Đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần sông đà 4 (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 4

2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Sông Đà 4

2.2.3 Đánh giá thực hiện công việc

- Mục tiêu đánh giá là điều quyết định trong việc xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của mỗi công ty. Đối với Công ty SĐ4, Mục tiêu cần đạt được thông qua quy trình đánh giá thực hiện công việc là: tăng cường trao đổi giữa cấp quản lý và nhân viên tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện; khuyến khích CBCNV trong Công ty hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ và có những đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Việc đánh giá thực hiện công việc tại Công ty SĐ4 làm căn cứ phục vụ cho các mục tiêu sau:

Đánh giá thực hiện công việc để trả lương

Đánh giá thực hiện công việc để khen thưởng, kỷ luật.

Đánh giá thực hiện công việc để tuyển dụng, đào tạo.

Đánh giá thực hiện công việc để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Đánh giá thực hiện công viêc để thăng tiến, bổ nhiệm, quy hoạch, đề bạt cán bộ.

- Bên cạnh đó việc đánh giá và đưa hệ số vào trả lương tăng thêm cho người lao động cũng sẽ góp phần nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển cá nhân người lao động.

- Theo số liệu điều tra, có khoảng 58% người lao động cho rằng mục tiêu của đánh giá thực hiện công việc tại công ty là để phục vụ công tác trả lương, 42% còn lại người lao động cho rằng đánh giá là để phục vụ các mục tiêu khác của doanh nghiệp như: tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cụ thể như sau:

56

Đơn vị tính: %

Hình 2.2: Kết quả điều tra về mục đích công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty SĐ4

(Nguồn Tác giả khảo sát, điều tra)

- Hoạt động đánh giá tại Công ty được tiến hành tối thiểu 01 lần/năm theo kế hoạch. Ngoài các đợt đánh giá đã được lên kế hoạch trong năm, công ty có thể tiến hành các cuộc đánh giá đột xuất khi cần thiết. Các cuộc đánh giá đột xuất sẽ không được cập nhật trong kế hoạch mà được truyền đạt thông qua các thông báo đánh giá.

- Về thẩm quyền đánh giá (có phụ lục kèm theo) trong công ty SĐ4 như sau:

Bảng 2.8: Thẩm quyền đánh giá

Người đánh giá Đối tượng đánh giá

Tổng giám đốc Các Phó tổng giám đốc, giám đốc đơn vị trược thuộc, các trưởng phòng

Phó tổng giám đốc Các Trưởng phòng, phó phòng

Trưởng phòng Phó trưởng phòng, các nhân viên dưới quyền Giám đốc đơn vị trực thuộc Các CBCNV trong Chi nhánh

(Nguồn: Thu thập từ các tài liệu tại Phòng TC-NS tại Công ty SĐ4)

+ Đối với lao động gián tiếp: Tổng giám đốc sẽ thực hiện việc đánh giá các Phó tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị trực thuộc, các trưởng phòng. Các Phó tổng giám đốc sẽ đánh giá thực hiện công việc của các Trưởng phòng, các phó phòng.

Các Trưởng phòng là người trực tiếp giao nhiệm vụ và giám sát tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Giám đốc các đơn vị trực thuộc đánh giá CBCNV do

8 Trả lương

10 Tuyển dụng, đào tạo

14 Thăng tiến, bổ nhiệm

58 4

6

Đánh giá mức độ hoan thành công việc

Khen thưởng, kỷ luật

mình quản lý. Tuy nhiên, việc chỉ có người Trưởng phòng đánh giá kết quả của nhân viên trong phòng dễ gây ra lỗi chủ quan hay lỗi thành kiến trong đánh giá. Điều này thể hiện rằng, kết quả đánh giá chưa thực sự nói lên sự cố gắng của NLĐ mà chỉ đơn thuần là kết quả công việc trên mặt số lượng.

+ Đối với lao động trực tiếp: Việc đánh giá của lao động trực tiếp chủ yếu được phụ thuộc vào bảng chấm công, theo dõi giờ giấc làm việc và sản phẩm thực hiện của cá nhân hay của cả đội. Ở bộ phận này, NLĐ được đánh giá chính xác và khách quan hơn so với khối lao động gián tiếp.

- Ngoài ra, việc đánh giá thực hiện công việc là một trong những yếu tố tích cực phản ánh được các vấn đề về kết quả công việc của người lao động, việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, góp phần giúp cho người lao động thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tinh thần học tập, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm, những nhiệm vụ đột xuất được giao, sáng kiến, kinh nghiệm được tập thể công nhận, tinh thần phối hợp công tác với các cơ quan đồng nghiệp…

Sau đây là kết quả khảo sát về một số tiêu chí liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV tại Công ty SĐ4 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về đánh giá thực hiện công việc tại công ty SĐ4

STT Tiêu chí đánh giá TB trọng

số

Tỷ lệ (%) Rất

không đồng

ý (1)

Không đồng ý

(2)

Không có ý kiến gì

(3)

Đồng ý

(4)

Rất đồng

ý

(5)

58

1

Đánh giá kết quả thực hiện công việc của lãnh đạo công ty đối với CBCNV hiện nay là công tâm và khách quan

3 12,6 20,6 33,3 18 15,5

2 Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của công ty giúp cho CBCNV nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc

3,4 4,7 19 31,7 25,6 19

4 Theo Anh/Chị, các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc của công ty hiện nay là hoàn toàn phù hợp

3,3 6,3 22,2 23,8 26,9 20,8

(Nguồn: Tác giả khảo sát, điều tra) Qua kết quả khảo sát của tác giả, nhìn chung kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá thực hiện công việc tại công ty hiện nay vẫn chưa được khách quan và công tâm, tỷ lệ số người rất không đồng ý, số người không đồng ý và số người không có ý kiến gì chiếm trên 60%. Điều này chứng tỏ việc đánh giá thực hiện hiện công việc tại công ty SĐ4 vẫn còn một số hạn chế. Điều này cũng kéo theo việc đánh giá thực hiện công việc cũng chưa hoàn toàn nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc của công ty hiện nay theo CBCNV trong công ty đánh giá vẫn còn một số điểm chưa phù hợp, hoặc các tiêu chí đưa ra chưa hoàn toàn đánh giá đúng năng lực của nhân viên. Nhận định của CBCNV vẫn chưa hoàn toàn đồng thuận với cách đánh giá thực hiện công việc của công ty. Việc đánh giá thực hiện công việc ở đây vẫn còn phụ thuộc vào sự đánh giá một cách chủ quan của lãnh đạo đối với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Người lao động vẫn chưa cảm thấy hài lòng về cách đánh giá này. Đôi khi việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên vẫn còn có sự thiên vị, không được công bằng. Kết quả vẫn chưa đúng với năng lực thực sự của CBCNV.

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên một cách chính xác giúp cho việc xây dựng chính sách đãi ngộ một cách công bằng hợp lý, đúng với sức lao động mà họ đã cống hiến cho Công ty. Việc đánh giá thực hiện công việc như vậy sẽ khiến cho người lao động sẽ không thực sự tin tưởng vào cách đánh giá của lãnh đạo công ty. Công tác này được thực hiện dựa trên sự đánh giá cá nhân của các trưởng phòng, ban, đơn vị với nhân viên do họ phụ trách, quản lý do đó phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ tình cảm vì vậy mà công tác đánh giá thiếu tính khách quan. Người lao động sẽ không đưa ra chính kiến của mình trong việc đánh giá thực hiện công việc của lãnh đạo vì tâm lý e ngại, dè chừng, sợ bị ảnh hướng đến công việc. Vì vậy, Việc đánh giá như vậy tạo tâm lý làm việc chán nản, ức chế, không khí làm việc thiếu sự thi đua, sáng tạo trong và nhân viên không phát huy được hết năng lực làm việc của bản thân.

* Nhận xét: Việc đánh giá thực hiện công việc của công ty SĐ4 hiện nay được thực hiện một cách bài bản, theo quy trình và khuôn mẫu. Tuy nhiên việc đánh giá này vẫn chưa đánh giá đúng thực lực của CBCNV. Điều này cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến công việc của người lao động như:

+ Công tác quy hoạch cán bộ hiện nay bị xem nhẹ, chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng; theo ý kiến chỉ đạo của cấp trên mà không xuất phát từ yêu cầu thực tế công tác tại đơn vị. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ thường ít được áp dụng rộng rãi vì thường hay ảnh hưởng, gây xáo trộn trong tổ chức và tâm lí ngại va chạm xảy ra phổ biến.

+ Các tiêu chí thuộc về công việc chưa có sự phân định giữa số lượng công việc hoàn thành, chất lượng công việc hoàn thành. Mặt khác, có sự lẫn lộn giữa chỉ tiêu về kết quả công việc và hành vi tác phong trong công việc. Đây chính là một hạn chế trong công tác đánh giá thực hiện công việc mà Công ty cần cải tiến.

+ Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Công ty SĐ4 nhằm trả lương – thưởng là chủ yếu, các mục tiêu khác bị xem nhẹ, không tạo thành động lực thúc đẩy nhân viên làm việc. Do vậy trong thời gian tới, Công ty cần nghiên cứu điều

60

chỉnh mục tiêu đánh giá để đáp ứng được các mục tiêu khác nhau trong hoạt động quản trị nhân lực hiện đại.

Sau đây là bảng kết quả đánh giá thực hiện hiện công việc từ năm 2014 – 2017 của Công ty SĐ4:

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá

thực hiện công việc Công ty SĐ4 2014-2017 (chỉ đánh giá khối gián tiếp)

S ST

T

Kết quả đánh giá thực hiện công việc

Số lượng (Người)

2014 2015 2016 2017

01 Số CBCNV hoàn thành công

việc 241 238 240 243

02 Số CBCNV không hoàn thành

công việc 11 14 12 09

03 Số CBCNV được cử đi đào tạo,

tập huấn 26 32 19 22

04 Số CBCNV được bổ nhiệm, đề

bạt 07 05 04 05

05 Số CBCNV bị kỷ luật, khiển

trách 02 00 05 04

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần sông đà 4 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)