TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 454 - 462)

I.Mục đích, yêu cầu:

1. Củng cố hiểu biết về từ trái nghĩa: Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (BT1); nêu được từ TN với từ cho trước (BT2)

2. Mở rộng vốn từ chỉ nghề nghiệp: Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A)- BT3.

II. Đồ dùng dạy- học: 4 tờ giấy khổ to.

III. Hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS1 : tìm những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết.

- HS 2, 3: Đặt câu với một từ chỉ nghề nghiệp mà em biết.

- Nhận xét, ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về từ trái nghĩa và những công việc cụ thể của một số ngành nghề trong cuộc sống.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: . 1 HS đọc yêu cầu: Dựa theo nội dung bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm những từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống.

- Gọi 1 HS đọc lại bài đàn bê của anh Hồ Giáo.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

Những con bê cái Những con bê đực như những bé gái như những bé trai

rụt rè nghịch ngợm,/ bạo dạn,/ táo tợn./...

ăn nhỏ nhẹ, từ tốn ăn vội vàng, ngấu nghiến,/ hùng hục./...

Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu (Hãy giải nghĩa từng từ...bằng từ trái nghĩa với nó) - GV phát cho 4 tổ 4 tấm bìa yêu cầu các tổ ghi các từ trái nghĩa với các từ đã cho.

Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.

- Các tổ dán bài lên bảng lớp. Lớp và GVcùng chữa bài.

a. Trẻ con trái nghĩa với người lớn.

b. Cuối cùng trái nghĩa với đầu tiên.

c. Xuất hiện trái nghĩa với biến mất( mất tăm, mất tiêu).

d. Bình tĩnh trái nghĩa với cuống quýt( luống cuống, hốt hoảng)

Bài 3: Yêu cầu HS chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A (A: nghề nghiệp, B: công việc)

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào VBT.

- Giáo viên cùng HS chữa bài.

Công nhân d Nông dân a Bác sĩ e Công an b Người bán hàng c

d. Công nhân làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày...

a. Nông dân cấy lúa, trồng khoái, nuôi lợn, thả cá...

e. Bác sĩ khám và chữa bệnh.

b. Công an chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường; bảo vệ nhân dân...

c. Người bán hàng bán sách, bút, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày...

- Gọi HS đọc các câu đã được nối hoàn chỉnh.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.

CHÍNH TẢ:(N-V) ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO

I. Mục đích, yêu cầu:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài:

Đàn bê của anh Hồ Giáo.

- Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm, thanh điệu dễ lẫn(Làm BT2,3).

II. Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu khổ to, VBT III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: 2 em lên bảng làm BT3b- tuần 33 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn nghe viết:

2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc 1 lần bài chính tả , 2 HS đọc lại. Giúp HS nhận xét:

+ Tìm tên riêng trong bài chính tả? (Hồ Giáo)

+ Tên riêng đó phải viết thế nào?( Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng)

- HS viết các tiếng khó vào bảng con: quấn quýt, quẩn chân, nhẩy quẩng, rụt rè, quơ quơ,...

- GV theo dõi, sửa cho HS những chữ còn viết sai.

2.2 GV đọc cho HS viết vào vở.

2.3 Chấm, chữa bài: GV chấm 7-8 bài, nhận xét, chữa lỗi thường sai.

3. Hướng dẫn làm các bài tập chính tả:

Bài 2b: Tìm các từ có thanh hỏi hay thanh ngã theo 3 ý ở SGK .

- HS làm vào vở BT, 3 HS làm bài trên phiếu to, sau đó đính lên bảng để cả lớp cùng chữa bài, chốt lời giải đúng:

Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội: bão Cùng nghĩa với cọp, hùm: hổ

Trái nghĩa với bận: rảnh rỗi

Bài 3b: HS nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh: Những từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã chỉ các đồ dùng.

- Tổ chức cho HS làm dưới dạng trò chơi: 2 nhóm lên thi viết trên bảng, nhóm nào viết được nhiều từ đúng trong thời gian 3 phút thì nhóm đó thắng cuộc.

- HS tiến hành chơi, GV và lớp theo dõi, kiểm tra,chọn nhóm thắng cuộc.

. => Lời giải: tủ, đũa, đĩa, chõ, chõng, võng, chổi, chảo, chão,...

C. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, khen những em viết đúng, đẹp.

- Nhắc HS khắc phục những thiếu sót trong giờ học: chữ viết, chính tả, giữ gìn vở,...

******************************************

TẬP LÀM VĂN: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN

I. Mục đích, yêu cầu:

1.Rèn kĩ năng nói :Dựa vào các câu hỏi gợi ý,kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1)

2.Rèn KN viết: Viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (BT2) II. Đồ dùng dạy- học:

- Tranh, ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.

III. Hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng kể về một việc tốt của em hay của bạn em.

- Nhận xét, ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trong tiết tập làm văn cuối tuần 33, các em đã luyện viết một đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. Trong tiết học này, các em sẽ tập kể về nghề nghiệp của một người thân. Sau đó, viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản. Cô hi vọng các em sẽ có những bài viết hay thể hiện hiểu biết của mình về nghề nghiệp của người thân.

2.Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:( miệng ) Hãy kể về người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,...) - Gọi HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý.

- Bài tập yêu cầu các em kể về nghề nghiệp của người thân.

- Treo tranh đã sưu tầm để HS định hình nghề nghiệp. công việc.

- Gọi HS tập nói: VD: Mẹ của em là cô giáo. Mẹ em đi dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ còn soạn bài, chấm bài. Công việc của mẹ được nhiều người yêu quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người.

Bài 2: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn.

- GV nêu yêu cầu của bài và cho HS tự viết - Gọi HS đọc bài của mình.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học, khen những em viết bài tốt.

- Yêu cầu những em viết bài chưa đạt cần viết lại cho tốt.

***********************************************************************

Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013 SINH HOẠT: SAO

I.Mục tiêu: Học sinh biết được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần từ đó khắc phục và thực hiện tốt hơn.

- GD các em có ý thức trong giờ sinh hoạt, đoàn kết và luôn có tinh thần giúp đỡ bạn.

- Biết được kế hoạch hoạt động tuần tới để thực hiện tốt.

II.Tiến hành sinh hoạt:

1. Sinh hoạt văn nghệ.

2. Nội dung sinh hoạt:

- Em sao trưởng lên nhận xét các hoạt động của tuần qua.

- GV nhận xét đánh giá chung.

Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp trường lớp đề ra.

Về học tập: Một số em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu.

Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng.

* Tồn tại: Một số em đọc, viết cần cố gắng hơn: em Quân, Cường. Tình,...

- .Bình bầu cá nhân và sao điển hình.

* Kế hoạch tuần tới: Dựa trên kế hoạch của nhà trường và liên đội.

a. Học tập:

- Học và làm bài cũ trước khi đến lớp.

- Các bạn học sinh giỏi kèm các bạn học sinh yếu học bài.

- Trong giờ học chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài.

- Ôn tập chuẩn bị thi cuối kì II.

b. Nề nếp:

- Thực hiện tốt nội quy của trường và lớp đề ra.

- Phòng trành tai nạn rủi ro.

- Duy trì thói quen tắt điện, quạt khi ra khỏi lớp.

- Ca múa hát tập thể dục và xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.

- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, làm vệ sinh ở khu vực quy định.

- Nộp đủ các khoản tiền quy định.

III. Kết thúc tiết sinh hoạt:

- GV nhận xét, rút kinh nghiệm cho tuần tới.

TUẦN 35

Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2013 TẬP ĐỌC: ÔN TẬP - KIỂM TRA (Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34( phát âm rõ, tốc độ đọc 30 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).

- Biết thay thế cụm từ khi nào bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, mấy giờ trong các câu ở bài tập2.

- Ôn luyện về dấu chấm: ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý(BT3)

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 (tốc độ đọc trên 50 tiếng/ phút)

II. Đồ dùng dạy- học:

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra tập đọc: 7 em.

- Gọi HS lên bảng bắt thăm bài tập đọc.

- 7em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc một đoạn hoặc cả bài như phiếu đã chỉ định.

- GV theo dõi HS đọc, chỉnh sửa lỗi sai cho HS nếu có và ghi điểm.

3. Luyện tập:

Bài 1: Thay các cụm từ khi nào trong các câu hỏi bằng những cụm từ cùng tác dụng (Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ)

- Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về thời gian.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm việc theo nhóm: 1HS trong nhóm đọc câu a, HS khác lần lượt nói câu của mình.

+ Khi nào bạn về thăm ông bà nội?

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. VD:

+ Bao giờ bạn về thăm ông bà nội?

+ Lúc nào bạn về thăm ông bà nội?

+ Tháng mấy bạn về thăm ông bà nội?

+ Mấy giờ bạn về thăm ông bà nội?

- Tương tự HS làm với câu b,c

b) Tháng mấy( bao giờ, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón tết Trung thu?

c) Mấy giờ( bao giờ, lúc nào) bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?

Bài 2: Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài(đọc đoạn văn không nghỉ hơi)

- HS làm bài vào vở BT, 2 HS làm bài trên phiếu to, sau đó dán lên bảng.

- cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em xuống giường rồi hát cho em ngủ.

- HS đọc đoạn văn đã đánh dấu ngắt câu.

C. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi Khi nào? và cách dùng dấu chấm câu.

***************************************

TẬP ĐỌC: ÔN TẬP - KIỂM TRA CUỐI KÌ II (Tiết 2)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt được câu với 1 từ chỉ màu sắc tìm được(BT2,3).

- Đặt được câu hỏi có cụm từ khi nào(2 trong số 4 câu ở BT4)

- HS k – G: tìm đúng, đủ các từ chỉ màu sắc (BT3); thực hiện được đầy đủ BT4.

- HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy- học:

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS làm bài tập 3 SGK.

B. Dạy bài mới:

1. Kiểm tra tập đọc: 7 em.(Thực hiện như tiết 1) 2.Luyện tập:

Bài 1: Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ dưới đây(SGK).

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở theo lì giải:

xanh, xanh mát, xanh ngắt đỏ, đỏ tươi, đỏ thẫm.

- Hãy tìm thêm các từ chỉ màu sắc không có trong bài.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. VD: xanh nõn, tím, vàng, trắng, đen, ...

Bài 2: Đặt câu với với mỗi từ em vừa tìm được ở bài tập1.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

VD: Cả rừng cây là một màu xanh ngắt.

- GV nhận xét và cho điểm những câu hay.Khuyến khích các em đặt câu còn đơn giản đặt lại câu khác hay hơn.

Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho những câu sau(SGK).

- Yêu cầu HS đọc đề câu a rồi cùng làm trên bảng lớp a/ Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.

- Khi nào trời rét cóng tay?

- Tương tự, cả lớp làm vào vở câu b, c d.

b/ Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?

c/ Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?

d/ Các bạn thường về thăm ông bà khi nào?

- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét và chấm điểm một số bài làm của HS.

C. Củng cố, Dặn dò:

- GV chốt lại bài học.

- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ chỉ màu sắc và đặt câu với từ tìm được.

- Nhận xét giờ học.

***********************************************************************

Thứ ba ngày 14 tháng 5 năm 2013 TẬP VIẾT: ÔN TẬP - KIỂM TRA CUỐI KÌ II (Tiết 3)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu(2 trong số 4 câu ở BT2); đặt đúng dấu chấm hỏi, dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn(BT3); HS khá, giỏi thực hiện được đầy đủ BT2.

II. Đồ dùng dạy- học:

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Kiểm tra tập đọc: 7 em.(Thực hiện như tiết 1) 3. Luyện tập:

Bài 1: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho những câu sau(SGK).

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?( ... Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho những câu sau...)

- Câu hỏi “Ở đâu” dùng để hỏi về nội dung gì?(Câu hỏi “Ở đâu” dùng để hỏi về địa điểm, vị trí, nơi chốn.

- Cả lớp cùng đặt câu cho phần a.

a/ Giữa cánh đồng đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

- Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ Ở đâu?

- Cả lớp tiếp tục làm các phần còn lại vào VBT.

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp.Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

b/ Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu?

c/ Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?

d/ Chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu?

- GV nghe và nhận xét cho điểm từng HS.

Bài 2:(viết) Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui(SGK).

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?( Điền dấu chấm hay dấu phẩy...)

=> Lưu ý: Dấu chấm hỏi được dùng để đặt cuối câu hỏi. Sau dấu chấm hỏi ta phải viết hoa.

+ Dấu phẩy đặt vị trí nào trong câu? Sau dấu phẩy ta có viết hoa không?

- Dấu phẩy đặt ở giữa câu . Sau dấu phẩy ta không viết hoa vì phần trước dấu phẩy thường chưa thành câu

- Gọi một HS lên làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. Chữa bài trên bảng lớp.

Lời giải:

Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn:

+ Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết một chữ nào?

Chiến đáp:

+ Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé cuả cậu lại chẳng có chiếc răng nào?

C. Củng cố, dặn dò:

+ Câu hỏi “Ở đâu” dùng để hỏi về nội dung gì?

- Về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi “Ở đâu” và cách dùng dấu chấm hỏi,dấu hỏi.

- Nhận xét giờ học

****************************************

KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP - KIỂM TRA CUỐI KÌ II (Tiết 4) I. Mục đích, yêu cầu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Biết đáp lời chúc mừng theo tình huống cho trước(BT2); biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào(BT3)

II. Đồ dùng dạy- học :

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS làm bài tập 3, tiết 3 SGK B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Kiểm tra đọc: 8 em.(Thực hiện như tiết 1) 3. Luyện tập:

Bài 1:(miệng) Nói lời đáp của em...

- 1 HS đọc yêu cầu và 3 tình huống của bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Đáp lại lời chúc mừng của người khác.)

- Khi ông bà tặng quà, chúc mừng sinh nhật em, theo em ông bà sẽ nói như thế nào?

- Từng cặp HS thực hành đóng vai ông bà và cháu nói lời chúc và lời đáp trong TH a.

GV nhắc HS cần hỏi - đáp tự nhiên, ông bà nói lời chúc với thái độ vui vẻ, cháu đáp lời lễ độ, thể hiện tình cảm biết ơn.

VD: Ông bà nói: Chúc mừng sinh nhật cháu./ Chúc cháu ngoan, học giỏi./

Chúc mừng cháu. Cháu hãy cố gắng ngoan hơn và học giỏi hơn nhé./...

- Cháu đáp: Cháu cảm ơn ông bà ạ!/ Ông bà cho cháu nhiều quà quá. Cháu rất cảm ơn ông bà!...

-Yêu cầu một số cặp HS nối tiếp nhau đóng vai thể hiện lại các tình huống b,c.

VD về lời đáp:

b/ - Con cảm ơn bố mẹ a. / - Con sẽ cố gắng để có thêm nhiều điểm mười hơn nữa.

c/ - Cảm ơn các bạn. / - Các bạn ở nhà vui nhé!/ - Mình được thế là nhờ các bạn giúp đấy. ...

- GV theo dõi và nhận xét. Ghi điểm.

Bài 2: (viết) Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho các câu sau(SGK).

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV hỏi: Câu hỏi có cụm từ như thế nào dùng để hỏi về điều gì?

( Dùng để hỏi về đặc điểm)

- HS đọc câu văn trong phần a: Gấu đi lặc lè.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 454 - 462)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w