Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần sông đà 4 (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 4

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực

2.3.1 Nhân tố bên ngoài

2.3.1.1 Nhân tố vĩ mô - Các nhân tố về kinh tế:

+ Kể từ khi đổi mới năm 1986 cho đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng khá cao (gần 7%/năm). Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, tuy có gặp những khó khăn nhất định do tác động từ bên ngoài, nhưng kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực, GDP bình quân tăng trên 6,4%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ 1.160 USD năm 2010 lên 2.385 trong năm 2017, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 từ 14,2% guản xuống năm 2017 dưới 7%, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2.88 % xuống còn 2,28% (1,1 triệu lao động) năm 2017. Cùng với sự tăng tưởng về kinh tế, diện mạo của đất nước

74

có nhiều thay đổi cả thế và lực. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải đối mặt với thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng, bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc,...

+ Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được kiểm soát rất tốt. Lạm phát giai đoạn 2010 - 2017 giữ ở mức một chữ số; năm 2010 là 18,13%/năm, đến năm 2011 giảm còn 6,81%/năm; năm 2012, tiếp tục giảm còn 6,04%/năm; năm 2013 giảm nhanh chỉ còn 1,84%/năm; và đến năm 2017 là mức 3,53%/năm. (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê). Với mức lạm phát này thì Việt Nam đang là một trong những nước có mức lạm phát khá thấp so với các nước trên thế giới. Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã và đang coi kiềm chế lạm phát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và đã thực hiện rất tốt.

+ Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến và mở ra một thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức.

Hiện nay, việc cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông diễn ra gay gắt có cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tình hình kinh tế đất nước thay đổi, yêu cầu Công ty phải có những sự điều chỉnh về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của mình dẫn đến sự thay đổi trong các chiến lược và chính sách quản trị nhân lực của Công ty.

- Các yếu tố luật pháp - chính trị:

+ Chính phủ yêu cầu công khai về tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng Công ty nhà nước nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin. Về các tập đoàn, tổng công ty này, Chính phủ yêu cầu phải rà soát, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động.

+ Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính.

+ Chính phủ sẽ có phương án sắp xếp kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ, đổi mới mô hình tổ chức và quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn;

đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền đại diện chủ sở hữu và người quản lý trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, về cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý.

+ Yêu cầu mới đây nhất của Chính phủ nằm trong mục tiêu này, nhằm công khai kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tỏng công ty Sông Đà buộc phải có những chiến lược, giải pháp để phát triển bền vững. Một trong những chiến lược đó thì công tác quản trị nhân lực là cực kỳ quan trọng và phải có tầm nhìn xa.

- Các yếu tố văn hóa – xã hội:

Một tổ chức dù lớn hay nhỏ, hoạt động vì lợi nhuận hay vì mục tiêu công ích đều chịu tác động của yếu tố văn hóa xã hội. Nền văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư nguyện vọng và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, muốn kinh doanh có hiệu quả, Công ty SĐ4 cần phải đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: lối sống, khuynh hướng tiêu dùng và tiết kiệm, hành vi tiêu dùng, xu hướng thời trang, tiện lợi,… Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công trình đa dạng về mặt thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; yêu cầu của Chủ đầu tư ngày càng khắt khe,…

- Dân số và thị trường lao động:

+ Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2017, Việt Nam ước tính có gần 95 triệu người. Điều này phản ánh nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào.

+ Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên, chất lượng nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt. Chúng ta có một lực lượng lao động trẻ và dồi dào song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp. Do đó

76

vấn đề tuyển dụng công nhân kỹ thuật hay đổi mới sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ mới còn nhiều khó khăn.

+ Các nhà quản trị phải nghiên cứu, cập nhật thường xuyên tình hình thị trường lao động. Vì tình hình thị trường lao động ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tiền lương và đào tạo. Có nghiên cứu thị trường lao động thì chính sách quản trị nguồn nhân lực mới đạt được hiệu quả cao.

- Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ:

Các xe máy, thiết bị, công cụ dụng cụ làm việc hiện nay của công ty SĐ4 đều thuộc loại tiên tiến (so với khu vực), Công ty cũng đã và đang tiếp cận những công nghệ hiện của các nước phát triển trong ngành xây dựng của Châu Á (Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc…) để những sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư trong nước và một số nước lân cận (Lào, Mianma). Sự phát triển công nghệ xây dựng ngày càng nhanh làm Công ty phải đầu tư vốn cao và tốn kém chi phí đào tạo nhân lực, bên cạnh đó thì việc bố trí, sắp xếp lao động cũng là bài toán khó đối với Công ty.

2.3.1.2 Nhân tố vi mô - Đối thủ cạnh tranh:

+ Trong nền kinh tế thị trường, nhân lực cũng là yếu tố cạnh tranh gay gắt. Cá doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu quản trị nhân lực của mình cần có những chiến lược và chính sách nhân sự phù hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp luôn tìm cách thu hút nhân lực từ các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực ngành nghề nhằm có được những kinh nghiệm từ các đơn vị khác, giảm chi phí đào tạo,… Cạnh tranh trên thị trường sức lao động là một lĩnh vực phức tạp vì mỗi người đều có khả năng khác nhau, quan điểm công việc và cuộc sống khác nhau.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước cần phải lưu ý đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Một khi đã xảy ra hiện tượng mất mát lao động chuyên môn kỹ thuật cao thường là kèm theo những mất mát về việc tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh-vấn đề mà hiện nay luật pháp Việt Nam kiểm soát chưa tốt.

- Khách hàng:

Đối với Công ty SĐ4 khách hàng luôn là thượng đế. Chính vì thế chính sách của Công ty luôn chú trọng trong việc phục vụ khách hàng, đội ngũ lãnh đạo luôn chỉ dẫn cho nhân viên hiểu khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Vì thế, chính Công ty luôn tổ chức các lớp tập huấn cho nhân nhân viên của công ty về phương pháp làm hài lòng khách hàng, đồng thời luôn có chính sách ưu tiên đối với khách hàng. Không có khách hàng tức là không có việc làm, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi. Công ty luôn bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Nhà cung cấp:

Là một trong những nhân tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của Công ty. Đội ngũ lãnh đạo luôn chú trọng việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp vì nhà cung cấp có ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi nhuận của đơn vị. Chính vì thế, khi giao dịch với nhà cung cấp cần đội ngũ nhân viên phải có sự khéo léo nhằm duy trì bền chặt hơn nữa. Từ đó, Công ty sẽ có những biện pháp thích hợp để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất (về giá, chất lượng, sau bán hàng…).

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần sông đà 4 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)