Các hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 213 - 223)

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn làm bài:

Bài 1: HS đọc yêu cầu bài (Quan sát tranh, trả lời câu hỏi)

- GV treo tranh minh hoạ, HS quan sát và trả lời từng câu hỏi:

+Tranh vẽ những gì ? (Tranh vẽ một bạn nhỏ ,búp bê ,mèo con.) + Bạn nhỏ đang làm gì? (Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn.)

+ Mắt bạn nhìn búp bê thế nào ? (Mắt bạn nhìn búp bê rất tình cảm, thật âu yếm / thật trìu mến.)

+Tóc bạn nhỏ như thế nào ? (Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất xinh đẹp/...hai bím tóc xinh xinh.)

+ Bạn nhỏ mặc gì? (Bạn mặc bộ quần áo rất sạch sẽ / rất mát mẻ / rất dễ thương, rất đẹp.)

- HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh.

- HS thi nhau nói theo tranh. Lớp và GV nhận xét.

Bài 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài (Bà đến nhà đón em đi chơi. Hãy viết một câu nhắn lại để bố mẹ biết).

- GV giúp HS hiểu: - Vì sao em phải viết tin nhắn ? (Vì bà tới nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em viết tin nhắn để bố mẹ khỏi lo lắng.)

+ Nội dung tin nhắn cần viết những gì ? ( Em cần viết rõ em đi chơi với bà.) - Yêu cầu HS viết tin nhắn.

VD: Mẹ ơi! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà không thấy mẹ về. Bà đưa con đi sinh nhật em Thuỳ Nhung. Khoảng 8 giờ tối bác Hoa sẽ đưa con về.

Con : 3. Củng cố, dặn dò:

- HS nêu nội dung vừa luyện tập.

- Yêu cầu HS nhớ thực hành viết nhắn tin khi cần thiết.

- Nhận xét tiết học, khen những em học tốt.

TUẦN 15

Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013

TẬP ĐỌC: HAI ANH EM

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rènkĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các câu, giữa các cụm từ dài; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật (người anh và người em).

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Nắm được nghĩa của các từ mới: Công bằng, kì lạ.

- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải

- Hiểu nội dung của câu chuyện : Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

- Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy-học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 học sinh đọc 2 mẩu nhắn tin ở bài Nhắn tin.

- Gọi 2 học sinh đọc bài viết nhắn tin của mình cho ông (bà).

- GV nhận xét – ghi điểm B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc bài:

a. GV đọc mẫu toàn bài. Hướng dẫn giọng đọc: Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn mạnh các từ ngữ công bằng, ngạc nhiên, xúc động ôm chầm lấy nhau.

b. GV hướng dẫn HS đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn

- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ: rất đỗi, kì lạ, ngạc nhiên, nghĩ, vất vả.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.GV nhận xét, sửa cho HS.

* Đọc nối tiếp từng đoạn:

- Gọi HS đọc từng đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc ngắt giọng đúng:

Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/bỏ thêm vào phần của anh.//

Thế rồi/anh ta ra đồng lấy lúa của mình/bỏ thêm vào phần của em.//

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2. Lớp và GV nhận xét.

- GV hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ mới: Công bằng, kì lạ.

* Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc nhóm đôi.

* Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài) Tiết 2

3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ? (Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau, để ở ngoài đồng.)

+ Người em nghĩ gì và đã làm gì ? (Người em nghĩ : “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng”. Nghĩ vậy người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.)

- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Người anh nghĩ gì và đã làm gì ? (Người anh nghĩ “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng của chú ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.)

- HS đọc tiếp đoạn 3 và trả lời câu hỏi; Mỗi người cho thế nào là công bằng ? (Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.)

=> GV: Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng chia phần nhiều hơn cho người khác.

- HS K – G: Hãy nói một câu về tình cảm của 2 anh em ?

VD: Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau./ Hai anh em đều lo lắng cho nhau./ Tình cảm của hai anh em thật là cảm động,...

4. Luyện đọc lại: HS thi đọc lại bài.

- 1em đọc toàn bài.

+ Bài tập đọc cho em biết điều gì? (Ca ngợi tình anh em - anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.)

C. Củng cố, dặn dò:

- Nhắc nhở HS biết thương yêu nhau và nhường nhịn giữa anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.

- GV nhận xét tiết học.

********************************************************

TOÁN: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. Mục đích, yêu cầu:

-Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng:

100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.

- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.

- Rèn tính toán nhanh, chính xác.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 số em đọc bảng trừ.

- Lớp và gv nhận xét.

B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn hs tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100 – 36 và 100 – 5:

b1. Dạng 100 – 36: GV viết phép tính trừ lên bảng: 100 – 36.

- HS tự nêu vấn đề cần giải quyết (cách tìm kết quả của phép trừ).

- Chẳng hạn: Phải đặt tính (cột dọc như sgk) rồi tính.

100– 36= ? * 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1.

100

36 * 3 thêm 1 bằng 4,0 không trừ được 4, lấy 10 trừ 4, bằng 6, Viết 6, nhớ 1,

064 * 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.

100 - 36 = 64

-HS nêu lại cách tính.

b2. Dạng 100 – 5:

- Hướng dẫn tương tự dạng 100 – 36.

c. Thực hành:

Bài1: Tính.

- Gv hướng dẫn hs chép bài vào vở rồi tính.

- Lần lượt từng em lên chữa bài (vừa tính vừa nêu như bài học sgk).

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm (theo mẫu).

- GV nêu bài mẫu: 100 – 20 = ?

- Khuyến khích hs tự nêu cách tính nhẩm.

- HS đọc từng phép tính rồi đọc kết quả tính (nhắc lại cách tính nhẩm).

Bài 3(K-G): Giải bài toán

- HS đọc đề, phân tích đề toán. HS giải vào vở.

- 1H lên chữa bài.

Bài giải

Số hộp sữa buổi chiều cửa hàng bán được là.

100 - 24 = 76 ( hộp ) Đáp số: 76 hộp sữa C. Củng cố, dặn dò:

- 2 em nêu lại dạng toán trên (cách đặt tính, tính).

- Về xem lại bài và làm các bài tập còn lại.

********************************************************************

Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013

TẬP ĐỌC: BÉ HOA

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc rõ ràng toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài.

- Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài : Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.

(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3. Giáo dục HS học tập đức tính của bé Hoa.

II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS tiếp tiếp nối nhau đọc truyện Hai anh em, trả lời các câu hỏi: Người anh và người em nghĩ gì và đã làm gì? Bài đọc ca ngợi điều gì?

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn giọng đọc.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu:

- Yêu cầu HS đọc từng câu đến hết bài.

- GV hướng dẫn HS đọc các từ khó: nắn nót, đỏ hồng, đưa võng, đen láy,...

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2. GV và lớp nhận xét, sửa sai.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- HS đọc từng đoạn trong bài.

- GV HD các đoạn: mỗi lần lên xuống dòng là 1 đoạn, lá thư gửi bố là đoạn 3.

- GV hướng dẫn đọc câu dài:

Đêm nay,/Hoa hát hết các bài hát/mà mẹ vẫn chưa về. //

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2. Lớp nhận xét.

* Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc nhóm đôi, GV giúp các nhóm đọc đúng.

* Thi đọc giữa các nhóm: Từng đoạn, cả bài 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

+ Em biết những gì về gia đình Hoa?

(Gia đình Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em Nụ.) + Em Nụ đáng yêu như thế nào?

(Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.)

+ Hoa đã làm gì giúp bố mẹ? ( Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ ) + Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì, nêu mong muốn gì?

( Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa.)

4. Luyện đọc lại:

- HS thi đọc lại bài: thi đọc đúng (HS trung bình), thi đọc hay (HS khá, giỏi).

- GV nhận xét - tuyên dương.

- HS nêu nội dung bài: Hoa rất thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ C. Củng cố, dặn dò: .

- Dặn HS luyện đọc tốt và nhắc nhở các em học tập bé Hoa, anh chị em phải biết thương yêu nhau.

- Bài sau : Con chó nhà hàng xóm.

- GV nhận xét tiết học.

*************************************************

TOÁN: ĐƯỜNG THẲNG

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nhận dạng được và gọi đúng tên đoạn thẳng, đường thẳng.

- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.

- Biết ghi tên đường thẳng.

- Luyện vẽ đường thẳng chính xác.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu quy tắc tìm số trừ (3 – 5 em lên trình bày).

- Vận dụng (2 em): 45 – x = 17 78 – x = 39 - GV nhận xét, chữa bài, ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Giới thiệu đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng:

b1. Hướng dẫn hs vẽ đoạn thẳng AB (vở nháp):

-Gv vẽ bảng và nêu cách vẽ: Chấm 2 điểm A và Bước, dùng thước thẳng và bút nối từ điểm A đến điểm B, ta được đoạn thẳng .Ta gọi tên đoạn thẳng đó là đoạn thẳng AB :

A B

- GV ghi bảng: Đoạn thẳng AB.

* Lưu ý: Kí hiệu tên điểm bằng chữ cái in hoa, nên khi viết tên đoạn thẳng cũng dùng chữ cái in hoa.

- HS nhắc (cá nhân): Có 2 điểm A và B, dùng thước thẳng nối điểm A với điểm B, ta được đoạn thẳng AB.

b. Hướng dẫn nhận biết ban đầu về đường thẳng:

- Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía, ta được đường thẳng AB viết là: Đường thẳng AB.

- HS nhắc lại: Kéo dài mãi đoạn thẳng AB về 2 phía, ta được đường thẳng AB.

A B c. Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng:

- GV lấy 1 điểm C trên đường thẳng AC – hs làm theo.

A B C

- 3 điểm A, B, C thẳng hàng vì cùng nằm trên 1 đường thẳng.

-GV lấy điểm D không nằm trên đường thẳng – hs nhận xét 3 điểm A, B, D và B, D, C có phải là 3 điểm thẳng hàng không ? Vì sao ?

- HS đọc: 3 điểm ABC cùng nằm trên 1 đường thẳng.

- 3 điểm ABC là 3 điểm thẳng hàng.

c. Thực hành:

Bài 1: Vẽ các đoạn thẳng.

- 1 hs nêu yêu cầu bài tập - hs vẽ vào vở nháp.

- 3 hs lên bảng vẽ.

- Gv chốt: Muốn có đường thẳng từ đoạn thẳng chỉ cần kéo dài đoạn thẳng về 2 phía.

Ghi tên cần dùng chữ in hoa.

Bài 2: Nêu tên 3 điểm thẳng hàng.

- HS dùng thước thẳng để kiểm tra rồi nêu kết quả.

C. Củng cố, dặn dò:

A B + AB gọi là đoạn thẳng hay đường thẳng ? - HS suy nghĩ trả lời, giải thích.

- Về xem lại bài, tập vẽ đường thẳng.

************************************************

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: TRƯỜNG HỌC

I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:

- HS biết tên trường, địa chỉ của trường.

- Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường....

- Cơ sở vật chất của trường và một số hoạt động diễn ra trong trường.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu bài tập, Tranh trong SGK

III. Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Phải làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ? 2. Dạy bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Nội dung

- Trường chúng ta đang học tên là gì ?

* Hoạt động 1: Quan sát trường học.

- HS tham quan các lớp học.

- Tên trường địa chỉ, nơi trường đóng ? - Nói tên và vị trí từng khối lớp ?

- Cho HS xem phòng làm việc của BGH, thư viện.

- Quan sát sân trường, vườn trường.

- Sân trường, vườn trường, rộng hay hẹp? ở đó trồng các loại cây gì ? - HS thảo luận theo cặp đôi.

* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK - HS quan sát tranh trong SGK

- Ngoài các phòng học, phòng làm việc của BGH ra còn có các phòng nào khác?

- Em thích phòng nào? Vì sao ?

* Hoạt động 3 : Trò chơi - Vài em chơi thử. Phân vai.

- 1 em đóng vai hướng dẫn viên du lịch.

- 1 em đóng vai bác sĩ.

- 1 em đóng vai nhân viên phụ trách phòng truyền thống.

Nhận xét.

- Trường tiểu học Nong U

- Sân trường rộng, trồng các loại cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh, bồn hoa…

- Phòng thư viện, phòng y tế,…

Hướng dẫn viên du lịch.

- Giới thiệu phòng học của mình.

- Hoạt động diễn ra ở phòng y tế.

- Ở phòng truyền thống.

3. Củng cố, dặn dò:

- Em cần làm gì để trường em luôn sạch đẹp ?

- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Các thành viên trong nhà

************************************************

LUYỆN ĐỌC: BÁN CHÓ I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Rèn kỹ năng đọc đúng, to, rõ ràng, diễn cảm bài Bán chó.

- Chú trọng rèn đọc cho học sinh nhóm trung bình.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu tính hài hước của truyện: Bé Giang muốn bán bớt chó con, nhưng cách bán chó của Giang lại làm cho số vật nuôi tăng lên.

3. Giáo dục học sinh có ý thức luyện đọc tốt.

II. Các hoạt động dạy- học:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc:

a.Giáo viên đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Luyện đọc đúng, to, rõ ràng.

- Đọc nối tiếp từng câu : Giáo viên gọi học sinh nhóm trung bình đọc bài.

- Hướng dẫn đọc từ khó: nuôi sao cho xuể, những sáu con,...

- GV sửa sai cho HS, nhắc các em đọc to.

- Đọc từng đoạn trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc. Chú ý nhấn giọng ở một số câu:

Chó nhà Giang đẻ những sáu con.

Nhiều chó con quá/ nhà mình nuôi sao cho xuể.

Hai mươi ngàn đồng?

* Luyện đọc diễn cảm và tìm hiểu bài:

- Học sinh luyện đọc theo nhóm, sau đó gọi đại diện đứng dậy đọc.

+ Vì sao bố muốn cho bớt chó con đi? (Vì nhà nhiều chó quá, nuôi không xuể)

+ Giang đã bán chó như thế nào?

(Giang không bán mà đổi 1con chó lấy 2 con mèo) + Sau khi bán chó, số vật nuôi trong nhà có giảm đi không?

(Số vật nuôi không giảm mà tăng lên) - HS thảo luận nhóm bốn:

+ Em hãy tưởng tượng chị Liên làm gì và nói gì sau khi nghe Giang kể chuyện bán chó?

(Chị cười rũ và nói: “ Ôi chao, chị buồn cười về cách bán chó của em quá !”

Bán được một con chó lại thêm hai con mèo.) - Đại diện các nhóm trình bày suy nghĩ của nhóm mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

* HS phân vai thi đọc truyện: Các nhóm HS phân vai (người dẫn chuyện, bé Giang, chị Liên) thi đọc truyện.GV và lớp nhận xét, khen bạn đọc tốt.

- HS khá, giỏi thi kể lại câu chưyện: 4 nhóm cử 4 bạn thi kể chuyện. Lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò:

- Một em đọc lại toàn bài và nêu nội dung của bài (Bé Giang muốn bán bớt chó đi, nhưng cách bán chó của Giang lại làm cho số vật nuôi tăng lên).

- Dặn HS đọc rõ ràng câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học.

********************************************************************

Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013 CHÍNH TẢ:(N- V) BÉ HOA

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Nghe -viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng một đoạn văn xuôi trong bài Hoa (từ Bây giờ, Hoa đã là chị...đến đưa võng ru em ngủ)

2. Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: ai/ay, ât/âc (BT 2,3b)

3. Giáo dục HS học tập đức tính của bé Hoa, đồng thời chăm chỉ luyện chữ viết.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng lớp viết nội dung BT3b III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc cho 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con một số tiếng chứa vần ai/ay.

âm đầu s/x : chim sâu, bác sĩ, máy bay, mái nhà.

- GV nhận xét- ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài : Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe và viết đoạn đầu bài Bé Hoa và làm một số bài tập chính tả.

2. Hướng dẫn nghe-viết:

* Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, 2 HS đọc lại bài.

- Giúp HS nắm nội dung bài:

+Em Nụ đáng yêu như thế nào?

- GV đọc những tiếng khó, phân tích cho HS viết bảng con: Nụ, Hoa, yêu, đen lấy, võng, ngủ.

- GV nhận xét.

* HS viết bài vào vở:

- GV đọc cho HS viết. GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết,...

- GV đọc lần 2, HS soát lỗi bằng bút chì.

* Chấm, chữa bài:

- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi thường sai.

3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ có tiếng chứa vần ai hay ay?

- Cả lớp làm bài vào bảng con.

- Chữa bài: Viết đúng : Bay, chảy, sai - GVnhận xét, sửa sai.

Bài tập 3: - GV cho HS làm bài 3b (ât hay âc?) - Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Lời giải: giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên.

3. Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu cả lớp về xem lại các bài chính tả đã viết, sửa hết lỗi.

- GV nhận xét tiết học

TOÁN: LUYỆN TẬP

I. Mục đích, yêu cầu:

- Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết tìm số bị trừ, số trừ.

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Vẽ 1 đoạn thẳng, 1 đường thẳng - đặt tên.

- Vẽ đường thẳng có 3 điểm thẳng hàng.

- GV nhận xét bài cũ.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 213 - 223)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w