Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 61 - 65)

- Gọi 2 học sinh lên bảng, lớp nghe rồi viết các từ sau: Vâng lời, bạn thân, nhà tầng, nhảy dây, chân thật.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn viết chính tả:

a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên đọc đoạn chính tả. 2 HS đọc lại.

* Giúp HS nắm nội dung bài viết:

- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu? ( Đi ngao du thiên hạ - dạo chơi khắp đó đây.) - Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào? ( Ghép ba, bốn lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông...)

* Học sinh nhận xét:

- Đoạn trích có mấy câu? ( Đoạn trích có 5 câu.)

- Chữ đầu câu viết thế nào? ( Viết hoa chữ cái đầu câu.) - Bài viết có mấy đoạn? ( Có 3 đoạn.)

- Chữ đầu đoạn viết như thế nào? ( Viết hoa chữ cái đầu đoạn và lùi vào 1 ô.)

- Ngoài những chữ cái đầu câu, đầu đoạn còn phải viết hoa những chữ nào? Vì sao? (Viết hoa chữ Trên vì đây là chữ đầu bài, viết hoa chữ Dế Trũi vì đây là tên riêng.)

* Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu học sinh tìm đọc các từ dễ lẫn, các từ viết khó trong bài.

VD: Dế Trũi, ngao du, say ngắm, bèo sen, trong vắt, băng băng

- Giáo viên đọc cho học sinh ghi các từ khó vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai.

b. Viết chính tả:

- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết vào vở.

c. Chấm, chữa bài:

- GV đọc bài cho học sinh soát lỗi.

- Chấm 7-8 bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài (Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê).

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm chữ có iê, yê

- Mỗi nhóm cử 5 bạn viết vào bảng con các chữ có iê, các chữ có yê.

VD: Kiên cường, liên tưởng, viên phấn, hiền lành, triền núi, cái giếng……

Trò chuyện, nguyện vọng, khuyên bảo…….

- Học sinh đọc các từ viết trên bảng, sau đó làm bài vào vở.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài 3b(Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu ...).

- Yêu cầu học sinh đọc rồi tìm những từ có tiếng chứa vần/vầng, dân/dâng

- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập: cho biết khi nào viết vần, vầng, khi nào viết dân, dâng.

- Một HS làm mẫu. Học sinh làm bài vào vở.

- Chữa bài: - HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét, chữa bài theo lời giải đúng.

=> Lời giải: Viết là vần trong các trường hợp: vần thơ, vần điệu, đánh vần, vần nồi cơm,...

+ Viết là vầng trong các trường hợp: vầng trăng, vầng trán, vầng mặt trời,...

+ Viết là dân : nhân dân, dân dã, dân lành,...

+ Viết là dâng: kính dâng, hiến dâng, nước dâng lên, trào dâng,...

C.Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, khen những em có nhiều tiến bộ.

- Dặn học sinh nhớ viết lại cho đúng những lỗi sai, ghi nhớ những trường hợp cần phân biệt chính tả trong bài.

**********************************************

TOÁN: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5.

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 , lập được bảng 8 cộng với một số - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng .

- Biết giải toán bằng một phép cộng.

- Luyện tính toán nhanh, chính xác.

II.Đồ dùng dạy học:

- H: Que tính, bảng cài.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc bảng cộng 9 (3 em).

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Giới thiệu phép cộng 8 + 5:

- GV nêu bài toán. HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.

- GV thao tác trên bảng:

+ Có 8 que tính – cài 8 que tính – viết 8 vào cột đơn vị.

+Thêm 5 que tính – cài 5 que tính – viết 5 vào cột đơn vị.

+ Có ? que tính – viết dấu cộng vào phép tính.

- Thực hiện trên que tính: GV làm mẫu – hs làm theo.

+ Gộp 8 que tính với 2 que tính thành 1 bó (1 chục que tính) – 1 chục vứi 3 que còn lại là 13 que tính.

- Phép tính: Viết 3 vào cột đơn vị, 1 vào cột chục.

Vậy: 8 + 5 = 13 - Đặt tính rồi tính:

+ 8 5 1 3 c. Lập bảng cộng:

- GV ghi phép tính – hs nêu kết quả (bằng que tính) và học thuộc bảng cộng.

d. Thực hành:

Bài 1 (19): Tính nhẩm

- HS nhẩm miệng – 1 số em nêu kết quả - nhận xét.

Bài 2: Tính (bảng con)

8 8 8 4 6 8 + + + + + + 3 7 9 8 8 8

- Gv nêu phép tính – hs làm.

- Gv nhận xét, chữa từng bài.

Bài 4: Bài toán

- HS đọc thầm đề - tự giải.

- GV lưu ý hs cách trình bày - chọn lời giải hay, phép tính đúng.

Bài giải.

Cả hai bạn có số con tem là:

8 + 7 = 15 ( con tem ) Đáp số; 15 con tem - Chấm chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV ghi sẵn bài tập 5(vở bài tập), 3 hs lên thi đua làm bài.

- Về làm bài tập 1, 2, 5 (vbt).

**************************************************

TOÁN: 28 + 5.

I. Mục đích, yêu cầu:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5.

- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước . - Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

- Rèn kĩ năng đặt tính, tính.

II.Đồ dùng dạy học:

- 2 bó que tính + 13 que tính rời, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1, Kiểm tra bài cũ:

- 3 em đọc bảng cộng 8.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. dạng 28 + Giới thiệu phép cộng 5:

- GV nêu bài toán, dẫn ra cho hs phép tính 28 + 5 = ? - HS tự tìm kết quả bằng que tính.

- HS nêu cách đặt tính – gv ghi bảng:

+ 28 5 33 - HS nêu cáh tính – gv ghi kết quả.

- 1 em nhắc lại cách đặt tính và tính.

- Gv nhấn mạnh và cho hs lấy 1 số ví dụ # (2 hs lên bảng, dưới lớp làm nháp).

c. Thực hành:

Bài 1(cột 1,2,3/20): Tính

- Gv nêu các phép tính- hs làm vào bảng con.

- Gv nhận xét - nhấn mạnh cách đặt tính và tính. khắc sâu cho hs dạng toán có chữ số hàng đơn vị là 8 cộng với 1 số và chú ý nhớ 1 sang hàng chục.

Bài 3 (20): Bài toán;

- 1 em đọc đề, lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ để hs dễ thực hiện.

+ bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Vài em trình bày thử.

- Lớp tự giải vào vở – gv lưu ý cách trình bày - chọn lời giải và phép tính đúng.

Bài giải.

Cả gà và vịt có số con là;

18 + 5 = 23 ( con ) Đáp số; 23 con Bài 4(20) :

-HS làm vở - Củng cố cho các em kỹ năng vẽ đoạn thẳng có ấn định số đo (yêu cầu phải chính xác).

- GV thu chấm –1 em lên bảng chữa bài 3.

3.Củng cố, dặn dò:

- GV khắc sâu cho hs 2 bước thực hiện phép cộng dạng 28 + 5. Củng cố kỹ năng trình bày 1 bài toán giải.

************************************************

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w