hướng dẫn: gv hướng dẫn hs tóm tắt để giải, chú ý chọn lời giải đúng, hay, gọn.

- HS giải vở. GV thu, chấm. Chốt: Cách trình bày, viết tên đơn vị.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chơi trò chơi: GV viết bảng phép tính: 44 – 4 = ? 84 – 24 = ?

- GV viết sẵn các con số vào bảng, 2 đội thi tìm kết quả đúng.

4, 48, 40, 84, 24, 48, 60, 64.

- Về làm bài tập vbt (10)

***************************************************

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể :

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: Xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ bộ xương.

III. Các hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ :

+ Bộ phận nào của cơ thể được gọi là cơ quan vận động ? + Nhờ đâu mà cơ thể vận động được ?

- GV nhận xét, đánh giá.

B/ Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu:

Bước 1: Quan sát hình vẽ bộ xương

. + Yêu cầu chỉ và nói tên một số xương, khớp xương. Hoạt động theo cặp.

+ Theo dõi các nhóm để nhận xét.

* Bước 2: Hoạt động cả lớp.

+ Gọi 2 hs lên bảng chỉ vào tranh và nêu tên xương, khớp xương.

+ Theo em, hình dạng và kích thước các xương giống nhau không ? + Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương ? Hoạt động 2 : Cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương

*Bước 1 : Hoạt động theo cặp.

- Yêu cầu hs quan sát hình 2; 3 sgk và trả lời.

* Bước 2 : Hoạt động cả lớp.

+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ? + Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng ? + Chúng ta làm gì để xương phát triển tốt ?

- GV chốt một số ý chính.

+ Xương và cơ

+ Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ - HS nhắc lại

Quan sát.

+ Làm việc theo cặp. Khớp xương, đầu gối, bả vai…

+ Nhận xét, góp ý.

+ 2 hs lên chỉ và nêu.

+ Không.

+ Họp sọ chứa não và não điều khiển các dây thần kinh. . . Lồng ngực bảo vệ những bộ phận quan trọng .

+ Lắng nghe và nhắc lại.

Trao đổi theo những câu hỏi gợi ý. Bạn này hỏi, bạn kia trả lời rồi thực hiện ngược lại.

- Làm việc cá nhân.

+ Có lợi cho sức khoẻ và pt tốt.

+ Vì dễ bị cong vẹo cột sống.

+ Năng tập thể dục.

3/ Củng cố, dặn dò:

- Để cho bộ xương phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì ? - Nêu tầm quan trọng của xương ?

- GV nhận xét tiết học.

*********************************************

LUYỆN ĐỌC: MÍT LÀM THƠ

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, to, rõ ràng, diễn cảm bài “Mít làm thơ ”. Biết đọc nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, chấm hỏi, gạch ngang.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật (Mít, Hoa Giấy) 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.

- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.

- Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.

3. Giáo dục HS học tập ở Mít: Ham học hỏi, thích làm thơ. HS có ý thức rèn đọc tốt.

II .Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK II .Các hoạt động dạy- học:

1.Giới thiệu bài: Đoạn truyện vui kể về sự ham thích làm thơ của cậu bé có tên là Mít. Các em đọc truyện để biết điều đó.

2.Luyện đọc:

a. GV đọc bài 1 lần, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- HS đọc nối tiếp câu.

- GV theo dõi, nhắc HS đọc to và sửa sai kịp thời.

Chú ý các từ khó: thi sĩ, học hỏi, nổi tiếng.

- Rèn đọc cho em Phú, Sơn, Nhân, Núi.

* Luyện đọc từng đoạn trước lớp.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn

- GV hướng dẫn HS cách đọc một số câu.

Ở thành phố Tí Hon, / nổi tiếng nhấtlà Mít. // Người ta gọi cậu như vậy/ vì cậu chẳng biết gì. //

Một lần, // cậu đến thi sĩ Hoa Giấy / để học làm thơ. //

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

* Thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn, cả bài)

- HS thi đọc diễn cảm theo nhóm.(kết hợp trả lời các câu hỏi ở SGK)

* Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

+ Vì sao cậu bé có tên là Mít ?

(..vì cậu chẳng biết gì. Mít có nghĩa là chẳng biết gì) + Dạo này Mít có gì thay đổi ? ( Ham học hỏi)

+ Ai dạy Mít làm thơ ? (Thi sĩ Hoa Giấy)

+ Trước hết Hoa Giấy dạy Mít điều gì ? (...dạy cho Mít hiểu thế nào là vần thơ) +Mít gieo vần thế nào? (bé - phé)

+ Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười? (Vì tiếng phé không có nghĩa gì cả) - Hãy tìm một từ cùng vần với tên em.

4. Luyện đọc lại:

- HS đọc phân vai( người dẫn chuyện, Mít, thi sĩ Hoa Giấy) giữa các nhóm. Cả lớp và GV nhận xét, khên cá nhân, nhóm đọc hay.

5.Củng cố, dặn dò:

- 1em đọc diễn cảm toàn bài.

- Em thấy nhân vật Mít thế nào?

=> GV: Mít là một cậu bé ngây thơ ham học hỏi nhưng lại quá vội vàng. Mít muốn làm thơ nhưng chưa học đầy đủ đã cho mình biết hết rồi. Chính vì thế những bài thơ Mít làm rất buồn cười.

- GV nhận xét, khen những em đọc tốt.

- Về nhà các em đọc nhiều lần bài và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

**********************************************************************

**

Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013 CHÍNH TẢ:(N-V) LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng chính tả:

- Nghe - viết đúng đoạn cuối trong bài Làm việc thật là vui.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Củng cố quy tắc viết g/gh, thực hiện đúng yêu cầu của BT2 (Qua trò chơi thi tìm chữ ở BT2)

2. Ôn bảng chữ cái:

- Học thuộc lòng bảng chữ cái.

- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái (BT3) 3. Giáo dục các em có ý thức rèn chữ, giữ vở.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w