Hoạt động dạy- học

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 142 - 149)

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài:

+ Khi nào nói lời cảm ơn? khi nào nói lời xin lỗi?

( Nói lời cảm ơn khi mình được nhận quà hay được người khác giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi mình mắc lỗi ).

- Hãy nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống sau:

- Khi em được mẹ tặng cho con gấu bông.

- Khi em được bạn cho mượn bút.

- Khi em lỡ tay làm vỡ bình hoa.

- HS nêu miệng - GV nhận xét.

- GV có thể nêu thêm nhiều tình huống khác (Nếu còn thời gian) - Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nói về em và trường em.

- GV gợi ý cho HS làm. HS làm bài vào vở.

Ví dụ: Mỗi sáng em thức dậy từ rất sớm, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đến trường. Kia rồi, ngôi trường thân yêu đã hiện lên phía trước. Hàng mái

ngói đỏ tươi như mời gọi em rảo bước nhanh lên. Từ các nẻo đường mòn, các bạn em cũng đang vui vẻ đến trường.

- HS tiếp nối nhau đọc bài của mình.

- Lớp và GV nhận xét, sửa nội dung, cách diễn đạt cho HS.

3. Củng cố, dặn dò:

+ Các em vừa ôn tập những nội dung gì?

- 1 Học sinh giỏi đọc bài văn của mình. Giáo viên nhận xét.

- Dặn HS về nhà xem lại bài, tập cách diễn đạt, dùng từ khi viết bài văn theo yêu cầu.

TUẦN 10

Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2013

TẬP ĐỌC: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( Hà, ông, bà ).

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: cây, sánh kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.( trả lời được các câu hỏi trong sgk)

3. Giáo dục ý thức quan tâm đến ông bà và những người thân trong gia đình. Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống xã hội.

- KN tư duy sáng tạo.

- KN ra quyết định II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra đọc giữa kì I.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc: Tiếp sau các chủ điểm nhà trường (Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô), từ tuần 10, các em các em sẽ học các chủ điểm nói về tình cảm gia đình: Ông bà, cha mẹ, anh em, Bạn trong nhà ( các con vật nuôi trong nhà ). Bài học mở đầu chủ điểm Ông bà có tên gọi Sáng kiến của bé Hà kể về một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc truyên để xem bé Hà có sáng kiến gì nhé.

2. Luyện đọc:

a. GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng người kể vui, giọng Hà hồn nhiên, giọng ông bà phấn khởi.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. (lượt 1).

- GV ghi các từ ngữ luyện đọc : ngày lễ, sáng kiến, suy nghĩ, sức khỏe, ...

- Học sinh đọc nối tiếp câu( lượt 2). Lớp và GV nhận xét, sửa cách đọc cho HS.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dấn đọc câu dài.

Bố ơi, / sao không có ngày của ông bà, / bố nhỉ ?//

Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm/ làm “ngày ông bà’’, / vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ cho cụ già.//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Lớp nhận xét.

- GV giúp HS giải nghĩa các từ mới: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Cây sáng kiến: người có nhiều sáng kiến.

- Chúc thọ: chúc mừng người già sống lâu.

* Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc trong nhóm đôi.

- GV giúp các nhóm đọc đúng.

* Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện các nhóm thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc hay. Động viên những em đọc chưa hay lần sau cố gắng hơn.

* Cả lớp đọc đồng thanh.

Tiết 2 1. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

*GT: Ở tiết 1 các em đã biết đọc trơn thành tiếng , biết ngắt nghỉ đúng câu và thể hiện được giọng đọc của các nhân vật trong bài Sáng kiến của Hà.

Để giúp các em tìm hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Cô mời cả lớp cùng tìm hiểu bài ở tiết hai này nhé.

Đoạn 1; 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi1 Câu hỏi 1: Bé Hà có sáng kiến gì ? Tổ chức ngày lễ cho ông bà.

+ Hà đem sáng kiến ấy hỏi bố, thấy bố ngạc nhiên. Hà giải thích như thế nào ? HS thảo luận theo nhóm đôi

(Con có ngày tết thiếu nhi 1 tháng 6 . Bố là công nhân có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.) => KN tư duy sáng tạo

Câu hỏi 2: Vậy hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà ? Vì sao ?

(Hai bố con chọn ngày lập đông làm ngày lễ của ông bà. Vì ngày đó là ngày bắt đầu trở rét, mọi người cần chú ý chăm lo sức khỏe cho các cụ già cao tuôi trong gia đình mình.) = > KN ra quyết định

GVgiảng từ: Lập đông: bắt đầu mùa đông.

GV: Các em có biết không. Hiện nay trên thế giới người ta đã lấy ngày 1 tháng 10 làm ngày Quốc tế Người cao tuổi và ngay trên địa bàn Thị trấn chúng ta, hầu hết các khu phố cũng đã tổ chức “Hội người cao tuổi”

*Chuyển tiếp: Ngày lập đông đến gần nhưng bé Hà còn băn khoăn, suy nghĩ chuyện gì? Cô mời lớp mình cùng theo dõi tiếp đoạn 2.

- 1 HS đọc tiếp đoạn 2.

Câu hỏi 3:

+ Bé Hà còn băn khoăn điều gì ? (Bé Hà băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.)

+ Trong lúc ấy, ai đã gỡ bí giúp bé ?(Bố đã gỡ bí cho bé. Bô thì thầm vào tai bé mách nước. Bé hứa sẽ cố gắng làm theo lời khuyên của bố.)

*Chuyển tiếp: Để biết được điều bí mật Hà giành cho ông bà trong ngày lập đông. Cô mời lớp mình cùng tìm hiểu tiếp đoạn còn lại.

- 1HS đọc đoạn còn lại.

Câu hỏi 4:

+Đến ngày lập đông, Hà đã tặng ông bà món quà gì ? - HS thảo luận theo nhóm đôi.

(Hà đã tặng ông bà chùm điểm 10.) *GV : Nhận món quà của Hà, ông bà thích không ?

(Chùm điểm 10 của Hà là món quà ông bà thích nhất.)

* GV đọc lại lời nói của ông bà: Nhận món quà của cháu, ông bà rất cảm động.Bà thì thào bảo:Con cháu đông vui thế này, ông bà sẽ sống trăm tuổi. Ông thì ôm lấy bé Hà nói; Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm 10 của cháu đấy.

Câu hỏi 5:

- Theo em, bé Hà trong truyện là một cô bé như thế nào ? (Bé Hà là một cô bé ngoan,có nhiều sáng kiến và giàu lòng kính yêu ông bà.)

- HS K – G: Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ Ngày ông Bà” ? (Vì Hà rất yêu ông bà / Hà rất quan tâm đến ông bà mới đề nghị tổ chức ngày lễ ông bà..)

=> Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung của bài. Bây giờ chúng ta cùng nhau

“ luyện đọc lại” theo lối phân vai.

4. Luyện đọc lại:

- 3 nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh) tự phân các vai(người dẫn chuyện, bé Hà, ông, bà) thi đọc toàn bộ câu chuyện.

C. Củng cố, dặn dò:

-Yêu cầu HS nói nội dung câu chuyện. Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà

* Liên hệ: Ở lớp mình những ai có ông bà. Các em đã thể hiện tình cảm của mình đối với ông bà như thế nào?

- GV chốt lại: Sáng kiến cúa Bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà, đem những điểm 10 làm quà tặng để bày tỏ lòng kính yêu, quan tâm tới ông bà. Các em phải học tập bé Hà, quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà và những người thân trong gia đình, để tạo thêm niềm vui, đông viên ông bà khỏe mạnh, sống lâu với con cháu. Đó chính là biểu hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà đấy các em .

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS luyện đọc rõ ràng. Bài sau: Bưu thiếp.

**************************************************

TOÁN: LUYỆN TẬP

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết tìm x trong các BT dạng x + a = b; a + x = b (với a,b là các số có không quá 2 chữ số)

- Biết giải bài toán có một phép trừ.

- Giáo dục hs yêu thích học toán. Biết vận dụng toán học vào cuộc sống.

II. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu quy tắc tìm một số hạng trong một tổng ( 2 – 3 em).

- 2 em lên bảng thực hiện: x + 8 = 10 x + 5 = 17 B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: GV cùng hs nhận xét bài cũ - nhắc lại cách trình bày.

- HS làm bảng con câu b. C.

- GV chốt: Cách tìm, cách trình bày.

Bài 2(cột 1,2): HS nêu yêu cầu bài tập. Tính nhẩm.

9 + 1 = 10: 8 + 2 = 3 + 7 = 10 – 9 = 1 10 – 8 = 10 - 7 = 10 – 1 = 9 10 – 2 = 10 - 3 =

+ Em có nhận xét gì về 3 phép tính ở cột 1. lớp làm vào vở. Ai làm bài xong làm thêm cột 3.

Bài 4: 2 hs đọc lại đề toán – hs nhận dạng, tự giải vào vở. GV lưu ý cách trình bày.

- GV chấm bài 1 số em – 1 em lên bảng chữa bài.

Bài giải Số quả quýt có là:

45 - 25 = 20 ( quả )

Đáp số; 20 quả quýt.

Bài 5: GV treo bảng phụ - hs thi đua nhau nêu cách làm của mình.

- GV cùng hs nhận xét - chọn người giải hay, nhanh, đúng.

- GV khắc sâu cho hs: Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.

C. Củng cố, dặn dò:

- Khắc sâu cho hs cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng, các phép trừ …

**********************************************************************

***

Thứ tư ngày 06 tháng 11 năm 2013

TẬP ĐỌC: BƯU THIẾP

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu được nghĩa các từ : bưu thiếp, nhân dịp.

- Hiểu được tác dụng của bưu thiếp, cách viết một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Giáo dục các em tập viết bưu thiếp cho người thân.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Mỗi HS mang theo 1 bưu thiếp, 1 phong bì thư.

- Bảng phụ viết những câu văn trong bưu thiếp và trên phong bì thư để hướng dẫn HS luyện đọc .

III. Hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ :

- 3 HS đọc 3 đoạn của truyện Sáng kiến của Bé Hà.

HS1 : đoạn 1, trả lời câu 1 HS2 : đoạn 2, trả lời câu 2 HS3 : đoạn 3, trả lời câu 3 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

* GV đọc mẫu từng bưu thiếp, hướng dẫn giọng đọc

(giọng tình cảm, nhẹ nhàng) đọc phần để ngoài phong bì ( rõ ràng, rành mạch ).

* GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

a. Đọc từng câu.

- Y/C HS nối tiếp đọc từng câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc: bưu thiếp, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.

- HS đọc lại từng câu lần 2.GV theo dõi, sửa cho HS.

b. Đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì.

- GV ghi một số câu và phần đề ngoài phong bì cho HS luyện đọc.

Người gửi :// Trần Trung Nghĩa // Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận.//

Người nhận : // Trần Hoàng Ngân// 18 đường Võ Thị Sáu // thị xã Vĩnh Long// tỉnh Vĩnh Long//

- HS tiếp nối nhau đọc từng bưu thiếp và phần ngoài phong bì ( 2 lượt) - Giải nghĩa từ : bưu thiếp, nhân dịp

- GV giới thiệu một số bưu thiếp.

c. Đọc trong nhóm.

- Y/C từng HS trong nhóm đọc. HS đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì thư.

- Các bạn trong nhóm nhận xét.

d. Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện các nhóm thi đọc.

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

+ Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai ? Gửi để làmgì? (Của cháu gửi cho ông bà. Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.)

+ Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai ? Gửi để làm gì? (Của ông bà gửi cho cháu. Gửi để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu.)

+ Bưu thiếp dùng để làm gì ?

(Để chúc mừng, thăm hỏi, thông báo vắn tắt tin tức.)

+ Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông hoặc bà. Nhớ ghi địa chỉ của ông bà.

GV giải nghĩa : Chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật ông bà; nhưng chỉ nói chúc thọ nếu ông bà đã già thường là trên 70.

- HS viết bưu thiếp và phong bì thư.

- GV nhắc các em cần viết bưu thiếp ngắn gọn, ghi rõ địa chỉ người gửi và người nhận ở phong bì.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:

+ Bưu thiếp dùng để làm gì ? Cách viết 1 bưu thiếp ? - GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc HS thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết. Về đọc trước bài: Bà cháu.

*********************************************

TOÁN: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 – 5

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11- 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán bằng một phép trừ dạng 11 - 5.

- Giáo dục HS tích cực, chú ý trong tiết học.

II. Đồ dùng dạy học :

-1 bó que tính và 1 que tính rời.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 em lên bảng thực hiện: 90 – 6 76 – 36 B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn thực hiện phép trừ 11 – 5 và lập bảng trừ:

- HS lấy 1 bó (1 chục que tính) và 1 que tính rời.

+ Có tất cả bao nhiêu que tính ?

+ Có 11 que tính lấy đi 5 que. Còn lại mấy que ? - GV ghi bảng : 11 – 5 = ?

- HS tìm kết quả và nêu các cách tìm.

- Hướng dẫn hs đặt cột dọc – vài em nhắc lại.

- 11 5 6

-HS sử dụng que tính lập bảng trừ: Gv ghi phép tính. HS dùng que tính tìm kết quả.

Gv ghi bảng.

11 – 2 = 11 – 3 = ………..

11 – 9 =

-Vài hs đọc – hướng dẫn hs đọc thuộc lòng.

c. Thực hành:

Bài 1: Tính nhẩm.

- HS tự nhẩm sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm.

- Nhận xét: 9 + 2 và 2 + 9 11 – 5 – 1 và 11 – 6.

Bài 2: Vài em nêu yêu cầu bài tập: Tính. - nhắc lại các bước thực hiện phép trừ.

- HS làm vào bảng con kết hợp làm bài trên bảng.

11 11 11 11 11 - - - - - 8 7 3 5 2 Bài 4: 1 hs đọc đề bài.

- Nhận dạng toán (tìm số còn lại chưa biết). Từ đó chọn phép tính đúng : - 11 – 4 = X à X = 11 – 4 à phép tính: 11 – 4 =

- Dựa vào câu hỏi chọn lời giải hay.

- Lớp giải vào vở.

C. Củng cố, dặn dò:

- HS đọc lại bảng trừ.

- HS làm các bài tập còn lại.

************************************************

Tự nhiên và xã hội: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:

- Củng cố các kiến thức về vệ sinh ăn uống. Hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

- Ôn các cơ quan vận động và tiêu hóa. Vệ sinh cá nhân, hoạt động cá nhân.

- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sức khỏe.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bài tập, Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học:

A. Ổn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

+ Muốn đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gì ? - GV nhận xét

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 142 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w