CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.2 Nội dung công tác quản trị nhân lực
1.2.3 Đánh giá thực hiện công việc
“Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động” (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2012).
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhân lực, Quản lý nhân lực thành công hay không phụ thuộc không nhỏ vào việc đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống có nghĩa là sự đánh giá toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến thực hiện công việc, đó là cả một tiến trình đánh giá khoa học có bài bản. Nó không chỉ đánh giá về khối lượng công việc hoàn thành
so với chỉ tiêu được giao hay về mặt chất lượng công việc mà còn đánh giá cả về mặt thái độ, ý thức, kỷ luật của người lao động… Đánh giá thực hiện công việc được thực hiện theo định kỳ được quy định với sự sử dụng các phương pháp đã được thiết kế một cách có lựa chọn tùy thuộc vào mục đích của đánh giá, tính chất công việc và tùy theo mức độ kinh doanh và quy mô của tổ chức.
* Các yếu tố và mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống đánh giá thực hiện công việc:
Đánh giá thực hiện công việc trong một tổ chức cần thiết lập một hệ thống đánh giá bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là: các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu chí đánh giá được đề cập đến trong tiêu chuẩn và thông tin phản hồi tổ chức và cá nhân về kết quả đánh giá.
➢ Các tiêu chuẩn thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc”. Đây chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.
➢ Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu chí đánh giá được đề cập trong tiêu chuẩn
Đo lường sự thực hiện công việc là việc đưa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ “tốt” hay “kém” việc thực hiện công việc của người lao động. Nói cách khác, đó là việc ấn định một con số hay thứ hạng để phản ánh mức độ thực hiện công việc của người lao động theo các đặc trưng hoặc các khía cạnh đã được xác định trước của công việc.
➢ Thông tin phản hồi tổ chức và cá nhân về kết quả đánh giá.
Thông tin phản hồi kết quả đánh giá gồm thông tin phản hồi cá nhân và thông tin phản hồi từ tổ chức. Thông tin phản hồi cá nhân là các thông tin về những quyết định nhân sự liên quan trực tiếp tới đến người được đánh giá mà tổ chức thông báo sau khi đã xem xét kết quả đánh giá. Thông tin phản hồi từ tổ chức là thông tin phản hồi từ phía cá nhân cung cấp cho tổ chức, qua đó giúp cho các cấp quản lý hoặc
20
Thực tế thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc
Thông tin phản hồi Đo lường sự thực
hiện công việc Tiêu chuẩn thực
hiện công việc
Quyết định
nhân sự Hồ sơ nhân viên
các chính sách của tổ chức.
Mối quan hệ giữa ba yếu tố trong hệ thống đánh giá được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.
Hình 1.3: Mối quan hệ giữa 3 yếu tố của một hệ thống đánh giá (Nguồn: Wiliam và Ctg, 1996)
* Nội dung đánh giá thực hiện trong doanh nghiệp - Xác định mục tiêu đánh giá
- Xây dựng tiêu chí đánh giá
- Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá
Có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Việc thiết kế và lựa chọn phương pháp đánh giá phải phụ thuộc vào mục đích của đánh giá, tính chất, đặc điểm của công việc từ đó thiết kế nội dung cho phù hợp. Doanh nghiệp có thể sử dụng một cách kết hợp và có lựa chọn những phương pháp sau đây:
+ Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa + Phương pháp danh mục kiểm tra
+ Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng + Phương pháp đánh giá 3600
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp quản lý bằng mục tiêu (MBO) - Lựa chọn người đánh giá
- Xác định chu kỳ đánh giá - Huấn luyện người đánh giá
- Đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu thực hiện công việc - Thực hiện phỏng vấn đánh giá