Mục đích yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 196 - 199)

1. Rèn kĩ năng nói:

- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện Bông hoa Niềm Vui theo 2 cách: theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự.

- Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của câu chuyện bằng lời của mình.

- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Giáo dục HS tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy-học:

-Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 3HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Tiết này chúng ta sẽ kể lại chuyện “Bông hoa Niềm Vui ” mà tiết tập đọc chúng ta vừa học.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

* Kể đoạn mở đầu:

- Gọi 1 HS kể cách 1 theo đúng trình tự câu chuyện.

- Lưu ý: Không nhất thiết kể đúng từng câu chữ trong sách, chỉ cần kể đủ ý, đúng thứ tự các chi tiết.

- HS nối tiếp nhau kể. GV, lớp nhận xét, sửa cho HS.

Hỏi HS: + Em nào còn cách kể khác?

+ Vì sao Chi vào vườn hái hoa? (Bố của Chi đang nằm bệnh viện, em muốn đem tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.)

- GV: Đó là lí do vì sao Chi vào vườn từ sáng sớm.

* Kể lại nội dung chính của đoạn 2 và đoạn 3 bằng lời của mình:

Treo bức tranh 1 và hỏi:

+ Bức tranh vẽ cảnh gì? (Chi đang ở trong vườn hoa.) + Thái độ của Chi ra sao? (Chần chừ không dám hái.)

+ Chi không dám hái vì điều gì? (Hoa của trường mọi người vun trồng và chỉ vào vườn để ngắm vẻ đẹp của hoa.)

Treo bức tranh 2 và hỏi:

+ Bức tranh có những ai? (Cô giáo và bạn Chi) + Cô giáo trao cho Chi cái gì? (Bông hoa cúc)

+ Chi nói gì với cô giáo mà cô giáo lại cho Chi ngắt hoa?

( Xin cô cho em ...bố em ốm nặng)

+ Cô giáo nói gì với Chi? (Em hãy hái thêm 2 bông nữa, Chi ạ!...) - HS kể trong nhóm.

- Đại diện 2,3 nhóm thi kể trước lớp. HS và GV nhận xét, góp ý (về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, cách biểu cảm khi kể.)

* Kể đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi:

+ Nếu em là bố bạn Chi, em sẽ nói như thế nào để cảm ơn cô giáo?

(Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa.Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm hoa làm kỉ niệm.)

- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại đoạn cuối và tập nói lời cảm ơn của mình.

- Lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS kể sáng tạo; bình chọn người kể theo tưởng tượng hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò:

+ Em nào có thể đặt tên khác cho truyện ? ( Đứa con hiếu thảo / Bông hoa cúc xanh / Tấm lòng hiếu thảo )

- GV nhận xét tiết học, khen những em kể chuyện tốt.

- Về nhà kể lại câu chuyện và tập đóng vai bố của Chi.

**********************************************

ĐẠO ĐỨC: CHĂM CHỈ HỌC TẬP (T2)

I. Mục tiêu:

- Học sinh nêu được mốt số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

- Biết được ích lợi của việc chăm chỉ học tập.

- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.

- Thực hiện và nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày.

II.Tài liệu và phương tiện:

- Các phiếu thảo luận nhóm cho hoạt động 2.

- Đồ dùng cho tiểu phẩm.

III.Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ: Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì ?Em đã chăm chỉ học tập như thế nào?Kết quả đạt được ra sao?

B. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Đóng vai

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để sắm vai trong tình huống.

Hôm nay, khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp đựơc bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào?

- Từng nhóm HS thảo luận cách ứng xử, phân vai cho nhau.

- Một số nhóm diễn vai theo cách ứng xử của mình.

- Giáo viên nhận xét

- GV ủng hộ ý kiến: Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà.

- Giáo viên nêu một số tình huống tương tự.

- Giáo viên kết luận: Học sinh cần phải đi học đều và đúng giờ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi

*Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu yêu cầu, các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.

Nội dung phiếu:

a. Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ.

`b. Cần chăm chỉ học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.

`c. Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp.

`d. Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.

- Từng nhóm thảo luận và trình bày kết quả, lớp bổ sung.

* Giáo viên kết luận:

a) không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm học.

b)Tán thành.

c) Tán thành.

d) Không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khoẻ.

Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.

*Cách tiến hành: Giáo viên mời lớp xem tiểu phẩm do một số bạn của lớp diễn.

Nội dung: Trong giờ ra chơi, bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Bình thấy vậy liền bảo: “ Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy?” An trả lời:

“Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm nữa và được xem ti vi cho thoả thích”

Bình (dang hai tay) nói với cả lớp: “Các bạn ơi, đây có phải là chăm chỉ học tập không nhỉ?”

- Giáo viên hướng dẫn phân tích tiểu phẩm.

+ Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không?

+ Em có thể khuyên bạn như thế nào?

- 1 số HS trình bày trước lớp. Lớp và GV nhận xét, bổ sung.

* Giáo viên kết luận: Giờ ra chơi dành cho học sinh vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên “giờ nào việc nấy”.

C. Củng cố, dặn dò:

=>Kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.

- GV nhận xét tiết học, khen những em xử lí các tình huống trong bài tốt.

- Dặn dò: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc chăm chỉ học tập

**********************************************************************

Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 TẬP LÀM VĂN: KỂ VỀ GIA ĐÌNH

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng nghe và nói:

- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1).

- Biết nghe bạn kể để nhận xét, góp ý.

2. Rèn kĩ năng viết:

- Dựa vào những điều đã kể ở BT1, viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình. - Viết rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng.

3. Giáo dục HS yêu quý mọi người trong gia đình mình.

- Tự nhận thức về bản thân. Thể hiện sự cảm thông.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh vẽ cảnh gia đình có bố mẹ và hai con.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 học sinh lên bảng: 2 cặp học sinh làm bài tập 2 theo yêu cầu nối các nội dung.

- Giáo viên và cả lớp nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài:

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý trong bài tập (Kể về gia đình em).

- GV nhắc HS kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm bốn.Đại diện các nhóm kể về gia đình mình trước lớp.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.

VD: Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội đã về hưu. Mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 6 trường THCS Thị Trấn Gio Linh. Em rất yêu quý gia đình của mình.

* Gia đình em có 5 người. Bà em đã già, ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày, tối mới về. Em rất yêu quý và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn.

Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu (Dựa vào những điều đã kể ở BT1, hãy viết 1đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về gia đình em).

- HS làm vào vở. Gọi 3 - 5 HS đọc bài của mình. GV chỉnh sửa cho từng em.

- Giáo viên chấm bài 5 em, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- 1 HS giỏi đọc bài viết của mình cho lớp nghe.

- Dặn HS sửa bài đã viết ở lớp.

- Nhận xét tiết học, khen những em có nhiều tiến bộ.

**********************************************

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 196 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w