CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 4
3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Sông Đà 4
3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Sông Đà 4
3.3.3.5 Dự kiến kết quả đạt được
- Trong ngắn hạn: nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên. Giảm hẳn tình trạng đi muộn về sớm. Từ đó tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
- Trong dài hạn: nâng cao năng lực, năng suất lao động trong sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện tốt công việc này, bầu không khí thi đua trong doanh nghiệp tăng cao hơn, người lao động tích cực hơn, năng suất tăng hơn so với trước. Bên cạnh đó, người lao động sẽ cảm thấy hài lòng khi nỗ lực trong công việc của họ được đền đáp một cách xứng đáng.
102
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương III đã xem xét các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty SĐ4 từ nay đến năm 2020. Căn cứ vào các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển nhân lực của công ty SĐ4.
Đồng thời dựa trên căn cứ vào thực trạng quản trị nhân lực trong các năm qua tác giả đã đề xuất các nhóm biện pháp trong việc quản lý nhân lực tại công ty SĐ4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong các nguồn lực của một doanh nghiệp thì nhân lực có điểm đặc biệt là nó hiện diện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và nó quyết định đến hiệu quả mang lại của các nguồn lực khác. Nghiên cứu về bài học về quản trị nhân lực cho các doanh nghiệp có thể tóm tắt như sau:
- Doanh nghiệp chú trọng đến mục tiêu, chiến lược và chú trọng đến lợi ích của các nhóm: chủ sở hữu, nhân viên, khách hàng, xã hội.
- Cơ chế kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động quản trị nhân lực.
- Trong các doanh nghiệp Nhật, Mỹ, Singapore, quyền quản lý con người thuộc về doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp đều chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nhân lực và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có xu hướng giảm bớt nhân viên chính thức, chú trọng chuyên môn và tiềm năng phát triển.
- Doanh nghiệp đều áp dụng biện pháp nâng cao quyền tự chủ cho nhân viên.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của công ty SĐ4 cho thấy Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể về phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại doanh thu tương đối lớn cho Tổng công ty, nộp ngân sách Nhà nước, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, công ty SĐ4 vẫn còn một số tồn tại về công tác quản trị nhân lực. Sau khi phân tích kỹ thực trạng quản trị nhân lực tại công ty SĐ4, tác giả đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty. Trong đó lưu ý các biện pháp sau:
+ Phân tích công việc một cách cụ thể, xây dựng các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc, làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân lực.
+ Thường xuyên hoạch định nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình hiện tại, dự báo cho tương lai để hỗ trợ cho các giải pháp quản trị nhân lực đi đúng hướng.
+ Đánh giá nhân viên một cách bài bản nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng mục tiêu, chiến lược của Công ty.
104
+ Cải tiến hệ thống đánh giá thực hiện công việc để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ kích thích động viên nhân viên làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi, khuyến khích được lao động sáng tạo.
Kiến nghị:
- Tổng công ty Sông Đà rà soát, bổ sung sửa đổi một số văn bản hiện hành, có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các đơn vị chủ động trong việc tái cơ cấu.
- Tổng công ty chỉ quản lý hiệu quả sử dụng vốn góp tại Công ty, còn các việc khác mang tính biện pháp, quản lý, điều hành cụ thể trong hoạt động có thể để Công ty chủ động hơn: Chủ động mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác; cơ chế tuyển dụng, sử dụng nhân lực; chính sách ưu đãi và đặc biệt khi nhân viên tìm kiếm được nguồn việc về cho Công ty,...
Luận văn thạc sỹ này được thực hiện với sự nỗ lực cố gắng nhằm đạt kết quả tốt tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định, những biện pháp đưa ra có thể còn mang tính chủ quan cá nhân của tác giả. Vì vậy, rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉnh sửa, đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế - Quản lý, Lãnh đạo công ty và bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn chỉnh hơn, khả thi hơn trong thực tế, áp dụng có hiệu quả vào công ty SĐ4 – nơi mà tác giả tiến hành nghiên cứu luận văn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Tình (2012), Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Mua bán nợ - Bộ tài chính.
2. Nguyễn Hữu Thân (2012), “Quản trị nhân sự”, Tái bản lần thứ chín, NXB LĐ – XH.
3. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), “Giáo trình Quản trị nhân lực”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Phạm Thị Út Hạnh (2015), Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
5. Trang web báo Lao động: www.laodong.com.vn 6. Trang web báo Việt Nam net: www.vietnamnet.vn 7. Trang web Chính phủ: www.chinhphu.vn
8. Trần Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Trần Thị Thu - Võ Hoàng Ngân (2011) “Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công”, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2011),“Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
106