Chức năng chính của AHP

Một phần của tài liệu Ứng dụng AHP để đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp tại saigon co op (Trang 29 - 32)

AHP là phƣơng pháp có nhiều loại ứng dụng khác nhau. Những lý do chính cho sự phổ biến của mô hình AHP là do ba chức năng chính. Chúng là những cấu trúc phức tạp, mang tính định lƣợng và tổng hợp.

Sự phức tạp trong cấu trúc của mô hình AHP đƣợc giải quyết dựa trên ý tƣởng rằng các vấn đề phức tạp nên đƣợc trình bày theo một cách sao cho ngay cả những ngƣời không qua đào tạo chính thức cũng có thể hiểu nó. Sự đơn giản của AHP đi lên từ "cấu trúc thứ bậc phức tạp tạo thành cụm đồng nhất các yếu tố".

Điểm thứ bậc mang tính trực quan của AHP tạo cho nó khả năng có thể đƣợc hiểu một cách nhanh chóng bởi tâm trí của con ngƣời và nhờ đó AHP cũng có thể đƣợc nhìn

thấy dƣới dạng thức thân thiện hơn để giúp hiển thị một cách đơn giản các tình huống và vấn đề phức tạp sao cho tâm trí con ngƣời có thể hiểu đƣợc. (Forman, 2008, tr.5-6) Trƣớc quyết định thiết kế các mô hình khác nhau từ mô hình AHP đối với các yếu tố đƣợc định lƣợng. Quá trình MAUT (lý thuyết tiện ích đa thuộc tính) là một ví dụ điển hình về một mô hình sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng khoảng thời gian hay vì đo lƣờng thang đo có quy mô lớn hơn, chẳng hạn nhƣ thang đo tỷ lệ mà AHP sử dụng. Lý do cho việc “sử dụng thang đo tỷ lệ trong các phƣơng pháp phân cấp có cấu trúc là do các ƣu tiên (giống nhƣ trọng số) của các yếu tố ở mọi cấp của hệ thống phân cấp đƣợc xác định bằng cách nhân các điểm số ƣu tiên của các yếu tố ở cấp đó với các điểm số ƣu tiên của các yếu tố cha”. (Forman, 2008, tr.6)

Có thể chức năng đáng chú ý nhất của AHP sẽ khác biệt so với các phƣơng pháp phân tích khác là do khả năng “đo lƣờng và tổng hợp nhiều yếu tố trong hệ thống phân cấp”. Điều này khá quan trọng vì có rất nhiều công cụ và quá trình khác nhau có thể sử dụng để phân tích nhƣng có rất ít phƣơng pháp có thể dùng để tổng hợp các phân tích. Đây là một ƣu điểm rất lớn của phƣơng pháp phân tích quá trình bậc thang.

(Forman, 2008, tr.6)

2.5.3 Các ƣu tiên trong AHP

Tác giả của phƣơng pháp AHP, giáo sƣ Thomas L. Saaty, đã công bố rằng có bốn ƣu tiên khác nhau cần đƣợc lƣu ý khi thực hiện một phân tích dựa trên quá trình phân tích hệ thống phân cấp là:

1. Xác định vấn đề và xác định các loại kiến thức tìm kiếm.

2. Cấu trúc của hệ thống phân cấp ra quyết định xuất phát với mục tiêu của quyết định, sau đó các mục tiêu đƣợc phân rã theo một quan điểm rộng, thông qua các cấp trung gian (theo tiêu chuẩn các yếu tố tiếp theo bị phụ thuộc) đến mức thấp nhất (mà thƣờng là một tập hợp các phƣơng án lựa chọn thay thế).

3. Xây dựng một tập hợp các ma trận so sánh cặp. Mỗi phần tử trong một cấp bậc trên đƣợc sử dụng để so sánh các yếu tố ở cấp độ dƣới trực tiếp của nó với trọng số của nó.

4. Sử dụng những ƣu tiên thu đƣợc từ sự so sánh cân nhắc những ƣu tiên ở cấp độ trực tiếp ngay bên dƣới. Làm điều này cho mỗi phần tử. Sau đó, cho mỗi phần tử ở cấp độ dƣới đây thêm giá trị của nó và có đƣợc ƣu tiên tổng thể hoặc toàn cục. Tiếp tục quá trình này với điểm số và điểm bổ sung cho đến khi thu đƣợc những ƣu tiên cuối của các phƣơng án lựa chọn thay thế ở tầng dƣới cùng hệ thống phân cấp bậc thang. (Saaty, 2008, tr.85)

Saaty đã cung cấp các quy tắc cơ bản về cách thức tiến hành với các ƣu tiên trong quá trình phân tích hệ thống phân cấp. Quá trình chính của nó bao gồm khá nhiều tính toán định lƣợng và trong một số trƣờng hợp gặp phải vòng lặp thì sự lặp đi lặp lại là cần thiết. Bằng cách hoàn thành các chủ đề đƣợc đề xuất bởi giáo sƣ Thomas L. Saaty, các yếu tố đƣợc chọn phải là một tập hợp các ƣu tiên cho bảng AHP.

2.5.4 Thang đo cơ bản

Quá trình phân tích hệ thống phân cấp sử dụng thang đo cơ bản (đƣợc hiển thị trong bảng 2.2 dƣới đây). Thang đo cơ bản của AHP khác với các loại thang đo khác bởi vì nó không đo lƣờng một yếu tố lớn hơn yếu tố khác bao nhiêu lần, nhƣng nó giúp hiển thị một phần của yếu tố lớn hơn yếu tố khác là bao nhiêu . Vì vậy, các bảng cơ bản phải đƣợc đọc theo cách mà có thể phản ánh đƣợc sự khác biệt rất nhỏ giữa hai đối tƣợng đƣợc khảo sát. (Saaty, 2000, tr.5-6).

Bảng 2.2: Thang đo cơ bản

Mức độ ƣu tiên Giá trị số

Ƣu tiên bằng nhau (Equally preferred) 1

Ƣu tiên bằng nhau cho đến vừa phải (Equally to moderately preferred) 2

Ƣu tiên vừa phải (Moderately preferred) 3

Ƣu tiên vừa phải cho đến hơi ƣu tiên (Moderately to strongly preferred) 4

Hơi ƣu tiên hơn (Strongly preferred) 5

Hơi ƣu tiên cho đến rất ƣu tiên (Strongly to very strongly preferred) 6

Rất ƣu tiên (Very strongly preferred) 7

Rất ƣu tiên cho đến vô cùng ƣu tiên (Very strongly to extremely preferred) 8

Vô cùng ƣu tiên (Extremely preferred) 9

(Saaty, 2000, tr.6;Rissanen, 2003, tr.7; Ganesan, 2007, tr.6; Salo, 2004, tr.3; Saaty, 2008, tr.86)

Trong thang đo cơ bản của phƣơng pháp AHP đƣợc hiển thị ở bảng 2.2, chúng ta có thể nhìn thấy hai cột khác nhau đƣợc phân chia riêng biệt. Cách phổ biến nhất để chúng ta có thể hiển thị cƣờng độ của tầm quan trọng của yếu tố nhất định nào đó so sánh với yếu tố khác là sử dụng một thang đo với 9 mức điểm khác nhau. Nhƣ đã nói trƣớc đây, thang đo này không nên đƣợc dùng theo cách xem xét bao nhiêu lần lớn hơn (1 so với 2), mà để đánh giá rộng hơn một phần nhỏ so với số khác nhƣ thế nào (1,1 so với 1,3).

Thang đo cơ bản của AHP mô tả sự khác biệt nhỏ về tầm quan trọng giữa hai mục tiêu, điều này rất khó để xác định một mối quan hệ chặt chẽ giữa hai mức độ quan trọng. Chính vì vậy, theo giáo sƣ Thomas Saaty, để có đƣợc một chút sự khác biệt rõ rệt giữa các mức tầm quan trọng thì phải chấp nhận bỏ qua các mức điểm có cƣờng độ tầm quan trọng thứ 2, 4, 6 và thứ 8 và chỉ sử dụng các mức điểm thứ 1, 3, 5, 7, 9 (in đậm trong bảng 2.2). Bằng cách này, sự khác biệt giữa hai yếu tố có thể đƣợc thực

hiện cụ thể hơn và dễ dàng hơn chỉ bằng cách dự đoán sự khác biệt của các yếu tố theo cách này hay cách khác. (Saaty, 2000, tr.6)

Một phần của tài liệu Ứng dụng AHP để đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp tại saigon co op (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)