Củng cố, dặn dò

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 121 - 125)

- Yêu cầu 1HS đọc lại bài và trả lời :

+ Bài tập đọc cho em biết điều gì? (Thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo đã an ủi động viên bạn học sinh đang đau buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.)

+ Em có thể đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của bài?

(VD: Nỗi buồn của An/ Tình thương yêu của thầy/...) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc lại bài và luôn thể hiện lòng biết ơn các thầy, cô giáo.

*****************************************************

TOÁN: BẢNG CỘNG I. Mục đích, yêu cầu:

- Thuộc bảng cộng đã học.

- Biết thực hiện phép công có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải toán về nhiều hơn.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 4 em đọc bảng cộng 6, 7, 8, 9.

B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Lập bảng cộng:

Bài 1: Tính nhẩm.

- GV viết lần lượt các phép tính lên bảng (9 cộng với một số)

- Gọi hs nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính - gv điền kết quả lên bảng.

- HS ôn lại bảng cộng.

- Cho hs nhận xét: 2 + 9 và 9 + 2.

- HS tự nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng và tự hoàn thành phần còn lại của bảng cộng.

3. Thực hành:

Bài 2(3 phép tính đầu): Tính.

- 1 em nêu yêu cầu

- lớp chép bài vào vở và tự làm bài.

Bài 3: Bài toán:

- 1 em đọc đề toán – vài em nêu tóm tắt.

- Lớp giải vở - 1em lên bảng lam bài..

Bài giải Mai cân nặng là:

28 + 3 = 31 (kg ) Đáp số: 31 kg C. Củng cố, dặn dò:

- HS ôn lại bảng cộng.

- Về làm bài tập vở bài tập.

*************************************************

Tự nhiên và xã hội: ĂN, UỐNG SẠCH SẼ

I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sach trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.

- Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.

- Giáo dục HS có ý thức ăn uống sạch sẽ để giữ gìn sức khoẻ và đề phòng bệnh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ SGK trang 16, 17.

- Sưu tầm tranh ảnh về thức ăn, nước uống thường dùng III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là ăn uống đầy đủ ? (Ăn đủ 3 bữa chính và đủ chất dinh dưỡng) - GV nhận xét

B. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài b. Giảng bài

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.

- Cho HS quan sát hình vẽ SGK và bài tập rồi đặt câu hỏi theo mỗi tranh vẽ.

- Cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh rồi trình bày.

- Để ăn sạch bạn phải làm gì ? - Gọi HS nhắc lại.

* Hoạt đông 2: Làm việc theo nhóm 4

- Trao đổi và nêu ra đồ uống mà mình thường uống ? - Nước đá, nước mát như thế nào là sạch và không sạch ? - Nước mưa, kem, nước mía như thế nào là hợp vệ sinh ? - GV cho HS quan sát hình 6, 7, 8 SGK

- Nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh ?

* Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ . - Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?

- Rửa tay sạch trước khi ăn.

- Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn - Thức ăn phải đậy kín

- Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

- Lấy nước sạch đã khử trùng không bị ô nhiễm đun sôi để nguội. Ở vùng nước không được sạch cần lọc rồi mới dùng.

- HS quan sát

=>KL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như:

đau bụng, giun, sán … C. Củng cố, dặn dò:

- Vì sao phải ăn uống sạch sẽ?

- Về học bài, chuẩn bị bài sau: Đề phòng bệnh giun.

*****************************************************

LUYỆN ĐỌC: ĐỔI GIÀY

I. Mục đích,yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: Tập tễnh, quái lạ, khấp khểnh, các từ dễ phát âm sai: xỏ nhầm, giày, dễ chịu, gầm giường.

- Nghỉ hơi sau các dấu chấm câu và giữa các cụm từ, biết phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- Hiểu nội dung khôi hài của truyện: Cậu bé đi dày chiế cao, chiếc thấp, đến khi được nhắc về đổi giày vẫn không biết đổi thế nào vì thấy 2 chiếc giày còn lại vẫn chiếc thấp, chiếc cao.

- Giáo dục các em cần cẩn thận, gọn gàng để vừa đẹp vừa khỏi mất thời gian.

2. Rèn kĩ năng đọc, hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ mới: Tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh

- Hiểu ND khôi hài của truyện: Cậu bé đi giày chiếc cao chiếc thấp, đến khi đổi lại giày vẫn không biết đổi thế nào cho vừa vì thấy 2 chiếc giày còn lại vẫn chiếc cao, chiếc thấp.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết nội dung cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Dạy bài mới:

1 Giới thiệu bài:

2 Luyện đọc:

a. Đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc:

- Giáo viên đọc toàn bài - lưu ý HS giọng đọc vui.

b. Hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ :

* Đọc từng câu:

- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng câu.

- GV rút ra tiếng khó - Học sinh đọc tiếng khó: Tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc câu lần 2. Lớp và GV nhận xét.

* Đọc từng đoạn trước lớp (bài chia làm 3 đoạn)

- Học sinh đọc từng đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn cho cả lớp luyện đọc câu:

- Quái lạ,/ sao hôm nay chân mình/ một bên dài,/ một bên ngắn?/ Hay là/

tại đường khấp khểnh? //

- Đôi này vẫn chiếc thấp,/ chiếc cao//

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2,3.

- Yêu cầu 1 học sinh đọc chú giải ở SGK

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- HS đọc trong nhóm đôi, GV giúp các nhóm đọc đúng.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- Các nhóm thi đọc tiếp sức 3 đoạn.

3.Tìm hiểu bài:

+ Vì xỏ nhầm giày bước đi của cậu bé trông như thế nào?

(...tập tễnh, bước thấp, bước cao)

+ Khi thấy đi lại khó khăn cậu bé nghĩ gì? (Cậu thấy lạ, không hiểu vì sao chân mình hôm nay bên dài, bên ngắn....)

+ Cậu thấy hai chiếc giày ở nhà như thế nào? (Vẫn chiếc thấp, chiếc cao)

+ Em sẽ nói như thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi?

(HS xem tranh rồi nói cho bạn hiểu).

4.Luyện đọc lại: 3 nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai thi đọc lại truyện.

5.Củng cố, dặn dò:

- 1 HS đọc lại bài.

- HS K– G; Hãy nêu chi tiết buồn cười trong truyện vui Đổi giày?

- Qua bài em rút ra điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS luyện đọc lại bài. Đọc trước bài: bàn tay dịu dàng.

**********************************************************************

Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013

CHÍNH TẢ:(N-V) BÀN TAY DỊU DÀNG

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe và viết lại chính xác bài chính tả ( từ Thầy giáo bước vào....thương yêu.) Trình bày đúng đoạn văn xuôi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au ; r/gi/d ; uôn/uông (BT2, 3).

- GD HS kính trọng, biết ơn thầy cô giáo; HS có ý thức rèn chữ viết và trình bày bài đẹp.

II. Đồ dùng dạy- học:

-Bảng ghi bài tập chính tả.

III. Các hoạt động dạy- học:

A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con:

Con dao, rao hàng, dè dặt, giặt giũ.

- GV nhận xét và cho điểm học sinh.

B.Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe - viết lại chính xác 1 đoạn trong bài Bàn tay dịu dàng.

2. Hướng dẫn viết chính tả:

* Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc bài 1 lần, 2 HS đọc lại. Ghi nhớ nội dung đoạn trích:

- Giáo viên đọc đoạn trích

+Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?

+ An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?(An buồn bã nói: Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập)

+ Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?

( Thầy không trách, Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, yêu thương).

- Hướng dẫn cách trình bày:

+ Tìm những chữ viết hoa trong bài chính tả?

+ Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?(Viết lùi vào 1 ô;đặt câu nói của An sau dấu hai chấm, thêm dấu gạch ngang ở đầu câu)

- Hướng dẫn viết tiếng khó:Yêu cầu HS đọc từ khó dễ lẫn sau đó viết bảng con các từ: Vào lớp, thì thào, xoa đầu, yêu thương, kiểm tra, buồn bã, trìu mến.

- GV nhận xét, sửa sai .

* Viết chính tả vào vở:

- GV đọc học sinh viết, chú ý uốn nắn cho những em: Dũng, Hiếu,Thương.

* Chấm, chữa bài: Đọc lại cho HS soát lỗi bằng bút chì.

- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề:

- Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tìm các từ có tiếng chứa vần ao, au.

- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to để các em làm bài.

- Các nhóm dán bài lên bảng, GV và lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.

VD: Ao cá, hạt gạo, báo tin, bao nhiêu, dạo chơi, rau, nhàu nát, quý báu.

Bài 3a:1HS đọc đề: Đặt câu để phân biệt các tiếng (ra, gia ,da; dao,rao, giao) - Gọi 2 học sinh lên bảng làm .Lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài trên bảng lớp. VD lời giải:

Da dẻ cậu ấy thật hồng hào.

Hồng ra sân chơi cùng các bạn.

Em không nghịch dao.

Người bán hàng vừa đi vừa rao.

Cô giáo giao bài tập cho chúng em làm.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w