I. Mục đích, yêu cầu: Sau bài học HS có thể:
- Các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, các thành viên khác và học sinh.
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
- Biết yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập, Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Em học lớp nào, trường nào?
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - HS thảo luận nhóm 4.
- Cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, có vai trò gì với nhà trường?
- Thầy cô giáo, bác bảo vệ, cô y tá, thư viện làm việc gì trong nhà trường?
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
* Hoạt động 2 : Thảo luận
- Trong trường bạn biết các thành viên nào?
- Bạn có tình cảm gì đối với các thành viên đó?
- Để thể hiện lòng yêu quý kính trọng các thành viên đó em cần làm gì ?
* Hoạt động 3 : Trò chơi : “Đố là ai ?”
- 1 em lên bảng, quay mặt lên bảng đeo 1 tấm bìa trên lưng.
- Họ ở đâu? Làm gì? Khi nào?
- HS quan sát tranh trong SGK
- Là người lãnh đạo quản lý nhà trường.
- Cô giáo dạy học
- Bác bảo vệ : trông coi trường lớp - Cô y tá : khám bệnh và cho thuốc
- Cô giáo thư viện : cho các em đọc sách báo...
- Cô giáo, bác bảo vệ, cô y tá.
- Em yêu quý và tôn trọng các thành viên đó.
- Em phải kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
- Coi trường, giữ trường lớp, ở trường cả ngày lẫn đêm => Đó là chú bảo vệ 3. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên các thành viên trong nhà trường ?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Phòng tránh ngã khi ở trường.
*****************************************************
LUYỆN ĐỌC: ĐÀN GÀ MỚI NỞ I. Mục đích, yêu cầu:
* Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, diễn cảm bài Đàn gà mới nở.
- Chú trọng rèn đọc rõ ràng cho học sinh trung bình. HS khá, giỏi đọc diễn cảm với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi.
* Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, che chở của gà mẹ đối với gà con.
* Giáo dục HS chăm sóc vật nuôi. Học sinh có ý thức luyện đọc tốt.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Một học sinh đọc lại.
* Luyện đọc đúng, to, rõ ràng: Đọc nối tiếp từng dòng thơ:
- Giáo viên gọi học sinh nhóm khá, trung bình đọc bài.
- GV sửa sai, nhắc HS đọc to, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ: HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
* Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc bài thơ:
- Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi. Gọi đại diện đứng dậy đọc.
- Thi đọc cả bài thơ: Thi đọc tiếp sức theo nhóm.
- Lớp nhận xét, tuyên dương những em đọc tốt.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
3.Tìm hiểu bài:
+ Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con?
( Lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, chạy líu ríu, như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên sân cỏ)
+ Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con như thế nào?(Khi gặp bọn quạ, gà mẹ dang đôi cánh cho con trốn biến vào trong, buổi trưa dang đôi cánh cho con nằm ngủ)
+ Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà con mới nở?
( Ôi chú gà ơi!/Ta yêu chú lắm! ) 4. Luyện đọc lại:
- Một số HS đọc toàn bài. Thi đọc thuộc lòng: 4 nhóm cử 4 bạn thi đọc.
- Học sinh nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Một em đọc lại toàn bài và nêu nội dung của bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, che chở của gà mẹ đối với gà con.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc bài thơ, chú ý tập đọc diễn cảm. Qua bài thơ các em cần yêu quý, chăm sóc vật nuôi.
Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2013 CHÍNH TẢ:(N-V) TRÂU ƠI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát.
- Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát.
2.Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn:au/ao; thanh hỏi/thanh ngã.
(Làm được BT2,3b)
3. Qua bài giáo dục các em biết chăm sóc các loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở BT. Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt độngdạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2, 3HS thi viết đúng viết nhanh các từ ngữ chứa tiếng có vần ui/uy theo yêu cầu của GV.
- 3 HS viết: múi bưởi, tàu thuỷ, khuy áo, quả núi.
- Cả lớp viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ nghe viết bài ca dao “Trâu ơi !”
2. Hướng dẫn nghe- viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần bài ca dao. 2 HS đọc lại bài ca dao.
- Giúp HS nắm nội dung bài: HS quan sát tranh minh hoạ (cậu bé cưỡi trâu) trả lời câu hỏi:
+ Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
(Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết)
+ Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?
( người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện, tâm tình với trâu như một người bạn.) - Giúp HS nhận xét:
+ Bài ca dao có mấy dòng?(6 dòng)
+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?(Viết hoa)
+ Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?(Thơ lục bát - dòng 6, dòng 8)
+ Nên bắt đầu từ ô nào trong vở?(Dòng 6 lùi vào khoảng 3ô,dòng 8 lùi vào khoảng 2ô)
- HS viết bảng con những từ dễ viết sai.
- GV hướng dẫn HS phân tích: ruộng, cấy cày, nghiệp, quản công, ngọn cỏ - GV nhận xét, sửa sai.
b.GV đọc cho HS viết: GV đọc thong thả từng dòng cho HS viết vào vở. Uốn nắn HS viết đúng.
c. Chấm, chữa bài: HS tự chữa lỗi bằng bút chì - GV chấm 5,7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm BT:
Bài tập 2: 1HS đọc và nêu rõ yêu cầu:
Thi tìm những tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
- Yêu cầu HS thi nhau tìm rồi viết vào vở BT.
- Chữa bài trên bảng lớp.
Ví dụ: báo - báu; cáo - cáu; cháo - cháu; phao - phau; rao- rau; sáo - sáu;...
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3: (Lựa chọn) ( HS khá, giỏi) - GV nêu yêu cầu của bài 3b.
(Tìm những tiếng thích hợp để có thể điền vàochỗ trống) - Gọi 2HS lên bảng làm, GV và lớp nhận xét, chữa bài.
Lời giải: mở cửa - thịt mỡ; ngả mũ - ngã ba; nghỉ ngơi - suy nghĩ; đổ rác - đỗ xanh;
vẩy cá - vẫy tay.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những em có tiến bộ.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại BT2, 3a,b.
***********************************************
TOÁN: THỰC HÀNH XEM LỊCH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- HS thực hành xem lịch tốt.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lịch năm 2010.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Tháng 11, 12 có bao nhiêu ngày ? B. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành:
Bài 1: Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1.
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tờ lịch – gv treo bảng lớp.
- Nêu miệng các ngày còn thiếu.
- GV ghi vào tờ lịch.
- Nhận xét: Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? (31 ngày).
Bài 2: Tập xem lịch.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- GV treo tờ lịch tháng 4 lên bảng.
- Yêu cầu hs: nhìn vào cột chỉ “thứ sáu” chỉ ra các ngày thuộc thứ sáu (2, 9, 16, - Thực hiện tương tự đối với ngày thứ ba.
- HS chú ý ngày 20/4: nhìn vào cột thứ ba để tìm ra ngày tuần trước và tuần sau của thứ ba (ngày 13, 27)
+ Ngày 30/4 là ngày thứ mấy ? (thứ sáu).
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò:
+ Tháng 1, tháng 4 có bao nhiêu ngày ? - Về xem lại bài.
KỂ CHUYỆN: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn câu chuyện “con chó nhà hàng xóm”;
biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT2) 2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
3. Giáo dục các em yêu quý các loài vật nuôi.
II. Đồ dùng d ạ y- h ọ c : Tranh minh hoạ truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 2HS nối tiếp nhau kể chuyện Hai anh em (mỗi em kể 2 đoạn) sau đó nói ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:Trong giờ kể chuyện này, các em sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể lại từng câu chuyện theo tranh:
- 1HS đọc yêu cầu 1(kể lại câu chuyện đã học theo tranh) - GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh:
Tranh 1: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng.
Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương Cún Bông chạy đi tìm người giúp.
Tranh 3: Bạn bè đến thăm Bé.
Tranh 4: Cún Bông làm bé vui những ngày Bé bị bó bột.
Tranh 5: Bé khỏi đau, lại đùa vui với Cún Bông.
- HS kể theo nhóm năm: 5em tiếp nối nhau kể năm đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể trước lớp: Đại các nhóm thi kể từng đoạn truyện theo tranh.
- GV, lớp nhận xét, tuyên dương.
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- GV nêu yêu cầu của bài. 2,3HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Lớp nhận xét.
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
- 1HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện: Tình thân giữa bạn nhỏ và Cún con đã nêu bật được vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm của trẻ em.
- GV nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (T2) I. Mục tiêu: Giúp HS:
* Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
* HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Giáo dục HS luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh khổ lớn dùng cho hoạt động 1. Vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?
+ Kể 1 số việc làm của em về quan tâm, giúp đỡ bạn?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS hoạt động:
Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Cách tiến hành:
* HS quan sát tranh. GV treo tranh lên bảng, HS quan sát.
Nội dung tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra Toán. Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh: “Nam ơi, cho tớ chép bài với !”
- HS đoán các cách ứng xử của bạn Nam.
- GV chốt lại 3 cách ứng xử chính:
1. Nam không cho Hà xem bài.
2. Nam khuyên Hà tự làm bài.
3. Nam cho Hà xem bài.
- HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử trên theo câu hỏi:
+ Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam?
+ Nếu là Nam, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- Các nhóm thể hiện qua đóng vai.
- Các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét: Cách ứng xử nào phù hợp? Cách ứng xử nào chưa phù hợp? Vì sao?
=> GV kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
Hoạt động 2: Tự liên hệ.
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Hãy nêu những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè hoặc những trường hợp em đã được quan tâm, giúp đỡ.
- 1số HS trình bày, HS khác nhận xét:
+ Đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn, tại sao?
- Các tổ lập kế hoạch giúp đỡ các bạn khó khăn trong lớp, trong trường.
- Đại diện các tổ lên trình bày.
=> GV kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
bạn bè như thể anh em
Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ ” Cách tiến hành:
- HS lên hái hoa và trả lời các câu hỏi ghi trong hoa.
VD: + Em sẽ làm gì khi bạn bị đau tay lại đang xách nặng?
+ Em sẽ làm gì khi em có 1 cuốn truyện hay mà bạn hỏi mượn?
+ Em sẽ làm gì khi trong tổ em có bạn bị ốm?
- Lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
=> GV kết luận: Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới,...Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử với trẻ em.
C. Củng cố, dặn dò:
=> Kết luận chung: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trong các bạn biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
- Dặn HS luôn quan tâm, giúp đỡ bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương em học tốt.
*********************************************************************