ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 408 - 413)

- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. Quy trình làm vòng đeo tay.

- Giấy màu, kéo , hồ dán . III. Các hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng.

HS1: Nêu lại quy trình làm vòng đeo tay.

HS2: 1 học sinh thực hành.

- Kiểm tra vật liệu làm vòng đeo tay.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài:

Hôm nay các em thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy các màu.

2. Hướng dẫn thực hành:

a. HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.

- GV lần lượt nhắc lại:

Bước 1: Cắt thành các nan giấy.

- Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1ô.

Bước 2: Dán nối các nan giấy.

- Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ô đến 60 ô, rộng 1ô, làm thành 2 nan như vậy.

Bước 3: Gấp các nan giấy.

- Dán đầu của 2 nan như hình 1, gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho mép gấp sát mép nan(H2), sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc như hình 3.Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết 2 nan giấy. Dán phần cuối của 2 nan lại, được sợi dây dài (H4) Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.

- Dán hai đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay bằng giấy (H5).

b.Thực hành:

- HS tập làm vòng đeo tay theo các bước trên.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng.

- Yêu cầu HS trình bày sản phẩm.

- GV thu, nhận xét,đánh giá sản phẩm theo các mức(hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành)

C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, khen những em có sản phẩm đẹp.

- HS giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.

- Dặn : Tiết sau mang theo giấy màu, kéo, hồ dán để làm con bướm bằng giấy.

********************************************************************

****

Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013 SINH HOẠT: SAO

I. Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh biết được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần từ đó khắc phục tồn tại và thực hiện tốt hơn.

- Biết được kế hoạch hoạt động tuần tới để thực hiện tốt.

- Giáo dục các em có ý thức trong giờ sinh hoạt, đoàn kết và luôn có tinh thần giúp đỡ bạn.

II.Tiến hành sinh hoạt:

1. Sinh hoạt văn nghệ: HS múa hát theo nhóm, cá nhân.

2. Nội dung sinh hoạt:

- Lớp trưởng nhận xét các sao.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp của liên đội và lớp đề ra.

Về học tập: Một số em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu như em: Yến Nhi, Dương Huyền, Phụng Nhi, Bảo Long Lê Thắm,...

Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng.

Tồn tại :

- Một số em chữ viết chưa cẩn thận, cần cố gắng hơn: em Cường, em Quân.Tình - Bình bầu cá nhân và sao điển hình.

- Tuyên dương những sao tốt.

* Kế hoạch tuần tới:

- Dựa trên kế hoạch của nhà trường và liên đội.

a. Học tập:

- Học và làm bài cũ trước khi đến lớp.

- Các bạn học sinh giỏi kèm các bạn học sinh yếu học bài.

- Trong giờ học chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài.

- Rèn chữ viết đẹp, đúng mẫu.

- Tích cực ôn tập các kiến thức đã học.

b. Nề nếp:

- Thực hiện tốt nội quy của trường và lớp đề ra.

- Ca múa hát tập thể dục và xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.

- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, làm vệ sinh ở khu vực quy định.

- Tiếp tục chơi các trò chơi dân gian.

III. Kết thúc tiết sinh hoạt:

- GV nhận xét chung, rút kinh nghiệm cho tuần tới.

TUẦN 31

Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013 TẬP ĐỌC : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý;

đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

- Hiểu nội dung truyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

( trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,3, 4; HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.)

3. Giáo dục HS: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống con người. Các em cần bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK . III. Các hoạt động dạy- học: Tiết 1

A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài : “ Cháu nhớ Bác Hồ ” kết hợp trả lời các câu hỏi:

+ Em hãy nói về tình cảm của bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ?

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài:

- GV cho HS xem tranh minh hoạ và hỏi : + Bức tranh vẽ gì ?

=> GV: Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyên gì về chiếc rễ cây, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc: Chiếc rễ đa tròn.

2. Luyện đọc:

2.1 GV đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn giọng đọc. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

a. Đọc từng câu:

- HS luyện đọc từng câu ( Lượt 1 )

- Luyện phát âm từ khó: ngoằn ngoèo, tần ngần, cuốn, khẽ cười.

- HS luyện đọc câu ( Lượt 2). Lớp và GV nhận xét.

b. Đọc từng đoạn trước lớp:

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 1 ) - Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ:

Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏdài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.//

Nói rồi,/Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn ( Lượt 2 )

- GV hướng dẫn học sinh giải nghĩa các từ mới (SGK ) c. Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc trong nhóm đôi.

d. Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài; ĐT, CN) - GV cùng lớp nhận xét. Tuyên dương.

e.Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn3).

Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

+ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất,Bác bảo chú cần vụ làm gì ? (Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.)

+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ?(Cuộn chiếc rễ thành vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.)

+ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?(Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.)

+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?(Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua, chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.)

- GV cho HS quan sát tranh vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.

+ Em hãy nói một câu:

Về tình cảm của Bác Hồ đối với thiêú nhi.

Về thái độ của Bác Hồ với mỗi vật xung quanh.

- HS phát biểu, VD về những ý kiến đúng:

Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.

Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi.

Bác thương chiếc rễ đa, muốn trồng cho nó sống lại.

Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh.

4. Luyện đọc lại:

- Yêu cầu các nhóm thi đọc lại truyện theo vai (3 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em tự phân các vai thi đọc truyện)

- Lớp cùng GV nhận xét - Tuyên dương.

- 1em đọc toàn bài - nêu nội dung bài.(Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng muốn uốn cái rễ theo hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.)

C. Củng cố, dặn dò:

- Giáo dục các em bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc kĩ bài, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.

*********************************************************************

ba ngày 16 tháng 4 năm 2013 TẬP VIẾT : CHỮ HOA N ( Kiểu 2 )

I. Mục đích, yêu cầu:

Rèn kĩ năng viết chữ :

- Biết viết đúng chữ hoa N kiểu 2 theo cỡ chữ vừa và nhỏ(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Người( 1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), “ Người ta là hoa đất ”(3 lần) theo cỡ nhỏ.

- Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

- Giáo dục HS biết viết nhiều kiểu chữ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ N kiểu 2 đặt trong khung chữ. Vở tập viết.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Yêu cầu HS viết ở bảng con chữ M , Mắt.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn tập viết chữ hoa:

a. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ N hoa kiểu 2:

- GV treo chữ mẫu lên bảng để HS quan sát và nhận xét.

* Cấu tạo:

+ Chữ N cỡ vừa cao mấy li, có mấy nét ? gồm những nét nào ?

(Chữ N kiểu 2 cao 5 li, gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chỡ M kiểu 2) * Hướng dẫn cách viết:

Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.

Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M Kiểu 2.

- Yêu cầu HS viết chữ N hoa trên không.

b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con chữ N hoa kiểu 2.

3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:

3.1 Giới thiệu câu ứng dụng:

- Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng “ Người ta là hoa đất ”.

- Giúp HS hiểu câu ứng dụng “ Người ta là hoa đất ”: Ca ngợi con người- con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất.

3.2 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Câu “ Người ta là hoa đất ”có mấy chữ ?

+ Những chữ cái nào cao 2,5 li? + Những chữ nào cao 2 li ? + Những chữ nào cao 1,5 ?

+ Các chữ còn lại cao mấy li ? + Nêu vị trí của dấu thanh?

* Lưu ý: Nét cuối của chữ N chạm nét cong của chữ g.

- Yêu cầu HS viết chữ : “ Người ” vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai.

4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết : - Yêu cầu HS viết:

1 dòng chữ N cỡ vừa.

1 dòng chữ N cỡ nhỏ.

1 dòng chữ Người cỡ vừa.

1 dòng chữ Người cỡ nhỏ.

3 dòng cụm từ “ Người là hoa là đất ” cỡ nhỏ.

- Chấm, chữa bài: GV thu 8-10 bài chấm, nhận xét.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 (Trang 408 - 413)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(471 trang)
w