- Mở rộng vốn từ về cây cối: Nêu được một số từ ngữ về cây cối(BT1) - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?(BT2)
- Ôn luyện cách dùng dấu chấm và dấu phẩy: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống(BT3)
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết nội dung BT3, VBT.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết từ ngữ có tiếng biển.
HS2: Đặt câu cho bộ phận được gạch dưới các câu sau:
Đêm qua cây đổ vì gió to.
Vì không chăm học bạn Lan phải ở lại lớp.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài (Kể các loại cây mà em biết theo nhóm...) - 2HS làm trên bảng, lớp làm vào VBT.
- Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng- lời giải:
Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai, sắn...
Cây ăn quả: cam, quýt, xoài, táo, ổi, na, mận, roi...
Cây lấy gỗ: xoan, lim, gụ, sến, thông, mít...
Cây bóng mát: bàng, phượng vĩ, đa, si, bằng lăng.
Cây hoa: cúc, đào, mai, hồng, huệ, sen, phong lan...
Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu(Dựa vào kết quả BT1, hỏi - đáp theo mẫu).
- GV nhắc HS chú ý: BT yêu cầu dựa vào BT1 đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
- 2HS làm mẫu:
HS1 hỏi: Người ta trồng lúa để làm gì ? HS2 đáp: Người ta trồng lúa để có gạo ăn.
- Từng cặp HS thực hành hỏi- đáp theo yêu cầu của bài tập.
- GV cùng lớp nhận xét – Tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài tập 3:( HS khá, giỏi)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài(Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?) - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 4 HS thi làm trên bảng, sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “ Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về tìm hiểu về các loài cây.
*****************************************
CHÍNH TẢ: ( N –V ) CÂY DỪA
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát( 8 dòng thơ đầu của bài thơ Cây dừa)
- Viết đúng những tiếng có âm , vần dễ lẫn : s / x ; in / inh(BT2).
- Viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài tập 3.
* Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS viết các từ sau: lênh khênh, nhện, quên.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu YC của tiết học.
2. Hướng dẫn chính tả:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc mẫu đoạn thơ, 2 HS đọc lại.
Hỏi: + Đoạn thơ nhắc đến bộ phận nào của cây dừa ? Lá dừa , thân dừa , quả dừa , ngọn dừa.
+ Các bộ phận được so sánh với những gì?
Lá/ tàu dừa: Như dang tay đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
Ngọn dừa: Như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
Thân dừa: Mặc tấm áo bạc phếch tháng năm, đứng canh trời đất.
Qủa dừa: Như đàn lợn con, như những hũ rượu.
* Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ cho HS viết bảng con: toả, tàu dừa, ngọt, hũ rượu.
+ Nhận xét về cách trình bày các dòng thơ?
b. GV đọc, HS chép bài vào vở.
c. Chấm chữa bài: Chấm 7-8 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu (Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằng s hoặc x) - Yêu cầu HS làm bài trong nhóm, sau đó 2 nhóm lên bảng làm.
- HS nhận xét bài làm ở bảng của các nhóm, chốt lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm đúng, nhiều tên cây, viết đúng chính tả.
- Tên cây bắt đầu bằng s: sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy,...
- Tên cây bắt đầu bằng x: xoan, xà cừ, xà nu,...
Bài 2b: GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ (Tìm các tiếng có vần in hoặc inh có nghĩa như sau...)
- Yêu cầu HS viết lời giải lên bảng con.
- HS đưa bảng, GV kiểm tra, chốt lời giải đúng: (số) chín, (quả) chín, thính(tai, mũi).
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu(Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều tên riêng, Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng).
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ.
- Yêu cầu HS đọc thầm để tìm các tên riêng.
Lời giải: Bắc Sơn , Đình Cả , Thái Nguyên , Tây Bắc , Điện Biên.
+ Tên riêng phải viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm 1 số bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam: viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
TẬP LÀM VĂN : ĐÁP LỜI CHIA VUI.
TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể(BT1).
- Đọc đoạn văn tả quả măng cụt, biết trả lời các câu hỏi ngắn về hình dáng, mùi vị và ruột quả(BT2).
2. Rèn kĩ năng viết: viết được các câu trả lời cho một phần BT2(BT3) - Viết câu trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp, chính tả.
3. Giáo dục KNS cho HS: KN giao tiếp: ứng xử văn hoá. KN lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra viết.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: GV treo tranh và gọi HS đọc yêu cầu: Em đoạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyên, vẽ, múa, hát...). Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn?
- Gọi 2 em lên làm mẫu.
HS1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
HS2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
- Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2 sau đó suy nghĩ và tìm cách nói lời chúc và đáp lại lời chúc theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Bài tập 2: Gọi HS đọc bài Quả măng cụt.
- GV cho HS xem tranh quả măng cụt.
- Cho HS thực hiện hỏi -đáp theo từng nội dung:
1) Quả măng cụt hình gì ? - Quả măng cụt tròn như quả cam.
2) Quả to bằng chừng nào ? - To bằng nắm tay trẻ em.
3) Quả măng cụt màu gì ? - Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
4) Cuống nó như thế nào ? - Cuống to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
- GV và lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài(Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b bài tập 2).
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở BT.
- Yêu cầu HS tự đọc bài của mình. GV và lớp nhận xét.
VD: a) Quả măng cụt tròn, giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa bé. Vỏ măng cụt màu tím thẫm ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to. Có bốn năm cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những em làm bài tốt.