Phong trào cách mạng 1930-1931

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 95 - 98)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

HĐ 2: Phong trào cách mạng 1930-1931

- PP: Vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm, kể chuyện, trực quan, tường thuật

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

- Cho hs thảo luận theo tổ, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

? Em hãy nêu phong trào đấu tranh của công nhân ?

? Họ đấu tranh nhằm mục đích gì ?

? Nông dân đã vùng lên đấu tranh ở đâu ? Mục đích?

? Nhân ngày 1/5/1930 phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào ? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chốt kiến thức

? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931?

? Nhân dân đấu tranh dưới những hình

II- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh

1- Phong trào đấu tranh trên toàn quốc.

- Công nhân:

+ Tháng 2/1930 bãi công của công nhân đồn điền Phú Riềng.

+ Tháng 4/1930 công nhân dệt Nam Định, Nhà máy cưa Bến Thủy .... đấu tranh.

-> Đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt.

- Nông dân: Thái Bình, Hà Nam, Nghệ Tĩnh đấu tranh đòi giảm sưu thuế, chia lại ruộng công.

- Ngày 1/5/1930 phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ, lan rộng khắp toàn quốc và Đông Dương.

+ Xuất hiện truyền đơn, cờ đảng ..

+ Hình thức: Mít tinh, biểu tình, tuần hành.

2- Phong trào ở Nghệ Tĩnh:

* Diễn biến:

- Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt kết hợp giữa mục đích kinh tế và chính trị.

+ Hình thức: Tuần hành thị uy, biểu tình

thức nào ?

- Gv tường thuật diễn biến trên lược đồ+

kể chuyện

- Giới thiệu tranh, thơ ca về Xô viết NT

? Phong trào đấu tranh đã thu được kết quả gì ?

- Cho hs hoạt động theo cặp

? Nêu các đặc điểm của Chính quyền Xô Viết: người quản lý công việc ở thôn xã;

Hình thức chính quyền; Các chính sách về kinh tế - xã hội ?

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gọi hs đọc phần chữ nhỏ trong sgk.

? Tất cả những sự kiện trên em có thể kết luận gì về Xô Việt Nghệ Tĩnh ?

- Gv giảng, đánh giá

? Hoảng sợ trước phong trào của quần chúng và ảnh hưởng của Đảng, thực dân Pháp đã làm gì ?

? Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?

? Nhận xét chung về phong trào Xô Viết Nghệ- Tĩnh và phong trào cách mạng VN 1930- 1931?

- gv giảng, khái quát về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh

+ Quy mô: hàng ngàn, hàng vạn người + Tính chất: triệt để- đập tan được chính quyền tay sai ở làng xã

Mức độ ác liệt: P cho máy bay ném bom, nhiều người hi sinh, bị bắt, tù đày

- Quan hệ công – nông: gắn bó khăng khít

có vũ trang tự vệ tấn công chính quyền địch ở các địa phương.

* Kết quả:

- Chính quyền địch nhiều huyện, xã bị tê liệt, ran rã.

- Chính quyền Xô Viết ra đời ở 1 số huyện.

+ Các Chi bộ Đảng quản lí công việc ở thôn xã.

+ Chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết.

+ Các chính sách về kinh tế - xã hội- sgk -> Xô Việt Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng

(Chính quyền của dân, do dân, vì dân- chính quyền kiểu mới)

- Pháp tiến hành khủng bố cực kỳ tàn bạo, dùng các thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ và mua chuộc.

* ý nghĩa:

- Phong trào chứng tỏ tinh thần oanh liệt và Năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.

- Đảng CSĐD được rèn luyện và trưởng thành.

=> Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là cuộc tổng diễn tập đầu tiên, là bước chuẩn bị thứ hai cho cách mạng tháng Tám sau này.

trong đấu tranh; nông dân biểu tình ủng hộ công nhân; công nhân thành lập chính quyền Xô viết, mang lại quyền lợi cho nông dân...

3. Hoạt động luyện tập

?Trình bày ngắn gọn diễn biến phong tráo cách mang 1930-1931?

? Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ –Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

4. Hoạt động vận dụng

- Tường thuật phong trào Xô viết Nghệ –Tĩnh trên lược đồ?

- Em có đánh giá gì về chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tìm hiểu thêm về phong trào công- nông ở VN trong những năm 1930-1931, đặc biệt là phong trào Xô viết Nghệ –Tĩnh .

- Học kĩ nội dung bài và trả lời câc câu hỏi

- Chuẩn bị bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939 + Tình hình thế giới và trong nước

+ Mặt trận dân chủ Đông Dương và phog trào đấu tranh đòi tự do dân chủ + ý nghĩa cảu phong trào.

********************************************

Ngày soạn: 23 -1- Ngày dạy: 30 -1- Tiết 27- Bài 20:

CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939 I- Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hs biết được những tác động và ảnh hưởng của tình hình thế giới đến cách mạng nước ta.

- Trình bày được những chủ trương mới của Đảng ta và diễn biến các phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì này, ý nghĩa của phong trào.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh . So sánh các hình thức đấu tranh trong những năm 1930- 1931 với 1936- 1939 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

4. Năng lực, phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá, rót ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử

II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Tranh cuộc mít tinh ở khu đấu xảo Hà Nội, máy chiếu, phiếu học tập - Học sinh: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Tại sao nói Xô Viết - Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới ?

* Tổ chức khởi động

- Giáo viên chiếu một số hình ảnh về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933...

? Em có đánh giá gì về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với VN?

- Gv giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w