A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con chữ hoa Q . Cụm từ Quân dân một lòng. Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
2.1 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ V kiểu 2.
- GV gắn chữ mẫu chữ hoa V lên bảng để HS quan sát, nhận xét.
+ Chữ V cỡ vừa cao mấy li ? có mấy nét ?
* Cấu tạo: Chữ V kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li , gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét móc hai đầu (trái-phải),1nét cong phải(hơi duỗi, không thật cong như bình thường) và 1 nét cong dưới nhỏ.
* Cách viết: Nét 1: Viết như nét 1 của các chữ U,Ư,Y(nét móc 2 đầu, ĐB trên ĐK5, DB ở ĐK2)
Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở đường kẻ 6.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành vòng xoắn nhỏ, dừng bút gần đường kẻ 6.
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1 Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc cụm từ ứng dụng: Việt Nam thân yêu
- Giúp HS hiểu cụm từ ứng dụng: Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
3.2 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li? Chữ cái nào cao 1,5 li?
+ Các chữ cái còn lại cao mấy li?
- Yêu cầu học sinh viết chữ Việt vào bảng con.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở TV.
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết.GV theo dõi, giúp đỡ những em viết chưa đúng mẫu.
5. Chấm, chữa bài: Chấm 7-9 bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, khen những em viết đúng mẫu, đẹp.
Dặn HS thường xuyên rèn chữ viết.
***************************************************
KỂ CHUYỆN : BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện
- Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện (BT1,2); HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3).
- Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Biết theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét,đánh giá lời kể của bạn,kể tiếp được lời kể của bạn.
3. GD KNS cho HS: KN tự nhận thức, KN xác định giá trị bản thân, đảm nhận trách nhiệm của mình, tính kiên định.
II. Đồ dùng dạy- học:
- 4 tranh minh hoạ nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Sắp xếp lại 4 tranh vẽ trong SGK theo đúng thứ tự trong truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- Gắn 4 tranh lên bảng. HS quan sát từng tranh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: trao đổi, sắp xếp lại các bức tranh trên theo thứ tự đúng nội dung truyện.
- Gọi 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo đúng thứ tự.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải: Thứ tự đúng các tranh là: 2 – 1 – 4 – 3 b. Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo 4 tranh đã được sắp xếp lại.
Bước 1: Kể trong nhóm Bước 2: Kể trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn kể, bình chọn người kể hay.
c. Kể toàn bộ câu chuyện( HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS kể theo vai - Gọi HS nhận xét, khen bạn kể tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện về các danh nhân,sự kiện lịch sử và chuẩn bị bài sau.
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
******************************************
CHÍNH TẢ:(N-V) BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam.
- Viết đúng một số tiếng có âm đầu s/x hoặc âm chính iê/i (BT2).
- Giáo dục HS luôn có ý thức rèn chữ viết đúng mẫu, không mắc lỗi chính tả.
II. Đồ dùng dạy- học: Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con các từ : quay tít, chích choè, hít thở, ríu rít, phích nước, lặng ngắt. GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn. 2 HS đọc lại. Giúp HS nhận xét:
- Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- Chữ Thấy viết hoa vì là chữ đầu câu. Chữ Vua viết hoa vì là chữ đứng đầu câu và thể hiện ý tôn trọng. Quốc Toản viết hoa vì là tên riêng của người.
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt, quả cam.
- GV đọc cho HS viết vào vở: HS viết, GV giúp những em còn chậm.
* Chấm, chữa bài: Chấm 7-9 bài, nhận xét, chữa lỗi thường sai.
3. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2a: 1HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống s hay x?
- HS làm vào vở BT, 2 HS làm trên bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Tục ngữ Con công hay múa Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xoè cánh ra
Đồng dao Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
Ca dao Bài 2b: Điền iê hay i ?
- HS làm bài theo nhóm vào phiếu to.
- Các nhóm dán phiếu trên bảng lớp.
- Cả lớp cùng chữa bài, chốt lời giải đúng:
Thuỷ Tiên rất hợp với tên của em. Em thật xinh xắn với nụ cười chúm chím,tiếng nói dịu dàng,dễ thương.Như một cô tiên bé nhỏ,Thuỷ Tiên thích giúp đỡ mọi người, khiến ai cũng yêu quý.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết lại vài lần cho đúng những từ còn mắc lỗi trong bài chính tả.
ĐẠO ĐỨC : BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Kể được ích lợi của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
2. Thái độ:
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. các loài vật .
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
3. Kỹ năng:
* Giáo dục KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
- Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích .
* Giáo dục BVMT: Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Vở bài tập đạo đức 2 . - Câu hỏi thảo luận nhóm . III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh lên bảng hỏi :
+ Kể tên và nêu ích lợi của một số loài vật sống trên cạn ? + Kể tên và nêu ích lợi của một số loài vật sống dưới nước ? + Em làm gì để bảo vệ loài vật có ích ở dưới nước ?
- GV nhận xét . B. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn bài:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách ứng xử với tình huống được giao, sau đó sắm vai đóng lại tình huống đã chọn .
Tình huống 1: Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
- HS thực hành hoạt động theo nhóm sau đó trình bày .Các nhóm khác nhận xét => Kết luận: Minh khuyên bạn không nên bắn chim vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng
Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Trâm và Ngọc đến rủ đi
sang nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai .
=> Kết luận: Hà cần cho gà ăn xong rồi mới đi cùng các bạn hoặc từ chối vì cần phải cho gà ăn.
Tình huống 3: Trên đường đi học về . Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
=> Kết luận: Lan cần vớt con mèo lên đem về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để đem trả lại cho chủ.
Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con
=>Kết luận: Em cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng sống khoẻ mạnh.
* Kết luậnchung: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng phải luôn
thể hiện được tình yêu đối với loài vật có ích .
- Xem tranh hoặc ảnh sau đó giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế .
- Yêu cầu HS kể lại một vài việc làm cụ thể đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích .
- GV tuyên dương các việc làm tốt của HS .
Hoạt động 3: Kể chuyện “Bác rất thương loài vật ”.
- GV kể cho HS nghe.
- Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
+ Bảo vệ loài vật có ích là làm gì ? Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? - GV nhận xét chung tiết học .
- Dặn HS: Luôn thực hành những điều đã học .
***********************************************************************
****
Thứ năm ngày 02 tháng 5 năm 2013
TẬP ĐỌC: LƯỢM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó và đọc đúng các câu thơ 4 chữ. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ của bài thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng tươi vui, nhí nhảnh, hồn nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng,...
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm (trả lời được các CH trong SGK; thuộc ít nhất 2 khổ thơ đầu).
3. Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
4. Giáo dục HS tự hào về thiếu nhi Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc bài Bóp nát quả cam.
+ Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
-+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc. Biết đọc bài thơ với giọng tươi vui, nhí nhảnh, hồn nhiên.
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng dòng thơ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ. GV, lớp nhận xét.
* Luyện phát âm: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ lần 2,3,...
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Goị HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Rèn ngắt nhịp và đọc nhấn giọng:
Chú bé loắt choắt/
Cái xắc xinh xinh/
Cái chân thoăn thoắt/
Cái đầu nghênh nghênh.//
- Gọi 1 HS đọc chú giải ở cuối bài đọc.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
d. Thi đọc giữa các nhóm: Đại diện các nhóm thi đọc.
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu?
(Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca- lô đội lệch, mồm huýt sáo, như chim chích nhảy trên đường) GV: Những từ ngữ gợi tả hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu cho thấy Lượm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, tinh nghịch.
+ Lượm làm nhiệm vụ gì? (Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận.)
=> GV: Làm nhiệm vụ chuyển thư,chuyển công văn tài liệu ở mặt trận là một công việc vất vả, nguy hiểm.
+ Lượm dũng cảm như thế nào?(Lượm không sợ hiểm nguy, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư “Thượng khẩn”)
+ HS K – G: Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4? (Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca-lô nhấp nhô trên biển lúa.)
+ Em thích những câu thơ nào? Vì sao ? 4. Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu của bài thơ:
- GV xoá dần bảng, HS đọc thuộc lòng.
- HS xung phong đọc thuộc trước lớp. GV tuyên dương.
+ Nội dung bài thơ nói gì ?
(Ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.) C. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục HS tự hào truyền thống dân tộc.
*****************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân: Nắm được1 số từ ngữ chỉ nghề nghiệp(BT1,2); nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam(BT3)
2. Rèn kĩ năng đặt câu: Đặt được một câu ngắn với 1 từ tìm được trong BT3(BT4).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập1.
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đặt câu với mỗi từ của bài tập1 tuần 32 - Nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1(Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh) => GV gắn tranh đã chuẩn bị lên bảng.
- HS quan sát tranh và thảo luận: nói nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
1. Công nhân 2. Công an 3. Nông dân
4. Bác sĩ 5. Lái xe 6. Người bán hàng
Bài 2: Gọi 1HS đọc yêu cầu (Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết)
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 tìm từ ghi ra giấy bìa.=> Theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc - nhóm tìm được nhiều từ, viết đúng chính tả các từ chỉ nghề nghiệp. VD:
Thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, hải quân.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài: Những từ nào trong các từ sau nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta?
(anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng)
- Yêu cầu HS tự tìm từ.
- 2 HS lên bảng viết các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Cả lớp và GV nhận xét,chốt lời giải đúng: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.
Bài 4: ( HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu (Đặt 1 câu với 1 từ tìm được trong bài tập 3) - HS làm bài vào vở, mỗi em viết ít nhất 1câu.
- Gọi 3 HS lên bảng thi tiếp sức. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận người thắng cuộc.
VD: Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh hùng.
Bạn Chi rất thông minh.
Các chú bộ đội rất gan dạ.
Trà My là một học sinh rất cần cù.
Cả tổ chúng tôi rất thân ái, đoàn kết.
Chú ấy đã hi sinh anh dũng trên chiến trường Nam Bộ.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tập đặt câu với mỗi từ ngữ chỉ nghề nghiệp và từ ngữ chỉ phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
CHÍNH TẢ:(N-V) LƯỢM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe - viết đúng, chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ theo thể thơ 4 chữ.
2.Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc âm chính dễ lẫn s/x hay
iê/i (BT2,3)
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bút dạ, bìa khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS viết bảng con các từ: chúm chím, hiền dịu, cô tiên, cầu khiến, tiếng chim. Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết bài:
- GV đọc toàn bài chính tả 1 lần.
- Gọi 2 HS đọc lại. Đoạn thơ nói về ai ?
Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh ? * Hướng dẫn cách trình bày:
+ Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ ?(4 chữ)
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ? ( Nên viết từ ô thứ 3 tính từ lề trang vở.) * Luyện viết chữ khó:
- Yêu cầu HS viết vào bảng con các từ: loắt choắt, nghênh nghênh, hiểm nghèo, nhấp nhô, huýt sáo, đội lệch.
* GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở.
* Chấm, chữa bài: GV chấm 7-9 bài, nhận xét, chữa lỗi thường sai.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: 1 HS đọc yêu cầu của bài ( Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống?) Yêu cầu HS tự làm bài 2a vào vở BT.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Hoa sen, xen kẽ Ngày xưa, say sưa
Cư xử, lịch sử.
-HS K – G làm thêm bài 2b: HS làm tương tự trên. Lời giải:
Con kiến, kín mít Cơm chín, chiến đấu Kim tiêm, trái tim.
Bài 3b: 1 HS đọc yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng:
b.Chỉ khác nhau ở âm i hay iê.
- Cho 4 tổ cùng thi tìm nhanh các tiếng có âm giữa vần iê/i , ghi vào tờ giấy bìa, tổ nào làm xong thì gắn lên bảng.
- HS tham gia thi tìm nhanh.
VD:
Nàng tiên lòng tin Lúa chiêm chú chim
Câu liêm gỗ lim Kim tiêm trái tim
Múa kiếm quả sim - Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò: