Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật tại viettel hà nội (Trang 61 - 68)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KỸ THUẬT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH VIỄN THÔNG

2.2. Hiện trạng công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật tại Viettel Hà Nội

2.2.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực kỹ thuật

Xây dựng đƣợc một kế hoạch đào tạo tốt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, chồng chéo và lãng phí trong các hoạt động. Đối với công tác xây dựng kế hoạch đào tạo các nhân viên kỹ thuật của Viettel Hà Nội vai trò của các nhà quản trị nhƣ sau:

- Giám đốc Viettel Hà Nội: Đặt ra mục tiêu và phê duyệt kế hoạch chung cho đào tạo nhân lực để đáp ứng mục tiêu chung của toàn Chi nhánh dựa vào kế hoạch, nguồn kinh phí đào tạo được duyệt và các báo cáo tổng kết, phân tích của cấp dưới để đưa ra các quyết định cuối cùng trong đào tạo nhân lực: lựa chọn phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo, chi phí đào tạo, trang thiết bị và điều kiện phục vụ cho đào tạo...

- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người được phân công trực tiếp để phụ trách vấn đề đào tạo nhân lực kỹ thuật tại Viettel Hà Nội. Có trách nhiệm báo cáo tình hình lao động, thực trạng nhân viên trong đơn vị và nhu cầu lao động của từng

53

bộ phận cho Giám đốc để tham mưu đưa ra các quyết định cuối cùng trong đào tạo nhân lực: Lựa chọn phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo, chi phí đào tạo, trang thiết bị và điều kiện phục vụ cho đào tạo,...

- Đối với một số trưởng các phòng ban:

+ Trưởng phòng Tổ chức lao động: Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo, cụ thể là xác định đối tƣợng cần phải đào tạo và đào tạo lại, đề xuất những hình thức, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng, từng chương trình đào tạo. Đồng thời lập quỹ dự toán đào tạo và kinh phí đào tạo cho năm kế hoạch để trình lên Ban Giám đốc phê duyệt.

+ Trưởng phòng Kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm sắp xếp, bố trí nhân sự theo kế hoạch đào tạo của bộ phận nhân sự đã xây dựng.

+ Giám đốc các Trung tâm Viettel Quận, Huyện: Là người sẽ cung cấp thông tin tình hình lao động, thực trạng nhân viên và nhu cầu đào tạo nhân lực tại trung tâm ở khu vực mình quản lý cho các trưởng bộ phận liên quan.

Nội dung xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết nhân viên tại Viettel bao gồm:

2.2.3.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Căn cứ phiếu khảo sát mục tiêu đào tạo (phát cho 100 người), xác định mục tiêu của công tác đào tạo là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất là 70% tổng số phiếu (Hình 2.2).

Ở mỗi thời kỳ khác nhau, mục tiêu đào tạo nhân lực cũng khác nhau. Cụ thể, năm 2015 mục tiêu đào tạo là nhằm đảm bảo 100% số nhân viên đƣợc đào tạo đều đáp ứng tốt nhu cầu công việc và nâng cao chất lượng mạng lưới. Năm 2017, mục tiêu đào tạo đặt ra là tiếp tục duy trì và nâng cao hơn chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc cho nhân viên

Nâng cao trình độ nhân viên

70%

phát triển đội ngũ nhân lực

20%

Thực hiện mục tiêu khác

10%

54

Hình 2.2. Mục tiêu đào tạo nhân lực

(Nguồn: Điều tra của tác giả) 2.2.3.2. Xác định đối tượng đào tạo

Viettel Hà Nội xác định phải đào tạo toàn bộ nhân viên kỹ thuật tuyển dụng mới của năm liền trước và tuyển trong năm, của các Phòng ban Chi nhánh và 30 Viettel Quận Huyện, cộng với 50% số nhân viên kỹ thuật cũ. Điều này sẽ giúp đào tạo ra đội ngũ nhân viên luôn tiếp cận đƣợc kế cận, tiếp xúc nhanh chóng với công nghệ kỹ thuật viễn thông. Theo kết quả đánh giá của nhà quản trị, có 85% số phiếu đồng ý đối tƣợng cần đƣợc đào tạo là 100% nhân viên mới và 50% nhân viên cũ. Chỉ 15% đồng ý là cần đào tạo nhân viên trong quy hoạch (Hình 2.3) hoặc nhân viên yếu kém.

Hình 2.3. Đối tƣợng nhân viên đƣợc đào tạo

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Điều này chứng tỏ rằng, nhà quản trị quan tâm đào tạo đối tƣợng nhân viên mới để họ có thể có những nhân viên chất lƣợng đồng đều, kịp thời tiếp cận công nghệ, kỹ thuật viễn thông.

ĐT nhân viên mới 85%

ĐT nhân viên trong quy hoạch

10%

ĐT nhân viên yếu kém

5%

55

Một nguyên nhân của việc chỉ 15% số phiếu đồng ý đào tạo cho nhân viên trong quy hoạch là đối tượng này thường được cấp Tổng Công ty trực tiếp lập kế hoạch và tổ chức đào tạo. Do các nhân viên trong quy hoạch thường thực hiện chuyên môn cao mà chỉ cấp Tổng Công ty mới có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy. Ngoài ra còn đƣợc Tập đoàn tổ chức các lớp đào tạo cán bộ nguồn, tổ chức tại Học viện đào tạo Viettel.

2.2.3.3. Xây dựng chính sách đào tạo

Trong các năm 2015 - 2017, Viettel Hà Nội đã xây dựng một số chính sách đào tạo, bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ thời gian, kinh phí: Chủ trương chung là đơn vị sử dụng lao động chi trả toàn bộ chi phí đào tạo (ngoại trừ tiền ăn, xăng xe đi lại), bao gồm:

Chi phí địa điểm, thuê giảng viên (nếu chương trình sử dụng giảng viên ngoài Viettel), in ấn tài liệu, công dụng cụ... Về thời gian, học viên đi đào tạo đƣợc ƣu tiên sắp xếp thời gian, không vướng bận công việc.

- Chính sách kỷ luật: Nhân viên phải chấp hành đầy đủ nội quy, quy định về quản lý của cơ sở đào tạo và các quy chế hiện hành, thực hiện nghiêm túc chế độ đi học. Nhân viên phải bồi hoàn chi phí đào tạo nếu trong quá trình học tập cá nhân để xảy ra các trường hợp: Tự ý bỏ học hoặc nghỉ học không được sự đồng ý của Viettel Hà Nội; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Viettel Hà Nội; Bị cơ sở đào tạo cho thôi học do vi phạm nội quy, quy chế; Bị kỷ luật sa thải theo điều 85 Bộ luật lao động.

- Chính sách đãi ngộ: Hiện nay tại Viettel Hà Nội (và các đơn vị khác trong Tập đoàn) chƣa có chính sách đãi ngộ cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, kể cả đối với những nhân viên đạt kết quả học tập tốt sau đào tạo nhƣ chƣa có chính sách khen thưởng, tăng lương, phụ cấp, tạo cơ hội thăng tiến đối với nhân viên sau khi đƣợc đào tạo.

2.2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo

Nội dung đào tạo nhân viên kỹ thuật của Viettel Hà Nội trong các năm gần đây gồm: Văn hóa Viettel, hướng dẫn quy trình quy định trong khai thác sử dụng các thiết bị viễn thông, ngoài ra một số đối tƣợng đƣợc đào tạo về kiến thức về các dịch vụ viễn thông đang đƣợc cung cấp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống.

Khảo sát 3 đối tƣợng nhà quản trị, nhân viên và khách hàng về việc xây dựng chương trình đào tạo (mỗi đối tượng 100 người) cho nhân sự kỹ thuật làm việc tại Phòng Ban Chi nhánh và làm tại Quận Huyện nhƣ sau:

56

Hình 2.4. Ý kiến đánh giá về chương trình đào tạo

(Nguồn: Điều tra của tác giả) Theo đánh giá khảo sát, nhận thấy mong muốn của mỗi đối tƣợng nhà quản trị, nhân viên và khách hàng là khác nhau. Nhà quản trị và nhân viên muốn tập trung nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, trong khi khách hàng lại muốn nhiều cho kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Nhìn chung, nội dung các khóa đào tạo do Viettel Hà Nội tổ chức đã tập trung vào những nội dung cần thiết và quan trọng đối với nhân viên. Với những nội dung đào tạo nhƣ vậy nhân viên theo học sẽ đƣợc bổ sung thêm những kiến thức về hướng dẫn quy trình quy định trong khai thác thiết bị viễn thông, kiến thức về các dịch vụ viễn thông đang đƣợc cung cấp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống. Danh mục các lớp đào tạo cho nhân viên tại Viettel Hà Nội đƣợc thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kế hoạch nội dung đào tạo đối với nhân viên

Khóa đào tạo Số lớp

học

Số nhân sự

đƣợc đào tạo Thời lƣợng 1. Đào tạo nghiệp vụ công tác kiểm tra nhà

trạm tuyến huyện cho NV ban VHKT 6 15 3-5 ngày

2. Đào tạo quy trình tác động mạng lưới và

vận hành khai thác 4 250 1-5 ngày

3. Đào tạo nghiệp vụ giám sát đối tác sửa chữa bảo dƣỡng điều hòa, nhà trạm cho

2 250 2 ngày

50%

30%

20%

70%

20%

10%

30%

20%

50%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

Văn hóa Viettel Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống

Nhà quản trị Nhân viên Khách hàng

57

Khóa đào tạo Số lớp

học

Số nhân sự

đƣợc đào tạo Thời lƣợng CTV Nghiệp vụ_Kỹ thuật đội

4. Đào tạo nghiệp vụ GNOC cho nhân viên

ban Truyền dẫn - Cơ điện 1 10 2 ngày

5. Đào tạo nghiệp vụ GNOC cho nhân viên

ban VHKT 2 15 3 ngày

6. Huấn luyện An toàn Lao động 2 350 2 ngày

7. Văn hóa Viettel 4 120 2 ngày

8. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống 1 200 1 ngày Nhìn chung, các chương trình đào tạo mà Viettel Hà Nội thiết kế có sự phù hợp với chuyên môn của từng cá nhân tuy nhiên còn chậm cải tiến về nội dung, cập nhật kiến thức mới, nội dung đào tạo chƣa sát với thực tế nên chất lƣợng đào tạo còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc mà nhân viên đang đảm nhận.

2.2.3.5. Kế hoạch về phương pháp đào tạo:

Viettel Hà Nội chủ yếu lựa chọn các phương pháp đào tạo online qua website đào tạo, tiếp theo là phương pháp đào tạo trực tiếp bằng đội ngũ giảng viên nội bộ. Các nhân viên kỹ thuật sau đào tạo sẽ kèm cặp, chỉ lại cho các nhân viên khác. Ngoài ra, tại các Phòng Ban Chi nhánh áp dụng thêm phương pháp trao đổi, hội thảo nhóm, mỗi nhân viên chuyên trách đào tạo cho các nhân viên khác trong Phòng, Ban về chuyên môn của mình.

Việc sử dụng các phương pháp không thay đổi nhiều qua các năm, trong đó phương pháp đào tạo trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất, chiếm 70% ý kiến đánh giá của nhà quản trị, các phương pháp khác chỉ được nhà quản trị đánh giá từ 10% - 20%. Năm 2015, Viettel Hà Nội lập kế hoạch tổ chức 21 lớp đào tạo trực tiếp, 12 buổi thảo luận chủ đề và nhiều đợt thi sát hạch trên website. Đến năm 2017, tổ chức 38 lớp đào tạo trực tiếp, 15 buổi thảo luận chủ đề và thường xuyên duy trì đào tạo sát hạch qua website, với các nội dung đào tạo qua các năm tập trung chủ yếu: Hướng dẫn quy trình khai thác thiết bị viễn thông, quy trình xử lý sự cố, kiến thức về các dịch vụ viễn thông đang đƣợc cung cấp, kỹ

58 năng giao tiếp, xử lý tình huống.

Bảng 2.6. Thống kê các phương pháp đào tạo được sử dụng qua các năm

STT Phương pháp đào tạo Năm 2015

(lớp)

Năm 2017 (lớp)

1 Đào tạo trực tiếp 21 12

2 Hội thảo nhóm 38 15

3 Phương pháp khác 5 5

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Viettel Hà Nội) 2.2.3.6. Kế hoạch xây dựng ngân sách đào tạo

Bảng 2.7. Thống kê ngân sách đào tạo tại đơn vị năm 2017

Khóa đào tạo Số lớp

học

Số nhân sự

đƣợc đào tạo Thời lƣợng Chi phí 1. Đào tạo nghiệp vụ công tác kiểm tra nhà

trạm tuyến huyện cho NV ban VHKT 6 15 3-5 ngày 12 triệu

2. Đào tạo quy trình tác động mạng lưới và

vận hành khai thác 4 250 1-5 ngày 180 triệu

3. Đào tạo nghiệp vụ giám sát đối tác sửa chữa bảo dƣỡng điều hòa, nhà trạm cho CTV Nghiệp vụ_Kỹ thuật đội

2 250 2 ngày 220 triệu

4. Đào tạo nghiệp vụ GNOC cho nhân viên

ban Truyền dẫn – Cơ điện 1 10 2 ngày 5 triệu

5. Đào tạo nghiệp vụ GNOC cho nhân viên

ban VHKT 2 15 3 ngày 7 triệu

6. Huấn luyện An toàn Lao động 2 350 2 ngày 200 triệu

7. Văn hóa Viettel 4 120 2 ngày 50 triệu

59

Khóa đào tạo Số lớp

học

Số nhân sự

đƣợc đào tạo Thời lƣợng Chi phí 8. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống 1 200 1 ngày 100 triệu

Tổng 774 triệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật tại viettel hà nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)