I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Nhận biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp.
- Biết tác dụng của việc giữ trường lớp sạch đẹp.
- Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập, Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể những trò chơi an toàn cho mình và cho mọi người ? 2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- HS quan sát hình 38, 39.
+ Các bạn trong hình đang làm gì?
+ Các bạn đã sử dụng các dụng cụ nào?
+ Việc đó có tác dụng gì?
- HS quan sát sân trường và khu vực sung quanh lớp học.
- Trên sân trường, quanh lớp học sạch hay bẩn?
+ Xung quanh trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
+ Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không?
+ Em đã làm gì để cho trường lớp sạch đẹp?
* Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường lớp học:
- Trong trường bạn biết các thành viên nào?
- GV phân công cho từng nhóm.
- Các nhóm tiến hành làm.
- GV tổ chức cho các nhóm đi xem thành quả lao động của nhau.
- Đánh giá việc làm của nhóm mình và nhóm bạn.
- GV tuyên dương nhóm và cá nhân làm việc tốt.
- Quét dọn sân trường. Chăm sóc bồn hoa, cây xanh.
- Chổi có cán, xô, chổi bông, hót rác, gáo múc nước.
- Làm sạch trường lớp.
- Để trường lớp luôn sạch đẹp mỗi HS cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
- Nhóm 2: Nhặt rác ở sân trường.
- Nhóm 3: Tưới cây xanh.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em cần làm gì để trường lớp luôn sạch, đẹp?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau: Đường giao thông.
***************************************************
LUYỆN ĐỌC: ÔN TẬP- KIỂM TRA (T5)
I. Mục đích,yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc: mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
2. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động: Tìm được từ chỉ hoạt đông theo tranh vẽ và đặt câu với từ chỉ hoạt động đó(BT2)
3. Ôn luyện về cách mời, nhờ, đề nghị: Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ thể(BT3). Qua tình huống giáo dục kĩ năng sống cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài học. Tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập : Tập đọc, học thuộc lòng ôn tập về từ chỉ đặc điểm, hoạt động, đặt câu với từ chỉ hoạt động. Ôn luyện về cách mời, nhờ, đề nghị.
b. Kiểm tra tập đọc: Thực hiện như tiết 1 và 2 (kiểm tra 7-8em) c. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động, đặt câu (miệng)
- 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài (Tìm từ chỉ hoạt động trong mỗi tranh. Đặt câu với từ đó).
- Yêu cầu HS nêu 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong 5 tranh.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ hoạt động trong SGK, viết những từ chỉ hoạt động trong mỗi tranh.
* Lời giải: Tập thể dục, vẽ, học (học bài), cho gà ăn, quét nhà.
- GV yêu cầu: HS tự đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ghi ra giấy nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt.
- GV ghi bảng một số câu HS tìm được lên bảng.
VD: Sáng nào các em cũng tập thể dục.
Chúng em vẽ hoa và mặt trời.
Bạn Tâm Phúc học rất giỏi.
Ngày nào em cũng cho gà ăn.
Em quét nhà rất sạch.
- GV nhận xét, khen những em đặt câu tốt.
4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị (viết):
- 1HS đọc yêu cầu bài (Ghi lại lời của em...) - Yêu cầu HS làm vở BT.
* Chú ý: Lời mời cô Hiệu trưởng cần thể hiện sự trân trọng, lời mời bạn nhã nhặn;
lời đề nghị bạn ở lại họp cần nghiêm túc.
Lời giải: VD: Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở lớp chúng em ạ.
- Nam ơi! khiêng giúp mình cái ghế với!
- Mời tất cả các bạn ở lại họp Sao nhi đồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về tiếp tục chuẩn bị cho các tiết kiểm tra học thuộc lòng
**********************************************************************
Thứ năm ngày 02 tháng 1 năm 2014 CHÍNH TẢ: ÔN TẬP- KIỂM TRA ( Tiết 6 )
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu học thuộc lòng) trong sách Tiếng Việt 2 tập 1: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết1.
2.Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài:Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2).
3. Ôn luyện về cách viết tin nhắn:Viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể(B3) II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc, tranh minh hoạ BT2, vở BT.
III. Các hoạt động dạy- học :
1.Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng:
- GV cho học sinh lên bốc thăm chọn tên bài thơ, sau khi bốc thăm, xem lại bài vừa chọn khoảng 2 phút, rồi đọc.
- GV nhận xét- ghi điểm.
3. Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện (miệng)
- 1HS đọc yêu cầu của bài (Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện) - GV hướng dẫn HS quan sát để hiểu nội dung từng tranh
- HS quan sát tranh sau đó nối kể nội dung 3 bức tranh thành 1câu chuyện và đặt tên cho câu chuyện ấy.
- HS làm việc theo cặp, sau đó tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV, lớp nhận xét, kết luận. VD:
Tranh1: Một bà cụ chống gậy đứng bên hè phố. Cụ muốn sang đường, nhưng đường đang đông xe cộ qua lại. Cụ lúng túng không biết làm cách nào qua đường.
Tranh 2: Một bạn HS đi tới, thấy bà cụ, bạn hỏi: “Bà ơi! Bà muốn sang đường phải không ạ?”
Bà lão đáp: - Ừ ! Nhưng đường đông xe quá, bà sợ.
- Bà đừng sợ!. Cháu sẽ giúp bà.
Tranh 3: Nói rồi, bạn nắm lấy cánh tay bà cụ, đưa bà qua đường
* Tên truyện: HS nêu tên truyện phù hợp với nội dung câu chuyện.
VD: Qua đường/ Cậu bé ngoan/ Giúp đỡ người già…
4. Viết nhắn tin (viết):
- 1HS đọc yêu cầu của bài(Em đến nhà bạn để báo cho bạn đi dự Tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng. Hãy viết lại lời nhắn tin cho bạn.)
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài: Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. GV và lớp nhận xét, bình chọn lời nhắn hay.
VD:
9 giờ, 11- 9 Dương ơi,
Mình đến nhưng cả nhà đi vắng. Mời bạn 8 giờ tối thứ bảy đến dự Tết Trung thu ở sân trường. Đừng quên nhé!
Thanh Sương 5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những em có nhiều tiến bộ.
- Yêu cầu HS tiếp tục chuẩn bị cho các tiết kiểm tra.
*************************************************
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm x – nêu rõ quy tắc tìm (2 hs).
x + 75 = 100 – 17 x – 16 = 38 - GV nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập – vài em nêu các bước thực hiện.
- Lớp làm bảng con: 38 + 27 61 + 28 54 + 19 - 2 hs lên bảng: 70 + 32 67 + 5 83 – 8
Chốt: cách thực hiện (tính từ phải sang trái).
- Viết kết quả thẳng hàng với nhau. Lưu ý cộng, trừ có nhớ.
Bài 2: Tính.
- 1 hs nêu yêu cầu bài tập – vài em nêu cách thực hiện.
- Lớp làm bảng con thi đua giữa 2 dãy – 2 hs lên bảng trình bày.
- Bảng con: 12 + 8 + 6 36 + 19 – 19 - Bảng lớp: 25 + 15 – 30 51 – 19 + 18
Chốt: Cách trình bày – thứ tự tính từ trái sang phải.
Bài 3: Giải toán:
- 1 hs đọc đề toán - lớp đọc thầm.
- 2 em nêu dạng toán (ít hơn)
- Lớp tự giải vào vở. 1HS lên bảng chữa bài.
Bài giải Tuổi bố năm nay là 70 - 32 = 68 (tuổi) Đáp số: 68 tuổi Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV viết 4 phép tính lên bảng.
a. 75 + 18 = 18 + ... b. 37 + 26 = .. + 37 c. 44 + ... = 36 + 44 d. ... + 9 = 9 + 65 - H S nêu miệng kết quả, giải thích
- GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài.
************************************************
KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP- KIỂM TRA (T7)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ: mức độ và yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
2. Ôn luyện từ chỉ đặc điểm: Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
3. Ôn luyện về cách viết bưu thiếp: Viết được 1 bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo(BT3).
II. Đồ dùng day- học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- HS: 1bưu thiếp chưa viết, GV: 1bưu thiếp đã viết. VBT.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra học thuộc lòng: 10 đến 12 em. Thực hiện như tiết 1 và 2 3.Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
- 1 HS đọc yêu cầu (Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu...), lớp làm vào giấy nháp.
- Yêu cầu học 3 sinh lên bảng làm 3 câu.
- Giáo viên, lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Càng về sớm, tiết trời càng lạnh giá.
b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.
c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp.
4. Viết bưu thiếp chúc mừng thầy( cô):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài (Cô giáo, thầy giáo lớp 1của em đã chuyển sang dạy 1 trường khác. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em hãy viết bưu thiếp chúc mừng cô (thầy).
- HS viết lời chúc mừng thầy (cô) vào bưu thiếp đã chuẩn bị.
- Nhiều HS đọc bưu thiếp đã viết. Lớp và GV nhận xét về nội dung lời chúc, cách trình bày. VD:
19 -11- 2011 Kính thưa cô,
Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc .
Chúng em luôn luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô.
Học sinh của cô
Yến Nhi 5. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà làm thử bài luyện tập ( Đọc- hiểu –LTVC) ở tiết 9.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
*********************************************