TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 54 - 58)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Trình bày được những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (2000). Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích và tổng hợp.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tinh thần yêu chuộng hoà bình.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Phẩm chất: - Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập - Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, luyện tập thực hành ...

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy...

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kieồm tra bài cũ - KT trong giờ

* Tổ chức khởi động

- Gvcho hs chơi trò chơi giải ô chữ về các sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đạ i từ sau 1945....

2. Hoạt động luyện tập

Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ1: Những nội dung chính của lịch

sử thế giới từ sau 1945 đến nay - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm...

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy...

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá

- Gv chia nhóm theo tổ, phát phiếu học tập, hướng dẫn hs thảo luận và vẽ lược đồ tư duy khái quát nội dung

? Những nội dung chính của lịch sử thế

I- Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay

1.Liên Xô và các nước Đông Âu

- Sau năm 1945, XHCN đã trở thành một hệ thống trên thế giới- là một lực lượng hùng mạnh, có ảnh hưởng to lớn đối với

giới sau 1945?

? Nêu một số nét cơ bản của mỗi nội dung

? Vẽ lược đồ tư duy

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét, chốt kiến thức

Giáo viên: Việc thế giới chia thành 2 phe là đặc trưng bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới kéo dài từ 1945-1991 chi phối mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.

GV: CMKHKT là nhân tố quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống của con người....

trình phát triển của TG.

- Do phạm phải nhiều sai lầm, hệ thống XHCN đã tan rã vào những năm 1989- 1991

2. Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các châu Á, Phi, Mĩ La tinh phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi to lớn.

+ Hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã sụp đổ

+ Hơn một trăm quốc gia độc lập ra đời ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

+ Nhiều nước thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội.

3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu

- Các nước tư bản Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.

Nhưng cũng có những lúc suy thoái, khủng hoảng.

- Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN và theo đuổi mưu đồ thống trị thế giới.

- Xu thế liên kết khu vực về kinh tế- chính trị ngày càng phổ biến ( điển hình là Liên minh châu Âu- EU)

4. Quan hệ quốc tế

- Xác lập trật tự thế giới 2 cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, luôn trong tình trạng đối đầu căng thẳng.

- Từ sau 1989, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật có những tiến bộ phi thường đạt nhiều thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực.

- CMKHKT đã và sẽ đưa lại những hệ quả nhiều mặt không lường hết được đối với loài người và mỗi quốc gia, dân tộc.

HĐ 2: Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy

II- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay

sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá

? Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay (2000) khi Liên Xô tan rã, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới diễn ra theo các xu thế nào ?

? Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ?

- Cho hs thảo luận cặp đôi

? Tại sao nói Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ?

- Gọi đại diện trả lời, nhận xét - Gv nhận xét chung, chốt kiến thức

? Nhận xét chung về lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

- Gv giảng, sơ kết toàn bài

- Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn.

- Xác lập trật tự thế giới mới đa cực , nhiều trung tâm.

- Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

- Nhiều khu vực xảy ra xung đột nội chiến, đe dọa nghiêm trọng hòa bình ở nhiều khu vực (Tây Á, châu Phi...).

-> Xu thế chung: Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển.

=> Lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã diễn ra với nhiều sự kiện lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ.

3. Hoạt đông vận dụng

? Chế độ XHCN ở Liên Xô và câc nước Đông Âu tan rã có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

? Những xu thế của thế giới ngày nay đã đặt ra cho nước ta những cơ hội và thách thức gì?

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Thường xuyên cập nhật những thông tin về tình hình thế giới hiện nay qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Học kĩ những nội dung đã học của phần lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chuẩn bị bài tiếp theo phần lich sử VN:

Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất + Nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp

+ Sự phân hoá trong xã hội VN, đặc điểm và thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp.

TUẦN 17

Ngày soạn: 4 -12- Ngày dạy: 11 -12-

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w